I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêmý thức tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 5 Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 - 4 Hs nêu.
+ Lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy.
+ Diện tích tp của HHCN là:
104 + 40 × 2 = 184(m2)
- 2 Hs nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- 1 HS nêu yêu cầu.
Bài giải
Diện tích xung quanh của HHCN đó là:
(5 + 4) × 2 × 3 = 54 (m2)
Diện tích toàn phần của HHCN đó là:
5 × 4 × 2 + 54 = 94 (m2)
Đáp số: 94 m2.
- 1 HS nêu yêu cầu.
Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(6 + 4) × 2 × 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 × 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204 dm2.
**********************
Luyện từ và câu:
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân-kết quả (ND Ghi nhớ).- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân-kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).
- HS khá, giỏi giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở bài tập 3, làm được toàn bộ BT4.
- Yêu thích sự phong phú của TV.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Đồ dùng dạy học. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS làm lại BT 3 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới.
2.1) Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài và ghi tên bài.
2.2) Bài mới.
a) Phần nhận xét.
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS:
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b) Ghi nhớ:
c) Luyện tâp:
Bài 1:
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3:
- Chữa bài.
Bài 4:
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài
- Học sinh nối tiếp trình bày.
Lời giải
- Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch/ nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
+ Vì … nên chỉ quan hệ nguyên nhân – KQ.
+ Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả.
- Câu 2: Thầy phải kinh ngạc/ vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
+ Vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân – KQ.
+ Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ nguyên nhân.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân,
Lời giải
- Các QHT: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, …
- Cặp QHT: vì … nên; bởi vì … cho nên; tại vì … cho nên; nhờ … mà;…
- 3 HS trình bày.
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Một số học sinh trình bày.
*VD về lời giải:
a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm HS trình bày.
*VD về lời giải:
a) Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi chưng (bởi vì) bác mẹ tôi nghèo.
- HS làm vào nháp.
*Lời giải:
a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.
b) Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu.
- HS làm vào vở rồi chữa bài.
**********************
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp ghi 3 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu… cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét bài kiểm tra.
2. Dạy – học bài mới.
2.1) Giới thiệu:
- Giới thiệu bài và ghi tên bài.
2.2) Bài mới.
a) Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
*) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài.
+ Bài viết bố cục đủ 3 phần, sử dụng câu, từ tương đối hợp lí.
* Những thiếu sót, hạn chế:
- Dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, viết bài chưa theo đúng bố cục.
- Một số em còn nhầm sang văn kể chuyện hoặc tường thuật.
*) Thông báo điểm.
b) Hướng dẫn HS chữa lỗi:
*) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
- Gọi HS lên chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
*) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
*) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Gọi HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- HS nghe
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại.
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
**********************
Kỹ thuật:
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.
II .Đồ dùng dạy – học:
- Một số tranh ảnh minh hoạ trong bài
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà?
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
2. Dạy – học bài mới.
2.1) Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu ghi đề bài
2.2) Bài mới.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu MĐ, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống
+ Kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và cách vệ sinh?
b) Vệ sinh chuồng nuôi
+ Chuồng nuôi có tác dụng gì trong việc nuôi gà?
+ Ý nghĩa của việc vệ sinh chuồng nuôi gà?
+ Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ ntn?
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
+ Dịch bệnh là gì?
+ Tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
3. Củng cố, dặn dò.
- Liên hệ - giáo dục HS qua bài học
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh học ở nhà.
- 2 HS trình bày
- HS nghe
- HS đọc mục 1 SGK
+ Làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
+ Những công việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt.
+ Nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó, gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, hô hấp và các dịch bệnh cúm gà, niu- cát - xơn, tụ huyết trùng...
+ Gồm máng ăn, máng uống.
+ Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh rơi vãi.
+ Cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn.
+ Bảo vệ gà không bị cáo, chồn, chuột cắn và che nắng, che mưa chắn gió cho gà.
+ Giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí.
+ Trong phân gà có nhiều khí độc ... sẽ làm cho không khí trong chuồng bị ô nhiễm. Gà hít phải dễ bị mắc bệnh về hô hấp.
+ Những bệnh do vi sinh vật gây ra và có khả nănh lây lan rất nhanh. Gà bị dịch thường bị chết nhiều.
+ Giúp gà không bị bệnh dịch.
**********************
Hoạt động tâp thể:
KIỂM ĐIỂM TUẦN 21
I. Mục tiêu:
- Nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, của lớp, nắm được kế hoạch tuần 22.
- Trung thực, thẳng thắn, mạnh dạn trong phê và tự phê trước tập thể lớp.
- Giáo dục cho học sinh có tinh thần phê bình và tự phê bình. Có ý thức xây dựng tập thể, sinh hoạt nghiêm túc, cố gắng trong học tập, chấp hành tốt nề nếp của lớp, của trường.
II. Nội dung sinh hoạt.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- HS ngồi theo tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình, chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
-> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Nề nếp học tập :............................................................................................................
- Về lao động:
- Về các hoạt động khác:
- Có tiến bộ rõ về học tập trong tuần qua : .....................................................................
* Nhược điểm:
- Một số em vi phạm nội qui nề nếp:...............................................................................
* - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần tới:
- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế, khắc phục nhược điểm.
- Phổ biến công việc chính của tuần 22
- Thực hiện tốt công việc của tuần 22
********************************************
File đính kèm:
- tuan 21 lop 5.docx