I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II/ĐDDH: Tranh, câu khó, đoạn văn HD luyện đọc diễn cảm
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Lớp 5 Tuần 27 (Từ ngày:10/3/2014 – 14/3/2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hớ
- Thảo luận và trả lời câu hỏi
a) + Từng thời kì của cây :cây chuối con – cây chuối to- cây chuối mẹ
+ Từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận
b) + Theo ấn tượng của thị giác - thấy hình dáng của cây, lá, hoa
+ Có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác
VD: xúc giác (tả độ trơn,bóng của thân) thính giác (tiếng khua của tàu lá khi gió thổi),vị giác (vị chát,ngọt của quả),khứu giác(mùi thơm của quả chín)
+ So sánh: tàu lá nhỏ xanh lơ dài như lưỡi mác…/các tàu lá ngả ra…như những cái quạt lớn/cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như 1 mầm lửa non.
+ Nhân hoá: Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc…/chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ./Cổ cây chuối mập tròn,rụt lại./Vài chiếc lá…đánh động cho mọi người biết…/các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn./Khi cây mẹ bận đơm hoa…/Lẽ nào nó đành để mặc…đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó/. Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa…
* ( Cá nhân )
- 1em đọc yêu cầu
- Quan sát tranh ảnh về cây, lá , thân, rễ, hoa,…
- Làm bài vào vở
-Vài em trình bày
Toán(T. 134):
THỜI GIAN
I/MỤC TIÊU:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ( cột 1, 2 ), bài 2.
II/ĐDDH: Bảng phụ.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Luyện tập
- Y/c HS làm BT1, 2 ( SGK/141 )
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1 : Hình thành cách tính thời gian
a) Bài toán1:
- Gọi HS đọc đề toán, trình bày lời giải bài toán.
- GV theo dõi HS thực hiện.
+ Để tính thời gian đi của ô tô ta làm cách nào?
- Y/c HS nhắc lại cách tính thời gian.
- Cho HS viết công thức: t = s : v
b) Bài toán2:
- Cho HS thảo luận làm bài.
* GV củng cố: v = s x t
s = v x t t = s : v
* GV lưu ý, khi biết hai trong ba đại lượng : vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính đại lượng thứ ba.
HĐ2 : Luyện tập
Bài 1/143:
- Gọi HS đọc đề
- Cho 2 HS nêu lại cách tính thời gian.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2/143:
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại cách tính thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 2 HS thực hiện y/c.
* ( Nhóm 2 )
- HS đọc yêu cầu đề toán và thảo luận giải
+ Thời gian ôtô đi là:
170 :42,5=4 (giờ)
Đáp số:4giờ
+ Lấy quãng đường chia cho vận tốc của ô tô đi được.
- Nhắc lại cách thực hiện về tìm thời gian
- Viết công thức.
* ( Nhóm 2 )
- Thời gian đi của ca nô là:
42:36=7/6 (giờ)
7/6 giờ=1giờ 10 phút
Đáp sô:1giờ 10 phút
* ( Cá nhân )
- 1 HS đọc đề
- HS nhắc lại cách tính thời gian.
- HS làm bài cá nhân
* ( Nhóm 2 )
- 1HS đọc đề
a) Thời gian đi của người đó là:
23,1 :13,2=1,75 giờ
1,75giờ=1giờ 45 phút
….
- HS nhắc lại.
Luyện từ và câu ( tiết 54 ):
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối,tác dụng của phép nối. Hiểu và nhân biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiên được yêu cầu của BT ở mục III.
II/ĐDDH: Phiếu bài tập
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: MRVT: Truyền thống
- Y/c HS làm BT 1 ( SGK/90 ).
2.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1: Nhận xét
Bài 1:
- Gọi 1 em đọc đề bài và đoạn văn
- Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
- Nhận xét, chốt ý.
Bài 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Y/c HS suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, chốt ý.
HĐ2: Ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
Bài1:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và 3 đoạn đầu.
- Hướng dẫn HS đánh số thứ tụ từng câu , sau đó thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét, chốt ý.
Bài 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và mẩu chuyện
- Y/c HS suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, chốt ý.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hiện y/c.
* ( Nhóm 2 )
-1 em đọc đề bài và đoạn văn
- Đọc lần lượt từng câu
- Từ hoặc: nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1
-Cụm từ vì vậy :nối câu 1 với câu 2
* ( Cá nhân )
-1 em đọc yêu cầu.
+ tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,…
- 2 em đọc ghi nhớ
* ( Nhóm 2 )
- 1 em đọc yêu cầu và 3 đoạn đầu
- Đánh số thứ tự từng câu, thảo luận làm bài, trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đoạn: nhưng nối câu 3 với câu 2
Đoạn2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1
+ rồi: nối câu 5 với câu 4
Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5,nối đoạn 2 với đoạn 3
+ rồi: nối câu 7 với câu 6
* ( Cá nhân )
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và mẩu chuyện
+ Từ “nhưng” dùng sai
+ thay từ :vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì,…
- Đọc lại mẩu chuyện vui
L.TIẾNG VIỆT : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Củng cố về:
- Thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Viết đoạn đối thoại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
1. Viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một loài cây (một cây hoa hoặc cây ăn quả, một loại rau, một cây có bóng mát,...) mà em yêu thích.
* Gợi ý:
– Chọn loài cây mà em thích : Cây đó là cây gì ? Được trồng ở đâu ?
