I/ Mục tiêu :
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo (TLCH trong SGK)
2.Kĩ năng :- Đọc thành thạo ,và TLCH tích cực .
b/ Kể chuyện
1.Kiến thức : Kể lại được từng đoạn câu chuyện
2.Kĩ nang: Kể được câu chuyện
* HS khá giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện
3.Thái độ :học sinh luơn biết chuẩn bị mọi thứ trước khi làm
* KNS: Tự nhận thức giá trị bản thân ,lắng nghe tích cực, tư duy phê phán,kiểm soát cảm xúc.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 3 Tuần 28 Năm 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời.
+Ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời…
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
-Ý kiến đúng là:
1.Theo em, Mặt Trời có các vai trò như:
+Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài.
+Cung cấp ánh sáng để con người và cây cối sinh sống.
2.Ví dụ chứng minh vai trò của Mặt Trời là:
+Mùa đông lạnh giá nhưng con người vẫn sống được là nhờ có Mặt Trời cung cấp nhiệt, sưởi ấm, đảm bảo sự sống.
+Ban ngày không cần thắp đèn, ta cũng có thể nhìn thấy mọi vật là do được Mặt Trời chiếu sáng.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-1 đến 2 HS nhắc lại ý chính.
+Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp.
+Chiếu sáng mọi vật vào ban ngày.
+Dùng làm điện, làm muối,……
-HS cả lớp nhận xét bổ sung.
Học sinh tham gia thảo luận
Học sinh nghe
-Quan sát lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn :17/3/2013 Thứ sáu, ngày 29tháng 3 năm 2013
Ngày dạy :29/3/2013
Toán
Đơn vị đo diện tích , Xăng-ti- mét vuông.
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức : 1.1 Biết đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
1.2 Biết đọc ,viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
2.Kĩ năng : Học sinh đọc, viết, làm các bài tốn liên quan về đơn vị
3.Thái độ : Học sinh biết ứng dụng vào thực tế
II/ Đồ dùng học tập:
-Bảng phụ ghi nội dung bài tập
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định lớp(2)
2- Kiểm tra bài cũ (3’)
Gọi HS lên bảng
-GV nhận xét – ghi điểm
3- Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông: (10’) (GQMT 1.1)
-Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: Xăng -ti-mét vuông.
-Xăng –ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm.
-Xăng –ti- mét vuông viết tắt là: cm2.
*Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
(GQMT 1.2)
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu BT.
-Luyện đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Yêu cầu đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2 (chữ số 2 viết trên bên phải cm).
Bài 2:
-Học sinh đọc yêu cầu BT.
-HS hiểu được đo diện tích một hình theo xăng-ti-mét vuông chính là số ô vuông 1cm2 có trong hình đó (bước đầu làm cách đo diện tích hình A là 6 cm2).
-Dựa vào hình mẫu HS tính được diện tích hình B (vì cũng bằng 6 cm2) (gồm có 6 ô vuông diện tích 1cm2).
-GV HD HS so sánh: diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Bài 3:
-Học sinh đọc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS thực hiện phép tính với các số đo có đơn vị đo là cm2.
-Học sinh làm bài vào vở, thu 5 bài chấm điểm nhận xét.
4- Củng cố (3’)
- Hệ thống nội dung bài
5- Dặn dị
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng sửa bài tập 3 SGK
-HS nhắc lại
-Lắng nghe.
-1 vài HS nhắc lại.
-1 học sinh đọc.
VD: 5 cm2 đọc là: Năm xăng-ti-mét vuông.
Một trăm hai muơi xăng-ti-mét vuông viết là: 120 cm2.
-1 học sinh đọc.
-Học sinh tìm diện tích hình B:
-Hình B gồm có 6 ô vuông 1cm2. Như vậy diện tích hình B là 6cm2.
-So sánh: DT hình A = DT hình B = 6cm2.
-1 học sinh đọc.
18 cm2 + 26 cm2 = 44cm2 6 cm2 x 4 = 24 cm2
40 cm2 – 17 cm2 = 23 cm2 32 cm2: 4 = 8 cm2
Học sinh làm bài vào vở
-Lắng nghe và nghi nhận.
Chính ta(û Nhớ viết)
Cùng vui chơi
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức : 1.1Nghe - viết đúng bài chính tả .Trình bày đúng các khổ thơ, dòng 5 chữ
1.2 Làm đúng BT(2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do gv soạn .
2.Kĩ năng :- Trình bày đúng bài văn xuôi
3.Thái độ : GD hs viết chữ cẩn thận
II/ Đồ dùng học tập:
-Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định lớp(2)
2- Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS lên làm bài tập tiết trước
-Nhận xét.
3- Bài mới
*Hoạt động 1: Cả lớp (10’) (GQMT 1.1)
ưHD viết chính tả:
-GV đọc đoạn văn 1 lượt
+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS?
+ Em hiểu chơi vui học càng vui là thế nào?
*Hướng dẫn cách trình bày:
+Bài yêu cầu chúng viết mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ?
+Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
*Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả:
- GV đọc bài thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi:
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi.
* Chấm bài:
-Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
*Hoạt động 2: Cá nhân-phiếu (15’)
(GQMT 1.2)
Bài 2. GV chọn câu a hoặc b.
-HS đọc yêu cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu BT: Nhiệm vụ của các em là tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng âm l hoặc n có nghĩa đã nêu trong các câu.
