Lịch báo giảng Lớp 2 Tuần 21

I/Mục tiêu :

- Sinh hoạt sao, lớp nhi đồng theo chủ điểm "Cử chỉ đẹp lời nói hay"

 - Hướng dẫn thực hiện “Kế hoạch NGLL tuần 21”.

II/Nội dung sinh hoạt

Bước 1. Ổn định tổ chức sao

Lớp trưởng hướng dẫn : Lớp tập họp 3 hàng dọc

- Lớp điểm số từ 1 đến hết

- Lớp trưởng báo cáo với GVCN để cho phép tiến hành sinh hoạt

- Bắt hát tập thể Nhi đồng ca ( Nhanh bước nhanh nhi đồng)

- Lớp trưởng đọc khẩu hiệu đội : Vâng lời Bác Hồ dạy "Sẵn sàng" Lớp đồng thanh Sẵn sàng

- Lớp trưởng cho lớp tiến hành sinh hoạt sao

- Sao trưởng mỗi sao: Hướng dẫn sao mình tập họp 1 vòng tròn vừa đi vừa hát bài Sao vui của em

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Lớp 2 Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tính độ dài đường gấp khúc phải làm thế nào ? - Gọi 1HS lên bảng làm bài, các HS khác làm trên bảng con. Câu a) HS K - G Bài 2/104 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết : + Con ốc sên bò theo hình gì ? + Muốn biết ốc sên phải bò bao nhiêu đêximet phải làm thế nào ? Bài 3/104( HS khá giỏi) Vẽ hình, nêu yêu cầu . A + Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là đường gấp khúc nào ? + Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là đường nào ? + Đường gấp khúc ABC và BCD có chung đoạn thẳng nào ? C.Củng cố, dặn dò : - Dặn HS về nhà làm phần bài tập còn lại. - 2HS lên bảng làm bài. - HS đọc đề bài. - Tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc. Bài giải: Độ dài đường gấp khúc là : 10 + 14 + 9 = 33(dm) Đáp số: 33 dm - Đọc đề bài. - Ốc sên bò theo đường gấp khúc. - Tính độ dài đường gấp khúc ABCD Bài giải: Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là : 5 + 2 + 7 = 14(dm) B C Đáp số: 14 dm . D + Là đường gấp khúc ABCD. + Là đường gấp khúc ABC và BCD. + Có chung đoạn thẳng BC Luyện Âm nhạc: ÔN BÀI HÁT HOA LÁ MÙA XUÂN I. Mục tiêu: - HS hát thuộc giai điệu lời ca bài hát hoa lá mùa xuân - Biết vận động múa phụ họa đơn giản theo lời bài hát. II. Các hoạt động dạy học : - Lần lượt ôn HS : Hát theo cá nhân, nhóm, tổ - Vận động phụ họa một số động tác đơn giản Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2014 Toán : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán có một phép nhân. - Biết tính độ dài đường gấp khúc tính độ dài đường gấp khúc. II. Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị hình vẽ các đường gấp khúc trong bài tập 5. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của HS Hoạt động của GV A. Kiểm tra : Bài 1a, b / 104 B. Bài mới : HĐ1: Luyện tập Bài 1/105 - Yêu cầu HS tự làm bài. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân. 6 2 Bài 2 (HS K-G) x .... - Viết lên bảng : H: 2 nhân mấy bằng 6? -Vậy phải điền mấy vào chỗ chấm ? -Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài làm của mình để cả lớp theo dõi. Bài 3/105 SGK -Viết lên bảng 5 x 5 + 6 và yêu cầu HS nêu cách thực hiện dãy tính. Bài 4/105 SGK -Yêu cầu HS đọc đề bài, tự tóm tắt rồi trình bày bài giải. Bài 5/105 SGK(a) câu b HS khá giỏi -Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc -Yêu cầu HS tự làm bài. C. