I/ Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó: quay quanh, trở lại, non nớt, tắm rửa, vòng rộng, vâng lời,nhận lỗi, văng lên, khẽ thưa.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ :hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ .
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng thật thà, dũng cảm .
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Tuần 30 Từ ngày 10/ 04 đến ngày 14/ 04 /2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n làm bài tập:
Bài 1:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Treo bức tranh vẽ một cây ăn quả, yêu cầu HS quan sát và kể tên các bộ phận của cây
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề.
+ Chia HS thành các 4 nhóm , mỗi nhóm thảo luận và tả 2 bộ phận của cây. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu thảo luận để điền vào giấy.Phát giấy và bút.
- Nhóm 1: Các từ tả gốc cây và ngọn cây:
- Nhóm 2: Các từ tả thân cây và cành cây:
- Nhóm 3: Các từ tả rễ cây và hoa:
- Nhóm 4: Các từ tả lá cây và quả:
+ Nhận xét và tuyên dương.
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Bạn trai đang làm gì?
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi – đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi 1 số cặp thực hành trước lớp.
+ 2 HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu “Để làm gì”
+ 2 HS làm bài tập 2
+Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu.
+ Kể tên các bộ phận của cây ăn quả.
+ Gồm các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
+ Thảo luận theo yêu cầu, sau đó các nhóm đưa ra kết quả bài làm:
- Gốc cây :to, sần sùi, cứng, ôm không xuể . . . - Ngọn cây :cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp, vươn cao, mập mạp. . .
- Thân cây: to, thô ráp, sần sỳi, gai gốc, bạc phếch, khẳng khiu, cao vút . . .
- Cành cây: khẳng khiu, thẳng đuột, gai gốc, phân nhánh, cong queo, um tùm, toả rộng . . .
- Rễ cây: cắm sâu vào lòng đất, nổi lên trên mặt đất, kì dị, sần sùi, dài, uốn lượn . . .
- Hoa: rực rỡ, thắm tươi, đỏ thắm, vàng rực, khoe sắc, ngát hương . . .
- Lá: mềm mại, xanh mướt, xanh non, cứng cáp, già úa, khô . . .
- Quả: chín mọng, to tròn, căng mịn, chi chít, đỏ ối, ngọt lịm. ngọt ngào . . .
+ Nhận xét các nhóm bạn.
+ Đọc đề bài.
+ Bạn gái đang tưới nước cho cây.
+ Bạn trai đang bắt sâu cho cây.
Bức tranh 1:
Bạn gái đang tưới nước cho cây để làm gì?
Bạn gái đang tưới nước cho cây để cây không bị khô héo/để cây xanh tốt/để cây mau lớn.
Bức tranh 2:
Bạn trai đang bắt sâu cho cây để làm gì?
Bạn trai đang bắt sâu cho cây để cây không bị sâu, bệnh./để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.
+ Gọi HS nhận xét chữa bài.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
Em có thích các loài vật không? Vì sao? GD HS.
Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
CB bài tuần 30
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỦ CÔNG :
LÀM CON BƯỚM (T1).
A/ MỤC TIÊU
HS biết cách làm con bướm bằng giấy thủ công.
Làm được con bướm.
Có hứng thú làm đồ chơi. Rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS .
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC
Mẫu con bướm bằng giấy .
Qui trình làm con bướm có hình vẽ minh họa .
Giấy thủ công đủ màu,hồ kéo , bút chì , thước kẻ .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ GV nhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Hướng dẫn quan sát nhận xét:
+ Giới thiệu con bướm bằng giấy ( hình mẫu)
+ Con bướm được làm bằng gì?
+ Con bướm có những bộ phận nào?
+ GV gỡ 2 cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông.
Nhắc lại tựa bài
+ Bằng giấy màu thủ công.
+ Thân, cánh, râu . .
3/ Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp và cắt giấy.
Bước 2: Gấp cánh bướm.
Bước 3: Buộc thân bướm.
Bước 4: Làm râu bướm.
+ Cho nhắc lại các bước thực hiện
* Thực hành:
+ Cho HS thực hành gấp và cắt cánh bướm
+ Nhận xét sửa chữa
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô và 1 tờ 10 ô.1 tờ giấy hình chữ nhật dài 12 ô, rộng ½ ô để làm râu bướm.
+ Theo dõi và làm theo
+ Theo dõi và làm theo
+ Theo dõi và làm theo
+ Nhắc lại
+ Thực hành gấp, cắt cánh bướm.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Nhắc lại các bước thực hiện.