-Yêu cầu HS làm BT theo 4 nhóm trên 4 tờ giấy A4 mà GV đã chuẩn bị.
-Sau đó dán lên bảng, GV cùng HS đáng giá nhận xét và ghi điểm cho các nhóm.
4- Củng cố (3’)
-Nhận xét tiết học.
5- Dặn dị
-Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm
- Chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên làm bài tập
-1 HS đọc HTL bài thơ Cùng vui chơi.
-2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối.
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
-3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.
-HS nêu các từ khó, sau đó tập viết những từ ngữ dễ viết sai. Ví dụ: quả cầu giấy, lộn xuống, dẻo chân, …
-HS gấp SGK, viết bài vào vở.
-Dùng bút chì chữa lỗi.
-HS nộp 10 bài cho GV đành giá.
-1 HS đọc yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS chia nhóm 4 sau đó cùng nhau thảo luận làm bài.
-Cả lớp theo dõi + nhận xét.
Đáp án:
a/ bóng ném – leo núi – cầu lông.
b/ bóng rổ – nhảy cao - võ thuật
Tập làm văn
Kể lại trận thi đấu thể thao
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức : 1.1 Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước ,viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu)
2.Kĩ năng: Biết kể và viết thành thạo
3.Thái độ :Học sinh yêu thích các mơn thể thao và tham gia vào chơi
*KNS : Tìm và xử lí thông tin ,quản lí thời gian,giao tiếp lắng nghe.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các phương pháp – kĩ thuật dạy học :
- Thảo luận cặp đôi
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS
1-Ổn định lớp(2)
2- Kiểm tra bài cũ (3’)
GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội.
-Nhận xét
3- Bài mới
*Hoạt động 1: Nhóm,lớp (10’)(GQMT 1.1)
Bài tập 1: yêu cầu làm gì?
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi, cũng có thể kể 1 buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh nghe qua người khác hoặc nghe qua sách báo.
-Yêu cầu học sinh khá kể.
-Yêu cầu kể theo nhóm, mỗi nhóm 2 HS.
-Cho học sinh thi nhau kể trước lớp.
-GV nhận xét bạn kể hay và sửa từ cho HS.
*Hoạt động 2: vở(10’)(GQMT 1.2)
Bài tập 2:
-Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
-GV nhắc HS chú ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác.
-Cả lớp và GV nhận xét – phê điểm.
4- Củng cố (3’)
-GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục suy nghĩ, hoàn chỉnh lời kể về một trận thi đấu thể thao đễ có một bài viết hay trong tiết làm văn sau.
5- Dặn dị
- Thảo luận cặp đôi
-Từng cặp HS kể.
-Một vài HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất, kể được khá đầy đủ, giúp người nghe hào hứng theo dõi và hình dung được trận đấu.
-HS viết bài.
-Một vài HS đọc mẫu tin đã viết.
SINH HOẠT TUẦN 28
I/Nhận xét tuần 28
*Ưu:
*Khuyết :
II / Kế hoạch tuần 29
1/Nề nếp
-Duy trì nề nếp lớp
-Giáo dục hs biết vâng lời ơng bà cha mẹ , thày cồ
-Chú ý thực hiện nhiệm vụ học sinh
2/Học tập
-Thực hiên chương trình tuần 29
- Hs phải đi học đều đặn.
- Tiếp thu được bài và phải biết sử dụng được đồ dùng học tập.
-Tổ chức truy bài đầu giờ
-Chú ý rèn chữ giữ vở
-Tăng cường luyện đọc, viết chú ý trong giờ học để học tập tốt.
- Kiểm tra vở hàng ngày.
3/Các phong trào
-Chăm sĩc bồn hoa cây xanh , cảnh quang lớp học
- Tham gia các phong trào do trường, lớp tổ chức
III- Lồng ghép tích hợp mơi trường
Chủ đề: Sử dụng năng lượng mặt trời
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Hoạt động 1: Các nguồn năng lượng
? Em hãy kể tên các nguồn năng lượng mà em biết
? Em cĩ biết nguồn năng lượng sạch là gì khơng
? Em cĩ thể kể tên các nguồn năng lượng sạch mà em biết
-giáo viên giới thiệu cho học sinh biết về nguồn năng lượng mặt trời: người ta sử dụng những tấm gương, hấp thụ ánh sáng của mặt trời qua 1 hệ thống tích nhiệt từ đĩ sinh ra điện
Hoạt động 2: Cách sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
-Cĩ nhà bạn nào sử dụng năng lượng mặt trời khơng?
-Em biết ích lợi của việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
-Giáo viên nhận xét, giới thiệu thêm cho học sinh biết ích lợi của việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời: khơng tốn tiền, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, khơng làm ảnh hưởng đến mơi trường như các nguồn năng lượng khác như khai thác dầu khí, phá rừng làm thủy điện
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dị
-Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về nhà thực hành tiết kiệm các nguồn năng lượng trong cuộc sống
Điện, nước, xăng, dầu......
Là nguồn năng lượng khi khai thác, sử dụng khơng gây ơ nhiễm mơi trường
Năng lượng từ giĩ, từ nước, từ mặt trời....
Cĩ ( khơng)
Khơng tốn tiền ....
Học sinh theo dõi
File đính kèm:
- TUAN28 xong.doc