I. Mục tiêu
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc rõ ràng lời nhân vật trong câu chuỵên.
- Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta do Thủy Tinh ghen tức sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
- HS: SGK.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Khối 2 Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cố:4’
Giáo viên cho học sinh hát lại bài hát Chú chim nhỏ dễ thương
- hát lại bài hát đồng thanh.
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh xem trước bài Chim Chích Bông
d d d d d dd d d d d d
Thứ sáu ngày 7 tháng 03 năm 2014
TẬP VIẾT
V – Vượt suối băng rừng.
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoaV ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) ; chữ và câu ứng dụng: Vượt ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng ( 3 lần ).
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu V . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động:
TT
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 1’
2. Bài cũ 5’
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: U – Ư.
Viết : U – Ư. Ươm cây gây rừng.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
3. Bài mới 30’
Giới thiệu:
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
-GV nêu mục đích và yêu cầu.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ V
Chữ V cao mấy li?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ V và miêu tả:
+ Gồm 3 nét : nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
-Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống như nét 1 của các chữ H, I, K; dừng bút trên đường kẽ 6.
-Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẽ 1.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẽ 5.
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
vHoạt động 2:Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
1.Giới thiệu câu: V – Vượt suối băng rừng.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
-Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
-Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
-GVviếtmẫuchữ:Vượ tlưu ý nối nét V và ươt.
HS viết bảng con
* Viết: : V
- GV nhận xét và uốn nắn.
- HS quan sát
5 li.
3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- V : 5 li
- b, g : 2,5 li
- t : 1,5 li
- s, r : 1,25 li
- ư, ơ, u, ô, i, ă, n : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới ơ
- Dấu sắc (/) trên ô
- Dấu huyền trên ư
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
- Vở Tập viết
- HS viết vở
4.Củng cố :4’
5. Dặn do : 1’
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoaX – Xuôi chèo mát máy.
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
-------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu
- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường.
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh.
- GDKNS: Giao tiếp :Ứng xử văn hoá. Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 (phóng to, nếu có thể)
HS: SGK.
III. Các hoạt động
TT
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động : 1’
2. Bài cũ :Đáp lời phủ định. Nghe 5’
- Trả lời câu hỏi
-Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 58.
-Gọi1HSkháclênbảngkểlạicâu chuyện Vì sao?
Nhận xét và cho điểm HS.
Hát
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
3. Bài mới 30’
Giới thiệu:
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
-Đáp lời đồng ý. Sau đó sẽ cùng quan sát tranh nói những điều con biết về biển.
Bài 1
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
+ Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
+ Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
+ Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
-Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
-Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
-Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
- GDKNS: Giao tiếp :Ứng xử văn hoá. Lắng nghe tích cực.
Bài 3
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sóng biển ntn?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Mở sách và đọc yêu cầu của bài.
-1 HS đọc bài lần 1. 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.
+ Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
+ Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
+ Đó là lời đồng ý.
-MộtsốHS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
-Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.
Thảo luận cặp đôi:
a) Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong./ Cảm ơn cậu. Cậu tốt quá./ Tớ cầm nhé./
Tớ cảm ơn cậu nhiều./…
b) Cảm ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./…
-Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có.
Bức tranh vẽ cảnh biển.
-Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
+ Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.
+ Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời./…
+ Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời.
4.Củng cố:4’
5. Dặn do 1’
Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển.
-Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
------------------------------------------
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6
- Biết đơn vị đo thời gian giờ, phút.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: Vở + Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động
TT
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Giờ, phút.
1 giờ = ….. phút.
-Đặtđồnghochỉ10giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút
GV nhận xét
Hát
1 giờ = 60 phút.
-HS thực hành. Bạn nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu:
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Thực hành
Thực hành xem đồng hồ.
-GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài trong sách.
Bài 1:
-Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. ( GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.)
-Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; ……
Bài 2:
-Trước hết HS phải đọc và hiểu các họat độngvàthờiđiểmdiễn ra các họat độngVí dụ:
Hoạt động: “Tưới rau”
Thời điểm: “ 5 giờ 30 phút chiều”
-Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động.
Trả lời câu hỏi của bài toán.
-Lưu ý: Với các thời điểm “7 giờ tối”, và “16 giờ 30 phút” cần chuyển đổi thành 19 giờ và 4 giờ 30 chiều”
-HS xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ.
-2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó 1 số cặp trình bày trước lớp.
v Hoạt động 2: Thi quay kim đồng hồ.
Bài 3: Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết.
-GV chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào cònnhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
-Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.
-HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét.
4. Củng cố – Dặn do
-Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
---------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu :
- HS thấy được những việc đã làm tốt , những việc chưa làm tốt trong tuần. HS biết cách khắc phục những việc làm chưa tốt trong tuần .
- Nắm được các phong trào của trường trong tuần tới mà thực hiện.
- Biết tự kiểm điểm lại những việc trong 24 tuần học.
II. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị 1 trò chơi.
HS : tở trưởng tổng kết các kết quả hoạt động của tổ
III. Nội dung :
1/ Hoạt động 1:
Nhận định tình hình hoạt động của lớp trong tuần 24.
+ Ưu điểm : Lớp Trưởng nêu các ưu điểm trong tuần của lớp.
+ Hạn chế : nêu hạn chế của lớp. Đọc tên các bạn làm mất trật tự của lớp và làm trừ điểm thi đua của lớp.
+ Vệ sinh: Tổ trực nhận xét, P. Lao Động nhận xét,
+ Học tập:
Tở trưởng bảo cáo kết quả theo dơi các hoạt động thi đau của tổ ḿnh : nêu tên những bạn chưa thuộc bài, làm bài , vi phạm về đồng phục, tóc, móng tay, nói chuyên trong giờ học- Tên bạn được đề nghị khen thưởng trong tuần
GV: phê bình những HS chưa thuộc bài, làm bài,……. trong tuần. HS nêu lí do và hứa sẽ khắc phục việc không thuộc bài,làm bài trước lớp.
GV nhận xét việc tích cực tập trung theo dỏi trong giờ học.
+ Nề nếp:GV nêu và nhận xét.
Xếp hàng ngay ngắn khi vào lớp và ra về theo hàng cho khi về đến nhà.
Hát đầu giờ ít nhất 1 bài hát.
- Nhắc nhở HS nghiêm túc hát đầu giờ và đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
2/ Hoạt động 2:
GV nêu những chỉ đạo của nhà trường:
+ Thực hiện tốt các phong trào của nhà trường.
+ Chăm sóc cây xanh trong lớp, trường , vệ sinh theo lịch .
+ Phòng tránh các tai nạn , đặc biệt là ATGT.
3/ Hoạt động 3:Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
- GV nhận xét việc tham gia phong trào thi đua của lớp.
- GV nhắc nhở các khoản tiền .
IV. Ḱêt luận
GV nêu tên những học sinh được khen thưởng trong tuần
Nhắc nhở hs tiếp tục cố gắng học tập và hoàn thành tốt theo nội dung thi đua của lớp
File đính kèm:
- TUAN 25.doc