Lễ hội của người dân tộc

Con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc còn gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc. mà trình độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, vòng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ - Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, tình huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng.

 Lễ Cúng Đất Làng là Lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lễ hội của người dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. Chỉ khi các đống lửa tàn hẳn, mọi người mới về nhà nghỉ một chút (thậm chí có người chủ yếu là thanh niên nam nữ nghỉ qua đêm luôn tại khu nhà mả) để hôm sau còn tham gia vào ngày quan trọng nhất của lễ bỏ mả - ngày bỏ (anăr tuk). Tờ mờ sáng ngày hôm sau làm lễ bỏ, trâu hoặc bò được dắt ra nhà rông của làng làm thịt. Vì con vật giết để làm lễ bỏ mả, nên không có cột (gân) buộc trâu bò như đối với các lễ hội khác của làng. Vào khoảng 11 giờ trưa, lúc này các con vật cúng đã được giết và làm thịt xong, gia đình đem đầu (kơl) đuôi (tiêng), một xâu thịt gồm gồm, lưỡi, tim, da bụng, cổ họng của con vật và một ống rượu (ding kram) ra nhà mả cúng và khóc lần cuối cùng với người chết (moi dưng rông). Tới nhà mả, gia đình và người nhà mả khóc vĩnh biệt người chết, còn gia chủ thì làm lễ cúng. Lễ cúng hôm bỏ này cũng giống lễ cúng của các hôm trước, chỉ nội dung lời cúng là khác: Hôm nay con đã cúng cho cha một con trâu, một con bò, một con dê, một con heo, một con gà, và rượu đây. Con đã đem cúng cho cha tất cả mọi thứ rồi. Từ nay, xin cha đừng ghét, đừng quấy phá chúng con để chúng con làm ăn ngày càng khá hơn, tốt hơn. Trong khi gia đình làm lễ cúng và khóc người chết, thì bà con, dân làng đánh cồng chiêng, nhảy múa vui chơi ở bên ngoài nhà mả. Đợi cho gia đình nhà người chết làm xong mọi nghi thức cuối cùng để bỏ ma, mọi người đưa các thành viên trong gia đình người chết trở về nhà rông của làng để ăn uống, vui chơi. Từ thời điểm này trở đi, mọi ràng buộc giữa người sống và người chết đã cắt đứt, người sống hoàn toàn được giải phóng và lại sống một cuộc sống bình thường như mọi người chứ không phải kiêng kỵ gì nữa. Đến lúc này, có thể nói, lễ bỏ mả đã được làm xong. Thế nhưng, gia đình của người chết vẫn còn phải tiếp tục làm cho xong một số công việc có liên quan tới lễ bỏ mả: sửa soạn cơm rượu đãi những người làm và làm lễ tạ ơn các thần, rửa sạch nồi niêu. Hai công việc trên chiếm trọn hai ngày liên tục sau hôm làm lễ bỏ mả. Ngày đầu tiên sau ngày lễ bỏ, tức ngày thứ năm của lễ bỏ mả là ngày đãi những người làm giúp. Nói là làm giúp tức là nói tới tất cả mọi người trong làng, vì ai mà không góp sức, góp công vào những công việc của lễ bỏ mả. Vì thế, bữa tiệc chiêu đãi đó được tổ chức tại nhà rông của làng. Mọi người tới cùng ăn, cùng uống, cùng vui chơi và cùng trò chuyện với thân nhân của người quá cố. Mọi công việc của lễ bỏ mả đã xong, giờ đây họ ăn, uống thả sức, họ vui chơi hết mình. Có lẽ chính vì thế mà ngày hôm đãi người làm giúp của lễ bỏ mả được người Bana Konkơđeh gọi là ngày uống nhiều (anăr dak tong). Chỉ ngày cuối cùng, tức ngày thứ sáu của lễ bỏ mả mới được tổ chức tại nhà của chủ, vì tính chất của nghi lễ chỉ gói gọn trong gia đình. Hôm đó, gia đình phải làm một lễ nhỏ để tạ ơn các thần đã giúp và phù hộ cho những ngày lễ bỏ mả. Vật cúng chỉ là một con gà và nơi cúng là bếp. Chủ nhà đem thịt gà