Lịch sử (25): Trịnh - Nguyễn phân tranh

I. Mục tiêu :

 Học xong bài này, học sinh biết :

 - Từ thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

 -Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên.

 - Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI - XVII

 - Phiếu học tập của HS.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử (25): Trịnh - Nguyễn phân tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử (25): TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH I. Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết : - Từ thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. -Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên. - Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI - XVII - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt độngdạy - học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Bài cũ Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi - Buổi đầu độc lập, thời Lý, Tần Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kỳ đó là gì? -Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê( thế kỷ XV) trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử nào tiêu biểu? -Em hãy kể lại một trong những sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê? Giáo viên nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới : Giáo viên giới thiệu, ghi đề * Hoạt động 1 :Sự sụp đổ của triều đại nhà Hậu Lê - Giáo viên dựa vào SGK và tài liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỷ XVI? -GV chốt: Vua quan ăn chơi sa đoạ, nhà Hậu Lê sụp đổ. *Hoạt động2 : Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam-Bắc triều -Hoạt động cả lớp Giáo viên giới thiệu cho HS về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam triều và Bắc triều -Hoạt động cá nhân: +Mạc Đăng Dung là ai? +Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì? +Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? +Vì sao có chiến tranh Nam Bắc triều? +Chiến tranh Nam Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào? * Hoạt động3 :Chiến tranh Trịnh -Nguyễn *Giáo viên cho HS trả lời các câu hỏi + Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh Nguyễn? +Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh Nguyễn ? + Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ra sao? * Giáo viên chốt ý: Vậy là hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước thành hai miền Nam- Bắc. *Hoạt động4 :Đời sống nhân dân ở thế kỷ XVI Hoạt động cá nhân Giáo viên cho cả lớp thảo luận các câu hỏi: -Chiến tranh liên miên đời sống nhân dân ta như thế nào? - Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra và mục đích gì? -Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì? * Giáo viên tổ chức cho HS trao đổi để đưa ra kết luận + Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau + Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt. 3 Củng cố dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong Học sinh trả lời Học sinh đọc thầm SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời: +Vua bày trò ăn chơi xa xỉ +bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện +Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là vua quỷ, vua Lê Tương Dực là vua lợn +Quan lại triều đình đánh giết lẫn nhau tranh giành quyền lực. Học sinh lắng nghe -Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê. -Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều. -Nam triều là triều đình của họ Lê -Hai thế lực phong kiến Nam triều và Bắc triều tranh giành quyền lực với nhau gây nên cuộc chiến tranh Nam Bắc triều. -Chiến tranh Nam Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc. -HS làm việc theo cặp đôi. -HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung. -Vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chém giết lẫn nhau …. -Tranh giành ngai vàng -Đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ. Học sinh trả lời

File đính kèm:

  • docTrinh nguyen.doc