I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng chung ,đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà.
- Biết cách vẽ con gà.
- Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích.
*Vẽ được hình dáng một vài con gà và tô màu theo ý thích .
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Tranh ảnh con vật (gà).
- Hình hướng dẫn cách vẽ Con gà.
- Bài học sinh trước.
Học sinh:
- Con vật.
- Vở tập vẽ 1, màu vẽ, bút chì, sáp màu
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng môn Mỹ thuật Tuần 19 ( Từ 4 đến 8 / 1 / 2010 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M GIỜ RA CHƠI
I/Mục tiêu:
Học sinh hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.
Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi.
Vẽ được tranh theo ý thích.
*Sắp xếp hình vẽ cân đối,rõ nội dung đề tài,màu sắc phù hợp.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
Bài vẽ của học sinh năm trước.
Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút vẽ, màu vẽ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
5’
5’
20’
2’
1’
1’
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:Vẽ màu vào hình có sẵn
Kiểm tra vài học sinh chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a. Tìm chọn nội dung đề tài:
- Giới thiệu tranh:
Giờ ra chơi sân trường như thế nào:
- Có những hoạt động nào?
- Quang cảnh sân trường giờ ra chơi như thế nào?
b. Cách vẽ tranh:
- Vẽ những hình ảnh nào?
- Hình dáng của các bạn được vẽ ở những tư thế nào?
- Nêu các bước vẽ tranh:
- Giới thiệu bài nặn học sinh trước
c. Thực hành:
-Gợi ý các em tìm ra nội dung để thể hiện.
- Quan sát học sinh làm bài và hướng dẫn các em.
*HS có năng khiếu
d. Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp rõ nội dung.
- Chọn ra sản phẩm đẹp, nhận xét.
- Chấm điểm, động viên các em.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Hoàn thành bài, quan sát cái túi xách.
HS nộp bài cho GV kiểm tra .
Nhắc tựa.
Xem tranh và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
- Sân trường nhộn nhịp nhiều hoạt động vui chơi diễn ra của các em học sinh như: đá cầu, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, ô quan….
- Quang cảnh sân trường có cây có hoa, có những chí chim hót líu lo như cùng muốn chơi vui với các em.
Hoạt động nhóm. Thảo luận và nêu câu hỏi:
- Chọn một trong các trò chơi của các bạn để vẽ. Cùng hình ảnh góc sân trường.
- Các bạn với nhiều tư thế khác nhau: như đứng, cúi, đi, chạy…
-Vẽ hình ảnh chính trước, các hình ảnh phụ vẽ sau, vẽ cân đối với tờ giấy.
- Vẽ màu tươi sáng có độ đậm nhạt.
Quan sát bài và tìm ra cách vẽ cho bài của mình.
Vẽ bài theo nhóm.
*Sắp xếp hình vẽ cân đối,rõ nội dung đề tài,màu sắc phù hợp.
Cùng giáo viên nhận xét bài.
Nhận xét tiết học.
Tiết 19 MĨ THUẬT
Lớp 3
VTT: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
- Học sinh biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
* Chọn sắp xếp hoạ tiết cân đối,phù hợp vơi hình vuông,tô màu đều rõ hình chính phụ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm len, túi xách…
Một số bài trang trí hình vuông của học sinh lớp trước.
Bài trang trí ở bộ đồ dùng dạy học.
Hình gợi ý cách trang trí hình vuông
Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Màu vẽ các loại.
III. Lên lớp:
Tg
Hoạt động GV
Hoạt đôïng HS
1'
2'
5’
5’
20’
2’
1'
1’
1. Ổn định:Hát
2. Bài cũ: Vẽ lọ hoa
Kiểm tra vài học sinh chưa hoàn thành ở tiết trước .
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a, Quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông.
- Cách sắp xếp trang trí hình vuông như thế nào?
- Cách vẽ màu như thế nào?
b/ Cách trang trí hình vuông:
Nhận xét cách nêu của học sinh và kết luận cách trang trí.
- Vẽ hình vuông.
- Kẻ các đường trục.
- Vẽ hình mảng.
- Vẽ hoậ tiết cho phù hợp với các mảng.
- Vẽ màu.
-Cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước.
c. Thực hành:
- Hướng dẫn cách vẽ màu.
- Không dùng quá nhiều màu.
- Vẽ màu hoạ tiết chính trước.
- Có đậm nhạt cho rõ trong tâm.
* HS có năng khiếu
d/ Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm .
- Nhận xét về cách vẽ hoạ tiết
- Bố cục, hình dáng, cách vẽ màu.
- Tuyên dương các em.
4. Củng cố:
- Qua bài học chúng ta có ý tưởng gì về trang trí đồ vật riêng cho mình không?
- Nhận xét tiế học.
5. Dặn dò:Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ngày tết và lễ hội.
Lấy đồ dùng học tập.
Nhắc tựa.
Quan sát và trả lời câu hỏi.
Cách sắp xếp bằng hoạ tiết:
- Hoạ tiết lớn ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và ở xung quanh.
- Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và cùng một màu.
- Màu vẽ rõ ở trọng tâm, màu vẽ có đậm có nhạt.
Hoạt động nhóm và tìm ra cách vẽ.
Nêu cách vẽ, nhận xét.
Quan sát bài, vẽ bài.
- Vẽ vừa với phần giấy vẽ màu phù hợp.
- Vẽ bài.