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn HS học thuộc lòng các bảng nhân, luyện tập cách tính độ dài đường gấp khúc. 2 HS lên bảngthực hiện. Nêu yêu cầu bài tập. HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả - HS các nhóm thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2, 3, 4, 5. -2 nhân 3 bằng 6 -Điền 3 vào chỗ chấm -Thực hiện phép nhân trước, sau đó thực hiện phép tính cộng. -3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở Tóm tắt: 1 đôi : 2 chiếc đũa 7 đôi : ... chiếc đũa ? Bài giải: 7 đôi đũa có số chiếc đũa là : 2 x 7 = 14 (chiếc đũa) Đáp số : 14 chiếc đũa - HS quan sát hình vẽ, nêu yêu cầu đề bài -....ta tính tổng độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó. -1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Luyện Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Luyện tập, học thuộc lòng các bảng nhân 2, 3, 4, 5. - Vận dụng các bảng nhân đã học để giải các toán có lời văn và những bài tập có liên quan. - Ôn luyện về cách tính độ dài đường gấp khúc. II. Các hoạt động dạy học: - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 đến bài 5 trang 23 sách thực hành toán 2 Chính tả: SÂN CHIM I. Mục tiêu: 1. Nghe-viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 2. Làm được BT (2) a / b hoặc BT(3) a / b. II. Đồ dùng dạy-học: - Viết sẵn nội dung bài tập lên bảng, VBT. III.Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - GV đọc các từ: luỹ tre, chích choè, chim trĩ, rét buốt, cuộc thi. B. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn nghe-viết: 1/ Hướng dẫn HS chuẩn bị. - H: Bài “ Sân chim” tả cái gì ? - Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s ? - Hướng dẫn viết các chữ khó: xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông. 2/ GV đọc cho HS viết chính tả. 3/ Chấm, chữa bài. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2/29 SGK. - Gọi 2HS lên bảng, lớp làm vào VBT. Bài 3/29 SGK. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 2HS làm bài trên giấy khổ to. C.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tìm thêm những tiếng khác bắt đầu bằng tr/ch, uôc/uôt. - 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con. - Chim nhiều không tả xiết. Cuộc sống của các loài chim trong sân chim. - ... sân, sông, sát, trắng, trứng. - Luyện viết chữ khó trên bảng con. - HS viết bài - HS dùng bút chì chữa lỗi - HS đọc yêu cầu bài tập. a/ + đánh trống, chống gậy, quyển truyện, câu chuyện, chèo bẻo, leo trèo. b/ + uống thuốc, trắng muốt, bắt buộc, buột miệng, chải chuốt, chuộc lỗi. - HS làm bài. Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2014 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. - Biết thừa số, tích. - Biết giải bài toán có một phép nhân. II. Đồ dùng dạy-học: - Viết sẵn nội dung bài tập 3( cột 1) trên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Gọi 1HS nêu kết quả tính nhẩm bài 1/105. - Gọi 2HS lên bảng làm bài 2/105. B. Bài mới: HĐ1: Luyện tập. Bài 1/106 SGK. - Yêu cầu HS làm bài tập, sau đó nối tiếp nhau báo kết quả. Bài 2/106 SGK. - H: Điền số mấy vào ô trống thứ nhất ? Vì sao? - Gọi 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở. Bài 3/106 SGK ( cột 1). cột 2 HS K-G - Muốn điền dấu cho đúng, trước hết chúng ta phải làm gì ? - Yêu cầu HS làm bài. Bài 4/106 SGK. - Yêu cầu HS đọc đề bài, tự tóm tắt và trình bày lời giải. Bài 5/106 SGK (HS khá giỏi). - Yêu cầu HS nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước sau đó tính độ dài mỗi đường gấp khúc. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học; dặn HS học thuộc các bảng nhân đã học, ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân; làm các BT còn lại. - 2 HS thực hiện yêu cầu - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài, nối nhau báo kết quả. