I.MỤC TIU :
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương & ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Biết đọc với giọng kể chậm ri , tình cảm ,bứơc đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Có ý thức trách nhiệm, trung thực & nghiêm khắc đối với những lỗi lầm của bản thân.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
- Hs : sgk ,xem trước bài .
106 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 4 Tuần 6, 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa bài và đọc bài.
- HS nhận xét
- HS quan sát
- HS tính & nêu kết quả
- Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
- Vài HS nhắc lại
- Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
- HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
- Vài HS nêu.
- HS làm bài vào nháp và phiếu học tập.
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài
- Một em lên bảng tt
- Lớp nêu hướng giải: muốn tìm được cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền cần tìm tổng cả 3 ngày
- HS sưả
Giải
Số tiền cả 3 ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
75 500 000 +86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000 (đ)
Đáp số: 176 950 000 đ
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng
- HS sửa bài & nêu:
a/ a +0 =0 + a = a
b/ 5 + a = a +5
c/ (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
- Thực hiện vào BC
.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Luyện từ và câu
Tiết 14: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tt)
I.MỤC TIÊU :
- Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng ,tên địa lí Việt Nam trong BT1 ,viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
- Biết viết tên riêng người ,tên địa lí Việt Nam.
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
- Bút dạ & 3 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ ghi 4 dòng của bài ca dao ở BT1
- Bản đồ địa lí Việt Nam cỡ to, vài bản đồ cỡ nhỏ + phiếu khổ to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2
- VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- Viết tên em & tên địa chỉ của gia đình; viết tên một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở thành phố của em.
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV nêu yêu cầu: bài ca dao sau có một số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả. Các em đọc bài, viết lại cho đúng các tên riêng đó.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- GV lưu ý: Hàng Hài là tên cũ của một đoạn phố từ ngã tư Hàng Trống đến ngã tư Phủ Doãn. Đoạn phố này bây giờ thuộc phố Hàng Bông.
Bài tập 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp. GV giải thích: trong trò chơi du lịch này, các em phải thực hiện nhiệm vụ:
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố của nước ta – Viết lại các tên đó cho đúng chính tả.
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam, thắng cảnh của nước ta – Viết lại các tên đó cho đúng chính tả.
- GV nhận xét
4.Củng cố - Dặn dò:
- Thu 10 bài chấm, nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Hát.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
- 2 HS lên làm trên bảng lớp
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập, đọc giải nghĩa từ Long Thành.
- Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng, sửa lại ở VBT
- 3 HS làm bài trên phiếu
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày – Đọc lần lượt dịng thơ, chỉ chữ cần sửa.
- HS nhận xét & sửa bài theo lời giải đúng : Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Mây,Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS nghe GV giải thích
- Các nhóm thi làm bài nhanh
- Đại diện nhóm dán kết quả bài làm trên bảng lớp, trình bày
- Cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận nhóm những nhà du lịch giỏi nhất – tìm được đúng, nhiều, nhanh tên các địa danh.
Đà Nẵng , Kiên Giang ,Huế , Bình Phước
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tập làm văn
Tiết 14: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.MỤC TIÊU :
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyệnđdựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- HS viết lại được câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng
- GD HS biết yêu quý các sản phẩm.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý & đề bài
- VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
4’
1.Ổn định
2.Bài cũ
- GV kiểm tra 2 HS: mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Các em đã được luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Từ hôm nay, các em sẽ học cách phát triển cả 1 câu chuyện theo đề tài, gợi ý. Trong tiết học này, cô sẽ giúp các em tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Các em hãy phát huy trí tưởng tượng & phát triển câu chuyện thật giỏi, hay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
- GV treo đề bài.
- GV đặt câu hỏi & gạch chân dưới những từ quan trọng của đề:
+ Đề bài yêu cầu làm gì?
+ Theo em kể theo trình tự thời gian là kể như thế nào?
+ Câu chuyện đó xảy ra vào lúc nào?
+ Nội dung của câu chuyện ấy là gì?
