I . Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái và vẽ đẹp của con gà
- +HS biết cách vẽ con gà.
+Vẽ được con gà và vẽ màu theo ý thích
- Giáo dục các em biết chăm sóc bảo vệ con vật nuôi.
II . Chuẩn bị :
1/Giáo Viên:
- Tranh hướng dẫn các bước vẽ
- Bài vẽ của học sinh các năm trước
- Hình nộm gà mái và gà chống
2/ Học Sinh :
- vở vẽ , bút chì, gôm, màu vẽ
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Môn Mĩ thuật khối Tiểu học Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc tập của HS
2/Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới.
- Ghi tên bài
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
- GV cho HS xem 1 vài bài trang trí hình vuông về:
- Cách sắp xếp họa tiết
- Họa tiết lớn thường ở giữa (họa tiết chính)
- Họa tiết nhỏ ở 4 góc xung quanh (họa tiết phụ )
- Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ màu giống nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Gv vẽ và hướng dẫn trên bảng
- Vẽ khung hình vuông
- Vẽ các đường trục
- Vẽ hình mảng theo ý thích
- Vẽ họa tiết cho phùï hợp với các mảng (tròn, vuông, tam giác, hoa, lá)
- Mời HS nhắc lại các bước vẽ.
- GV khẳng định, bổ sung
- Vẽ họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau
- Vẽ màu hài hòa, không vẽ quá nhiều màu
- Vẽ cần làm nổi bật họa tiết chính
- Màu cần hài hòa có đậm, nhạt
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Trước khi thực hành cho các em xem tranh vẽ của HS năm trước.
- GV cho HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn
- Nhắc HS tô màu không lem
>ĐVHSKG:Yêu cầu các em chon, sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính phụ
- Quan tâm giúp đỡ HS khuyết tật, HS không có năng khiếu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung tiết học
Dặn dò
-Em nào chưa làm bài song về nhà tiếp tục hoàn thành
-Về nhà chuẩn bị bài mới
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
- Chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- Quan sát
- Chú ý lắng nghe, quan sát
- HS quan sát, lắng nghe
- 1 HS nhắc lại
- HS khác nhận xét,bổ sung
- Chú ý lắng nghe
- Xem và rút ra bài học cho bản thân
- HS thực hành
- HSKGTH
-HS cùng GV chọn bài
-HS nhận xét
- Chú ý lắng nghe
-HS về nhà vẽ
-HS về nhà chuẩn bị
Lớp 4
BÀI: thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN VN
IMỤC TIÊU :- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN thông qua nội dung và hình thức.
-Tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN .
- HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : SGK , SGV ; 1 số tranh dân gian , chủ yếu là tranh Đông Hồ và Hàng Trống
Học sinh :SGK , Tranh dân gian
IIIHOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới.
- Ghi tên bài
Hoạt động 1:Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian
-Giới thiệu hai dòng tranh dân gian :Đông Hồ(Bắc Ninh) và Hàng Trống(Hà Nội).
+Tranh Đông Hồ: chất liệu giấy điệp in trên bản khắc gỗ, dùng màu thiên nhiên.
+Tranh Hàng Trống: chỉ in nét viền trên bản gỗ rồi vẽ màu, màu ở đây là phẩm nhuộm
-Đề tì tranh phong phú: lao động sản xuất; lễ hội; phê phán cái xấu; ca ngợi các vị anh hùng; thể hiện ước mơ..
-Tranh dân gian có giá trị nghệ thuật cao.
-Cho hs xem một số tranh dân gian.
-Yêu cầu hs nêu tên các tranh mà hs biết.
-Ngoài ra em còn biết dóng tranh dân gian nào nữa?
-Yêu cầu hs xem tranh và nêu tên, xuất xuất, hình vẽ, màu sắc.
-Tranh dân gian thường thể hiện: những ước mơ cuộc sống, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu..
+Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, phụ làm rõ nội dung.
+Màu sắc tươi vui.
Hoạt động 2:Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống)và Cà Chép (Đông Hồ)
-Yêu cầu hs quan sát tranh trang 45 SGK và gợi ý:
+Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
+Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?