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Vì 12 là tích của 2 và 6. - 1HS làm bài trên bảng lớp, các HS khác làm bài vào VBT. - HS nêu yêu cầu bài tập. - ...tính các tích sau đó so sánh các tích với nhau rồi điền dấu thích hợp. - 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Tóm tắt: 1 HS : 5 quyển truyện 8 HS : ... quyển truyện ? - HS tìm được số truyện 8 HS đọc 8x5=40 (quyển truyện) - HS làm bài: đo độ dài đoạn thẳng rồi tính độ dài đường gấp khúc. Tập làm văn: ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM I. Mục tiêu: - Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2). -Thực hiện được yêu cầu của BT3 (Tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim). - GD KNS: Giao tiếp ứng xử văn hoá - Tư duy nhận thức. - GD MT: GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh hoạ bài tập 1 trong SGK, VBT.Tranh chích bông. III.Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - 1HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Mùa xuân đến. B. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1/30 SGK. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lời nhân vật; thực hành đóng vai. Bài 2/30 SGK. - Yêu cầu từng cặp HS thực hành đóng vai lần lượt theo từng tình huống - Cần đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn. Bài 3/30 SGK. - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi. a/ Tìm những câu tả hình dáng của chích bông. b/ Tìm những câu tả hoạt động của chích bông. c/ Viết một đoạn văn tả một loài chim. - GV gợi ý: Cần giới thiệu tên chim. Sau đó viết một câu rất chung về loài chim này hoặc tả hình dáng, hoạt động của chim. C.Củng cố-dặn dò: GD HS ‎ thức bảo vệ các loài chim để môi trường thiên nhiên thêm đẹp - HS thực hiện yêu cầu. - 2HS đọc đoạn văn ngắn đã viết về mùa hè - HS nêu yêu cầu bài tập. - Quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc lời. - Từng cặp HS thực hành: HS1 (bà cụ) nói lời cảm ơn; HS2(cậu bé) đáp lại lời cảm ơn. - Từng cặp HS thực hành đóng vai lần lượt theo tình huống a,b,c. VD: a/ “ Mình cho bạn mượn quyển truyện này. Hay lắm đấy!” – “ Cảm ơn bạn, tuần sau mình sẽ trả”/ “ Bạn chưa phải vội, mình chưa cần ngay đâu.”/ “Không có chi. Khi nào bạn trả cũng được.” - HS đọc yêu cầu bài tập và bài “ Chim chích... + Những câu tả hình dáng của chích bông: Vóc dáng: là một con chim bé xinh đẹp, hai chân..., hai cánh ..., cặp mỏ ... + Những câu tả hoạt động: Hai cái chân tăm nhảy cứ liên liến. Cánh nhỏ xoài nhanh vun vút. Cặp mỏ tí hon gắp sâu...khéo moi...trong thân cây... Trong các loài chim em thích nhất là chim sẻ. Lông của nó màu nâu dưới bụng có màu trắng muốt. Chúng di chuyển rất nhanh trên cành cây. Cái đầu nhỏ xíu nghiêng ngó tìm kiếm sâu bọ thật đáng yêu. Em rất yêu quí‎ chim sẻ. Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 21 - Kế hoạch tuần 22 II.Nội dung sinh hoạt: - Hát tập thể Nêu lí do Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá. Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo) Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung * GV chủ nhiệm nhận xét chung: Học tập: Thực hiện hội thi Viết chữ đẹp. Giờ học phát biểu sôi nổi. Các em ý thức được trong việc rèn chữ giữ vở. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ đầu giờ, sôi nổi, vui tươi. + Đi học đúng giờ -Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt + Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS khu vực đảm bảo III. Kế hoạch tuần 22 - Dạy và học chương trình Tuần 22 - Duy trì tốt các nề nếp lớp. - Tham gia xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” : Thực hiện các trò chơi dân gian, giữ vệ sinh trường lớp, quan hệ đối xử tốt với bạn, … + Thăm di tích Miếu Thừa Bình. + Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch. - Thông báo cho HS lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 23/1 đến 6/2 - Sinh hoạt văn nghệ

File đính kèm:

  • docTUAN 21 ANH.doc
Giáo án liên quan