- Dựa vào đề bài & gợi ý vừa rồi, em hãy nêu lại những từ ngữ làm nổi bật đề bài (GV gạch trên bảng)
- GV chốt: Đề bài yêu cầu các em kể lại câu chuyện em đã gặp bà tiên trong giấc mơ theo đúng trình tự thời gian, nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
Nói – viết thành văn bản
- Để giúp các em thực hiện kể lại câu chuyện trên thật tốt, cô có 3 câu hỏi gợi ý sau đây để giúp cho các em làm bài tốt hơn (GV treo bảng phụ)
-Trước khi thực hiện 3 gợi ý này, các em hãy nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà các em đã được học & cho cô biết những nhân vật như thế nào mới được bà tiên tặng thưởng điều ước? Gặp trong hoàn cảnh nào?
- GV chốt: Hoàn cảnh & người tốt mới được 3 điều ước. Giữa điều ước & hoàn cảnh gặp bà tiên có mối liên hệ gì?
- Khi các em thực hiện 3 điều ước cũng phải gắn với hoàn cảnh phù hợp nhất định. Để giúp các em dễ làm bài cô mời 1 bạn đọc gợi ý 1.
- GV lưu ý: Việc đầu tiên khi kể câu chuyện này là các em phải nói rõ hoàn cảnh mình được gặp bà tiên & sau đó cho biết lí do vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước. Bây giờ cô mời 1 bạn đọc tiếp gợi ý 2: Vậy khi được bà tiên cho 3 điều ước thì em sẽ ước điều gì?
- GV chốt: Như lúc đầu cô đã nói, khi kể 3 điều ước thì điều ước này phải phù hợp với hoàn cảnh mà các em đã nêu ở gợi ý 1.
- Cô mời 1 bạn đọc tiếp gợi ý 3
- GV chốt: Như vậy các em đã biết cách kể lại câu chuyện. Bây giờ hãy đọc thầm lại các gợi ý & cho cô biết gợi ý này đã giúp các em kể theo trình tự thời gian hay chưa? Giải thích?
- GV kết luận: Việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau đó chính là kể chuyện theo đúng trình tự thời gian.
- GV giúp đỡ HS yếu
4.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Hát
- HS đọc
- Nghe.
- 2 HS đọc to đề bài
- … trình tự thời gian
- sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.
- …… giấc mơ
- …… bà tiên cho em 3 điều ước
- HS nêu lại các từ ngữ làm nổi bật đề bài
- HS đọc to 3 yêu cầu
- HS nêu: nhân vật là người tốt, nhân hậu, hoàn cảnh khó khăn, khi làm được việc tốt.
- Hoàn cảnh khó khăn, khi làm được việc tốt.
- 1 HS đọc to gợi ý 1
- HS đọc to gợi ý 2
- 1 HS đọc to gợi ý 3
- Rồi. Vì sự việc bắt đầu là gặp bà tiên, được bà tiên cho 3 điều ước & em thực hiện ước mơ đó, cuối cùng là khi thức giấc.
- HS viết vắn tắt vào vở nháp
- 3 HS nêu
- HS tập kể trong nhóm (nhóm tư)
- Đại diện vài em kể thi đua trước lớp
- HS viết bài văn hoàn chỉnh vào vở (không cần nhất thiết phải cả lớp xong)
- 2 HS đọc bài làm
- HS nhận xét
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
1. Cho HS bắt bài hát yêu thích, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:
2, Các tổ báo cáo: (T1: T2: T3: T4)
3. Sao đỏ báo cáo xét thi đua của lớp trong tuần.
4. Lớp trưởng đánh giá , nhận xét hoạt động của lớp, triển khai kế hoạch tuần tới
5. GV nhận xét đánh giá nhận xét chung từng hoạt động của lớp
a, Học lực:
* Tuyên dương:
* Phê bình:
b, Hạnh kiểm:
*Tuyên dương
* Phê bình:
c, Văn thể mỹ:
* Tuyên dương:
* Phê bình:
6, Hướng dẫn tổ chức các hoạt động, xác định và phân công nhiệm vụ trong tuần tới:
a, Học lực:
b, Hạnh kiểm:
c, Văn thể mỹ:
7. Hướng dẫn một bài hát mới hoặc một trò chơi mới:
Hướng dẫn
File đính kèm:
- giao an lop 4.doc