– Tả nét nổi bật của các bộ phận của cây theo trình tự từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại), hoặc từ bộ phận nổi bật đến bộ phận ít nổi bật ; chú ý đến màu sắc, hương thơm (nếu tả cây hoa hoặc cây ăn quả), tán lá (cây có bóng mát), sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hoá,... để miêu tả cho sinh động.
- HS làm bài vào vở theo sự hướng dẫn của GV.
* Dàn ý mẫu:
a) Mở bài:
Ở trường em có rất nhiều loài cây bóng mát. Trong đó em thích nhất cây đa trồng ở góc sân.
b) Thân bài:
- Từ xa nhìn lại, cây như một chiếc ô xanh mát rượi.
- Đến gần mới thấy thân cây to, rắn chắc, mọc ra thành 2 nhánh như hai con rồng uốn vào nhau.
- Rễ nhô lên gồ ghề tạo ra những hình thù kì lạ. Đặc biệt, rễ còn mọc ra cả thân và cành, buông xuống như tấm rèm.
- Cành đan xen vào nhau, xoắn xuýt, nâng những tán lá xòe rộng, reo vui cùng chim chóc, chao lượn trong không gian.
- Lá to, hình bầu dục, xanh mướt, ánh sáng xuyên qua chỉ còn lại màu ngọc bích.
- Hoa màu vàng nhạt , nhỏ li ti như những ngôi sao.
- Quả đa nhở, màu vàng cam, tròn như hòn bi ve.
c) Kết bài:
Xuân sang, chim chóc đậu đầy cành, hót ríu rít nghe rất vui tai. Khi ra chơi, em thường đọc truyện cùng mấy bạn dưới gốc cây hoặc bóng mát. Em rất yêu cây đa này và sẽ nhắc nhở cùng các bạn nhỏ rằng: không bẻ cành, ngắt lá để cây luôn xanh tốt.
Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014
Tập làm văn ( tiết 54 ):
TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II/ĐDDH : Ghi sẵn đề bài
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: Ôn tập về tả cây cối
- Y/c HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước.
2.Bài mới:Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài
- GV ghi sẵn 5 đề bài
- Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Chọn 1 trong 5 đề để làm (HS tự nói đề mình chọn)
- GV giải đáp thắc mắc nếu có.
HĐ2: HS làm bài
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài
+ Chú ý tả theo trình tự
+ Cách dùng từ,câu hợp lí
+ Lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- GV theo dõi giúp đỡ
- Thu vở về nhà chấm
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc
- 1 em đọc đề bài
- HS nói đề bài mình chọn
- Lắng nghe
- HS làm bài vào vở
Toán (T.135):
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II/ ĐDDH: Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Thời gian
+ Muốn tính thời gian ta thực hiện như thế nào?
+ BT 2 ( SGK/142 )
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
- Cho HS làm bài cá nhân. GV theo dõi HS làm và nhận xét kết quả.
Bài 2:
- Cho HS đọc đề và xác định đề. GV theo dõi và cho HS làm cá nhân. GV giúp đỡ HS yếu. GV chấm một số bài và nhận xét chung.
Bài 3:
- Gọi 1 em lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở. GV sửa bài chung .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 2 HS thực hiện y/c
* ( Cá nhân )
- HS làm bài ở bảng lớp, vở.
S(km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
t(giờ)
4,3giờ
=4giờ 21phút
2 giờ
6 giờ
2,4giờ= 2giờ 24phút
* ( Cá nhân )
- HS làm bài ( vở, bảng lớp )
1,08m =108cm
Thời gian ốc sên bò:
108 : 12 = 9 phút.
* ( Cá nhân )
- HS làm cá nhân. HS sửa bài.
Thời gian đại bàng bay :
72 : 96 = 0,75giờ = 45 phút.
L.TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Củng cố về:
- Tính thời gian của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn BT
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
1. Hai thành phố A và B cách nhau 2169km. Một máy bay bay từ thành phố A thành phố tới B với vận tốc 964km/giờ. Hỏi sau bao lâu thì máy bay đến thành phố B?
2. Quãng đường từ Hà Nội đến Nam Định dài 90 km. Một xe máy khởi hành lúc 7giờ 30 phút, đi từ Hà Nội đến Nam Định với vận tốc 36km/giờ. Hỏi xe máy đến Nam Định lúc mấy giờ?
1. Cá nhân
Máy bay đến thành phố B vào lúc:
2169 : 964 = 2, 25 ( giờ )
2, 25 giờ = 2 giờ 15 phút
2. Nhóm 2
Số thời gian xe máy đi từ HÀ Nội tới Nam Định:
90 : 36 = 2, 5 ( giờ )
2, 5 giờ = 2 giờ 30 phút
Xe máy đến Nam Định vào lúc:
7 giờ 30 phút + 2 giờ 30 phút= 10 giờ
Sinh hoạt lớp (tuần 27):
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I.Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 27
- Phổ biến kết hoạch tuần 28
II. Nội dung thực hiện :
1/ Phần nhận xét của ban cán sự lớp.
2/ Nhận xét của giáo viên
a/ Công việc thực hiện tuần 27:
* Ưu điểm:
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực.
- Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ .
- Thực hiện nề nếp thể dục, ra vào lớp đúng giờ.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt.
* Tồn tại:
- Một số em còn làm việc riêng trong giờ học.
b/ Kế hoạch tuần 28:
- Thực hiện học tuần 28.
- Phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực.
- Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ .
- Thực hiện nề nếp thể dục ra vào lớp đúng giờ.
File đính kèm:
- tuan 27(1).doc