+HÌnh ảnh nào là chính trong hai bức tranh trên?
+Hình ảnh phụ trong hai bức tranh trên được thể hiện ở đâu?
>ĐVHSKG:ĐCH:Em hảy chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em thích?
- GV khẳng định, bổ sung
-Giống nhau:Hình cá chép thân uốn lượn, bơi uyển chuyển, sống động.
- Khác nhau:
+Cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt; màu chủ đạo là màu xanh êm dịu.
+Cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét dứt khoát, khoẻ khoắn, màu chủ đạo là màu nâu đỏ, ấm áp.
-Đây là hai bức tranh đẹp của làng tranh dân gian Việt Nam.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh gía
-Nhận xét, tuyên dương hs có nhiều ý kiến đóng góp.
-Cho hs xem tranh nếu còn thời gian
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
- Học sinh nghe giảng.
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- Chú ý lắng nghe
-Quan sát.
-Trả lời câu hỏi
- HSKGTL
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Chuẩn bị cho bài sau
Lớp 5
Bài: vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I.MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- +Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Vẽ được tranh đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số tranh, ảnh về ngày hội, lễ Tết và mùa xuân.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Tranh, ảnh về lễ hội, ngày Tết và mùa xuân của các hoạ sĩ.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
- Bút chì màu, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong.
H. Em hãy nêu các bước trang trí hình chữ nhật ?
H. Hình chữ nhật thường được trang trí vào những đồ vật nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Bài mới:
- giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng cách dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài,từ câu trả lời của HS,GV dẫn vào bài mới.
- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, gợi ý cho học sinh nhận thấy.
- Em hãy kể tên một số ngày hội trong năm mà em biết?
- Các ngày đó thường diễn rathế nào?
- Ngày Tết thường diễn ra các hoạt động gì?
- Em hãy kể một số hoạt động diễn ra trong ngày Tết?
- Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân diễn ra như thế nào?
- Học sinh quan sát một số hình, ảnh về hoạt động ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV gợi ý: Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân rất phong phú, có thể vẽ tranh phong cảnh; chợ Tết; vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình mình đón xuân; vẽ các hoạt động vui chơi, giải trí ở khu công viên,...
- Cảnh diễn ra dưới khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý thêm một số nội dung để vẽ tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Cảnh vườn hoa, công viên hay cảnh chợ hoa ngày Tết.
+ Những hình ảnh ngày Tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,...những hoạt động trong ngày tết như: đi chúc ông bà, đi công viên, đi lễ chùa,...trò chơi trong ngày lễ như: chọi gà, đấu vật hay kéo co,...
- Tìm chọn nội dung phù hợp.
- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung có nhiều hình ảnh sinh động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh nhà cửa, cây cối,...
- Tìm màu sắc thích hợp, dùng màu sắc theo ý thích, màu tươi sáng thể hiện được nội dung ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở.
- Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động diễn ra của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ.
- Vẽ hình rõ các hình dáng người khác nhau.
- Chú ý đến hình dáng chung của hình chính.
>ĐVHSKG:Yêu cầu các em sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
+ Tô màu kín hình đều và đẹp, màu sắc sinh động làm rõ nội dung.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
-Em nào chưa làm bài song về nhà tiếp tục hoàn thành
-Về nhà chuẩn bị bài mới
- Chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
- Học sinh nghe giảng.
- HS đọc tựa bài theo tuần tự đến khi GV ghi tựa bài song
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
-Trả lời câu hỏi
-Quan sát
- Học sinh tìm hiểu các hoạt động.
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.
- Chọn nội dung phù hợp với khả năng.
- Học sinh nhớ lại hình ảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, chọn nội dung vẽ bài.
- HSKGTH
-HS cùng GV chọn bài
-HS nhận xét
-HS về nhà vẽ
-HS về nhà chuẩn bị
File đính kèm:
- dfuyao9uer9talfjgoreit[rkdlg;kmfdlkhgo9ae (10).doc