và rượu ra bếp làm lễ và đọc lời cúng: Hôm làm lễ bỏ mả, chúng tôi đã cầu xin các thần phù hộ cho khỏi xảy ra những chuyện không hay. Giờ đây mọi việc đều tốt đẹp, hôm nay, hôm cuối cùng, chúng tôi trả ơn các thần như đã hứa, mong các thần nhận lễ của chúng tôi. Cúng xong mọi người cùng uống rượu, vui chơi rồi cùng dọn dẹp nhà cửa, rửa nồi niêu. Vì thế mà ngày cuối cùng của lễ bỏ mả được người Bana Konkơđeh gọi là ngày rửa nồi (anăr go hay glang go). Đây là lễ bỏ mả đầy đủ. Thế nhưng, có những lúc, những nơi, do hoàn cảnh kinh tế có hạn mà lễ bỏ mả của người Bana Kokơđeh chỉ kéo dài có bốn hôm; hai ngày đầu (ngày cuối dọn và ngày dựng nhà mả) dồn vào thành một ngày gọi là ngày làm nhà mả (anăr mớt) và ngày bỏ mả (anăr tuk) không thay đổi, còn hai ngày cuối (ngày đãi người giúp và ngày rửa nồi) co vào một ngài) của ngày rửa nồi (anăr xlăh go). Dù có kéo dài ra 6 ngày hoặc thu gọn chỉ còn 4 ngày bao giờ lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh cũng phải có ba khâu, hay ba bước chính: 1) phá bỏ nhà mả cũ, làm nhà mả mới; 2) bỏ ma hay bỏ mả; 3) gia đình của người chết được giải phóng và nhập vào cuộc sống bình thường của dân làng. Nguồn tin: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam Lễ ăn cơm mới Các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, nhìn chung theo đa thần giáo. Với tâm hồn thuần phác còn in đậm dấu ấn của tư duy con người thời nguyên thuỷ, họ cho rằng các vị thần linh, từ các vị thần lớn giữ chức năng cai quản đến các vị thần nhỏ hơn cũng đều có tình cảm như con người, cũng vui buồn, giận ghét, yêu thương... Cúng thần nhiều lễ vật, và nhất là tấm lòng trung thành, thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ, chở che, ủng hộ, bênh vực tương ứng. Trong các thần (Yang) được tôn thờ, thì thần lúa được tôn trọng không kém thần nước, thần núi, thần cây. Do đó, nương rẫy là nơi thiêng liêng, hạt lúa sinh ra từ nương rẫy là sản phẩm được các thần ban phát để nuôi sống con người. Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm. Ở người Mạ, lễ mừng thu hoạch xong (Nhu R'he) là lễ hội lớn nhất của năm ở trong buôn, và thường kéo dài 7 ngày. Lễ ăn cơm mới của người Êđê (Hma Ngắt) cũng có ý nghĩa tương tự như lễ cúng Mpan Bar của người M'nông sau mùa lúa về kho không chỉ đơn thuần là việc lao động cụ thể, mà coi như một cách "thu hồn lúa về nhà", và "kho chứa lúa là nơi trú ngụ của hồn lúa", một "chốn thiêng liêng trong gia đình". Cũng chỉ từ sau lễ cúng này, mọi kiêng kỵ trong thư hoạch mùa mới chấm dứt. Trong khi đó lễ ăn cốm mới (Samớk) của người Bana diễn ra trong 3 ngày, khi bắt đầu thu hoạch, để rồi tiếp đến có lễ Sơmắh Kek khi đi vào suốt lúa đại trà, sau hết đến lễ đóng cửa kho (Sơmăh Teng Amăng) khi gùi lúa cuối cùng được về kho. Số người Bana theo đạo Thiên Chúa, tuy không cúng bái vẫn giết heo, gà, dê trong lễ cúng cơm mới, còn những người Giarai theo đạo Tin Lành thì chỉ bỏ tục uống rượu, không cúng thần mà tạ ơn Chúa. Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới. Có điều là cách tổ chức không diễn ra đồng loạt, mà tuần tự hết nhà này sang nhà khác trong buôn làng theo một trật tự đã thoả thuận trước. Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều hay ít của từng gia đình, và cũng tuỳ theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng vui chơi, ăn uống. Nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khoẻ cho gia đình, người ta đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền. Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra như sau: Khi lúa trên rẫy đã được gùi về đổ đầy các kho để lúa (Sang mđiê), gia chủ bắt tay vào việc tổ chức lễ cúng cơm mới. Lễ không tổ chức cho toàn buôn một lúc, mà lần lượt từng nhà. Phụ nữ lo việc bếp núc, nấu nướng. Đàn ông thì lo rượu cần, chuẩn bị heo, gà để giết thịt, vào rừng chặt cây, đẽo cột gơng (cột để buộc ché rượu cần trong lễ). Khách mời, họ hàng từ các buôn xa gần được báo. Con trai lo chặt củi, con gái lo giã gạo; tiếng chày trong buôn vọng lên từ sáng sớm đến lúc ông mặt trời đi ngủ. Đám trẻ con háo hức chơi đùa, hoặc vây quanh các bà già đang soạn từ các gùi dliêng lớn những áo, váy, khố đẹp, những tấm chăn đen, đỏ rực rỡ dùng cho ngày lễ. Nếu gia chủ là trưởng tộc, thì họ hàng trong buôn phải mang thêm đồ cúng đến đóng góp. Mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ. Cột gơng đã dựng, các ché rượu đã buộc vào dây, chiêng Ana, chiêng Sar đã treo lên xà nhà. Nước từ suối đã đem về đổ đầy các nồi năm, nồi mười. Heo đã mổ, gà đã thui, các lễ vật đã bày ra ở sàn nhà. Thầy cúng trong bộ lễ phục chỉnh tề bước ra, hút rượu cần vào một cái bát hoà với tiết heo, trân trọng mời nữ chủ nhân (cao tuổi nhất) ngồi trước mâm, chân đặt lên lưỡi rìu nhận lễ. Tiếng chiêng với nhịp điệu vừa trầm hùng, vừa náo nức nổi lên. Thầy cúng đọc lời khấn nguyện tỏ lòng biết ơn các thần: "Ơ Yang phía đông, Ơ Yang phía tây, Ơ Yang mây, Yang đất, Yang mưa, Yang núi... Nay lúa dã suốt về, heo đực đã mổ, rượu đã đầy ché... Xin mời các Yang hãy cầm cần rượu, ăn miếng thịt heo, bát cơm mới đầu mùa. Mong Yang cho mùa sau lúa ngoài rẫy sai bông, mẩy hạt, đến kỳ thu hoạch đầy gùi, ngập kho... " Khấn xong, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, dàn chiêng, cầu thang, kho lúa. Tiếp theo phần nghi lễ, bắt đầu cuộc tiệc vui. Ông bà, cha mẹ trong buôn, khách khứa xa gần, bạn bè ăn uống no say, tự nhiên, thoải mái. Người nữ chủ nhà được mời vít cần rượu đầu tiên, rồi lần lượt người già, người trẻ, trong họ trước, trong buôn sau... Mọi người vừa ăn uống, vừa vui chơi, ca hát cho đến khi ai không thích nữa thì về. Người ở lại được mời nối tay trên cần rượu, nghe chiêng, nghe hát Aday (một loại dân ca trữ tình) giãi bày tâm sự. Khách đến dự lễ còn được gia chủ trao tay mỗi người một gói nhỏ thức ăn khi ra về, như để cùng chia đều sự may mắn cho mọi bếp. Về khuya, một ông già từng trải và giỏi giang, được mời kể Khan-khúc tráng ca truyền thống của người Êđê. Cả người kể và người nghe như chìm đắm trong không khí cổ xưa của những bản anh hùng ca trác tuyệt với hình ảnh những dũng sĩ như Đăm San, Đăm Di, mà những chiến công của họ mãi mãi là niềm tự hào của bộ tộc. Giọng kể của nghệ nhân khi trầm hùng như dòng sông chảy bên vách núi, lúc dồn dập, ồ ạt như băng qua thác ghềnh hiểm trở khi thầm thì như gió thoảng, lúc nhẹ nhàng như tiếng lá rơi giữa rừng khuya. Cứ thế, lễ ăn cơm mới kéo dài từ nhà này sang nhà khác, suốt tháng chạp sang tháng giêng. Lễ ăn cơm mới của người Êđê mang đậm nét dấu ấn của tục "ăn năm, uống tháng", nhàn hạ trong không khí mùa xuân núi rừng. Họ vui say thoả thích, ca hát thâu đêm, để rồi sau đó lại hăng hái chuẩn bị cho mùa trồng tỉa mới với nhiều hy vọng mới.   Nguồn tin: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

File đính kèm:

  • docLễ hội Cúng Đất làng của người Ba Na ở Kon Tum và.doc
Giáo án liên quan