* Chọn sắp xếp hoạ tiết cân đối,phù hợp vơi hình vuông,tô màu đều rõ hình chính phụ.
- Trình bày sản phẩm và tìm ra bài vẽ đẹp em thích.
-Tuỳ HS trả lời
Nhận xét bài và nhận xét tiết học.
Tiết 19 MĨ THUẬT
Lớp 4
TTMT:XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ Mục tiêu:
Học sinh hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghê thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
Học sinh yêu quí có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
* Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II/ Đồ dùng:
Giáo viên :
SGK, SGV. Một số tranh dân gian chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và hàng trống
Học sinh:
- SGK, sưu tầm thêm tranh dân gian..
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
30’
2’
1’
1. Ổn định:Hát
2. Bài cũ:Vẽ tĩnh vật lọ hoa và quả .
Kiểm tra vài học sinh chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét .
3. Bài mới:
Giới thiệu bài ghi tựa.
a. Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian:
- Tranh dân gian đã có từ lâu đời là một trong những di sản quí của Mĩ Thuật Việt Nam. Trong đó tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh và Hàng Trống (Hà Nội) là hai dòng tranh tiêu biểu.
- Vào mỗi dịp tết đến xuân về nhân dân thường treo tranh dân gian nên còn được gọi là tranh tết.
- Giới thiệu cách làm tranh.
- Xem tranh dân gian Đông Hồ và Hàng trống.
- Hãy kể tên tranh Đông Hồ và Hàng trống mà em biết?
* Xem tranh SGK: Lí ngư vọng nguyệt.
- Nêu tên tranh?
- Tranh có xuất sứ từ đâu?
- Có những hình vẽ nào trong tranh?
- Tranh vẽ bằng những màu nào?.
* Tranh cá chép ( tương tự)
- Hai bức tranh có gì giống và khác nhau?
Tóm tắt: Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con nhiều cháu….
- Bố cục chặt chẽ có hình ảnh phụ làm rõ nội dung.
- Màu sắc tươi vui trong sáng.
d. Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét tiết học, khen những em có nhiều ý kiến xây dựng baì.
5. Dặn dò:
Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội của Việt Nam.
HS nộp bài cho GV kiểm tra.
Nhắc tựa.
Quan sát, nhận xét.
- Đọc bài trong sách .
- Tranh bà Triệu, tranh đấu vật, ngũ hổ, chăn trâu thổi sáo.
-Có từ lâu đời .
-Cá chép vờn bóng trăng .
-Màu phẩm nhuộm.
-Cá chép to cùng đàn cá nhỏ, ông trăng, rong rêu…..
Tiết 19 MĨ THUẬT
Lớp 5
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT,LỄ HỘI, MÙA XUÂN
I/ Mục tiêu:
-Hiểu đề tài về ngày tết, lễ hội và mùa xuân .
-Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết ,lễ hộivà màu xuân.
-Vẽ được tranh về ngày Tết hoặc lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
* Sắp xếp hình vẽ cân đối,biết chọn màu ,vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, SGV, sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
Một số bài vẽ của học sinh lớp trước về đế tài này.
Tranh về ngày tết lễ hội và mùa xuân. Bộ đồ dùng dạy học.
Học sinh:
- Tranh ảnh về đề tài này.
- SGK, giấy vẽ hoặc vở thực hành, chì tẩy, màu vẽ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
4’
4’
20’
2’
1’
1’
1. Ổn định:Hát
2. Bài cũ: Trang trí hình chữ nhật .
Kiểm tra vài học sinh chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét .
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a.Tìm chọn nội dung đề tài:.
- Giới thiệu tranh đề tài.
- Không khí ngày tết và lễ hội như thế nào?
- Những hoạt động nào diễn ra trong ngày đó?
- Có những hình ảnh và màu sắc nào trong ngày hội?
b. Cách vẽ tranh:
- Gợi ý học sinh một số nội dung vẽ.
- Hãy nêu cách vẽ tranh?
- Giới thiệu một số bài vẽ của học sinh trước.
Nhận xét.
c. Thực hành.
- Khuyến khích học sinh vẽ màu tươi sáng, không khí tươi vui.
- Hướng dẫn các em từng bước.
- Quan sát và hướng dẫn các em.
d. Nhận xét, đánh giá.
Treo bài theo nhóm.
- Cùng học sinh nhận xét xếp loại bài.
- Nhận xét cách chọn và sắp xếp hình ảnh.
- Cách vẽ hình.
- Khen khích lệ các em.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Quan sát các đồ vật như hoa quả..
HS nộp bài cho GV kiểm tra.
Nhắc tựa
- Quan sát, nhận xét:
- Rất vui vẻ và nhộn nhịp.
- Múa lân, múa rồng, các trò chơi dân gian: đua ngựa, ném còn, múa sập….
- Mọi người vui vẻ chơi vui.
- Màu sắc tươi sáng, rực rỡ (có đậm, có nhạt…
- Vẽ hình ảnh chính trước.
- Vẽ thêm hình ảnh khác cho sinh động (nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa…)
-Vẽ màu tươi sáng, rực rỡ (có đậm, có nhạt…)
- Quan sát và tìm ra cách vẽ cho bài của mình.
- Vẽ bài theo nhóm.
- Nộp bài, nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
Tổ trưởng bộ môn kí duyệt tuần 19
Dương Thị Yêm
File đính kèm:
- GAMT Tu L1 den L5 T19 co hinh.doc