Nhận xét về tinh thần học tập của HS. Nhận xét chung tiết học.
Dặn HS về nhà tập luyện thêm và chuẩn bị để học tiết sau.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI CHIA VUI – CÂU HỎI.
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lại lời chia vui cùng người khác bằng lời của mình.
Biết nghe kể và trả lời câu hỏi về chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ.
Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng thực hành hỏi – đáp lời cảm ơn theo các tình huống bài tập 1 tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
+ Gọi 1 HS đọc tình huống 1.
+ Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn em có thể nói như thế nào?
+ Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao?
+ Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài
+ Gọi 1 số lên bảng trình bày.
+ Nhận xét
Bài 2 :
+ Yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn xác định yêu cầu sau đó kể chuyện 3 lần.
+ 2 HS thực hành.
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
+ Đọc các tình huống.
+ 1 HS đọc lại tình huống 1.
+ Nhiều HS được lên thực hành nói.
+ Nhận xét .
+ Nhiều HS được nói lời đáp lại.
+ 2 HS lên bảng thực hành nói và đáp lại
+ HS làm việc theo nói và đáp trước lớp .
+ 3 đến 5 cặp HS trình bày
+ Nhận xét.
+ Đọc đề bài
Sự tích hoa dạ lan hương
Ngày xưa, có một ông lào thấy một cây hoa bị vứt lăn lốc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
Hoa bèn xin Trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan.
Theo Trần Hoài Dương
+ Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
+ Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
+ Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
+ Vì sao trời lại ban cho hoa có hương vào ban đêm?
+ Yêu cầu HS hỏi đáp theo các câu hỏi trên
+ Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
+ Nhận xét ghi điểm.
+ Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
+ Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
+ Cây hoa bèn xin Trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
+ Trời ban cho hoa có hương về ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
+ Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về nhà thực hành nói và đáp lời chia vui lịch sự, văn minh. Viết về một loài cây ăn quả mà em thích.
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỂ DỤC : BÀI 58
A/ MỤC TIÊU :
Tiếp tục học trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”.Yêu cầu biết cách chơi, biết đọc vần điệu và tham gia chơi có kết hợp vần điệu ở mức độ ban đầu.
Ôn Tâng cầu.Yêu cầu thực hiện đúng động tác và số lần tâng cầu liên tục nhiều hơn giờ trước.
B/ CHUẨN BỊ :
Địa điểm: Sân trường.
Phương tiện : 1 còi , mỗi HS chuẩn bị một quả cầu.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ Yêu cầu tập hợp thành 4 hàng dọc. GV phổ biến nội dung giờ học. ( 1 p)
+ Xoay các khớp cổ tay, chân, hông, đầu gối .
+ Xoay cánh tay, khớp vai
+ Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 90 – 100m.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 1 p
+ Ôn 4 động tác: tay, chân, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
II/ PHẦN CƠ BẢN:
* Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”:8 – 10 phút.
+ GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
+ Hướng dẫn HS học vần điệu 1 – 2 lần, sau đó cho trò chơi có kết hợp vần điệu 1 đến 2 lần
* Tâng cầu : 8 – 10 phút.
+ GV nêu tên trò chơi, làm mẫu cách tâng cầu.
+ Chia tổ cho Các tổ tự chơi.Từng HS tâng cầu bằng vợt gỗ hoặc bảng nhỏ.
III/ PHẦN KẾT THÚC:
+ Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
+ Một số trò chơi thả lỏng
+ Cúi đầu lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng
+ GVhệ thống ND bài và yêu cầu HS nhắc lại.
+ GV nhận xét tiết học – Dặn về nhà ôn lại bài,chuẩn bị tiết sau.
+ Lớp trưởng điều khiển tập hợp .Lắng nghe
+ HS thực hiện .
+ HS thực hiện theo yêu cầu
+ Cả lớp cùng thực hiện.
+ Thực hiện theo nhịp hô của lớp trưởng.
+ Thực hiện theo sự hướng dẫn .Cả lớp thực hiện chơi theo tổ.
+ HS thực hiện theo yêu cầu .
+ Chú ý lắng nghe.
+ Cả lớp cùng học cách đọc vần điệu để thực hiện
+ Nghe và quan sát để thực hiện
+ Thực hiện chơi theo tổ, tổ trưởng điều khiển
+ Thực hiện
+ Thả lỏng cơ thể.
+ Thực hiện.
+ Lắng nghe.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 30.doc