Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội” theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để đưa vào DH ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong CT & SGK và các hoạt động DH ở tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều GV. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn để nhận biết được các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; biết lựa chọn các địa chỉ tích hợp phù hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Sau đó là lập được kế hoạch dạy học tích hợp thực sự trong các nội dung giáo dục là yêu cầu cần đạt đặt ra đối với mỗi GV Tiểu học hiện nay. Căn cứ vào Thông tư 32/2011 của Bộ GD&ĐT về những nội dung tự bồi dưỡng trong năm học của GV Tiểu học, căn cứ vào những định hướng chỉ đạo của BGH Nhà trường, của Tổ chuyên, tôi xin mạnh dạn trình bày nội dung nghiên cứu mô đun 12: “Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở môn Thủ công lớp 1”, đây là một trong các mô đun của mục thứ V (Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học).
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12563 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở môn Thủ công lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giấy, giáo viên cho học sinh sử dụng quạt để tạo gió. Từ đó, giáo viên liên hệ với việc dùng sức gió để tiết kiệm năng lượng điện.
b) Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn học gắn với giáo dục SDNLTK&HQ
Mỗi chủ đề có thể tổ chức một số hoạt động. Những hoạt động này có thể tổ chức vào các buổi học thứ hai đối với học sinh các trường học 2 buổi/ngày hoặc các buổi học ngoại khoá.
Hoạt động: Trò chơi đóng vai tuyên truyền viên nhỏ về các đề tài :
+ Tiết kiệm giấy (sau khi học các bài thủ công)
+ Tiết kiệm vải (sau các bài khâu thêu)
+ Tiết kiệm củi, ga (sau khi học các bài học nấu ăn)
+ Tiết kiệm xăng, dầu chạy xe (sau khi học các bài học lắp ghép mô hình xe)
2. Một số phương pháp dạy học tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
a ) Phương pháp thảo luận:
* ) Thảo luận cả lớp:
Ví dụ: Khi dạy bài "cắt dán và trang trí ngôi nhà"(lớp 1), giáo viên có thể cho học sinh cả lớp thảo luận những vấn đề sau:
+ Ngôi nhà có những bộ phận nào ?
+ Ngôi nhà có nhiều cửa có lợi ích gì?
b. Phương pháp quan sát
* Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn thủ Công và môn Kĩ thuật và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh tiểu học.
* Dạy các bài học thực hành với 3 hoạt động dạy học chủ yếu (đã nêu ở phần trên), hoạt động 1 là hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu, giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để lồng ghép những nội dung cần quan sát phải phù hợp, đúng nơi, đúng chỗ,
c) Phương pháp trò chơi
Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý tổ chức thực hiện theo trình tự sau: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi; hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi.
III. Thực hành soan giáo án
Để dạy tốt các bài Thủ công kĩ thuật tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi soạn giáo án cần lưu ý một số điểm sau:
1. Xác định Mục tiêu
Để xác định được mục tiêu của một bài học cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Bài học cung cấp được những kiến thức gì về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
- Bài học góp phần rèn luyện kĩ năng, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh như thế nào?
- Bài học giáo dục hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh như thế nào?
2. Nghiên cứu nội dung bài
- X¸c định nội dung GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cã khả năng tÝch hợp.
- X¸c định mục tiªu gi¸o dục GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của bµi
Giáo án minh hoạ
Bài: Cắt , dán và trang trí ngôi nhà ( Lớp 1) (2 Tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết cách cắt , dán và trang trí ngôi nhà.
- Cắt dán trang trí được ngôi nhà.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Mẫu ngôi nhà được cắt, dán và trang trí đẹp
- Tranh quy trình cắt, dán và trang trí ngôi nhà
- 1 tờ giấy trắng để làm nền
- Bút dạ, hồ dán, khăn lau
- Hai sản phẩm đẹp của HS năm trước
* Học sinh:
- Giấy thủ công nhiều màu.
- Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, khăn lau tay
- Vở để dán sản phẩm thủ công
III. Hoạt động dạy học :
(Tiết 1)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Giới thiệu bài :Dùng tranh ảnh hoặc liên hệ thực tế để gới thiệu bài học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu
* Cách tiến hành
- Giới thiệu hình mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Ngôi nhà gồm những bộ phận nào?
+ Ngôi nhà có nhiều cửa có tác dụng gì?
+ Nêu nhận xét về về hình dạng và màu sắc của từng bộ phận của ngôi nhà.
- Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Ngôi nhà gồm có…..Nhà có nhiều cửa làm cho ngôi nhà có nhiều ánh sáng, sử dụng ít điện để chiếu sáng. Về mùa hè mở các cửa, không khí trong nhà thoáng mát, có thể không dùng điều hoà không khí nên tiết kiệm được điện sinh hoạt.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu
* Cách tiến hành
- Hướng dẫn HS quan sát các bước thực hiện
- Nêu tóm tắt các bước:
+ Kẻ cắt các bộ phận của ngôi nhà.
+ Dán hình ngôi nhà.
+ Trang trí ngôi nhà
- Hướng dẫn kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà
- Yêu cầu HS kẻ, cắt từng bộ phận của ngôi nhà.
- Nhận xét câu trả lời của HS và tóm tắt cách kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà kết hợp với hình ảnh của tranh quy trình:
+ Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô để làm thân nhà (H1)
+ Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 3 ô, sau đó kẻ, cắt vát 2 bên để làm mái nhà (H2)
+ Kẻ, cắt hình vuông có cạnh dài 2 ô, để làm cửa sổ (H3)
+ Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô để làm cửa ra vào (H3)
- Yêu cầu 1 số HS lên bảng kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà. GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn thêm (Nếu cần)
- Hướng dẫn dán và trang trí ngôi nhà: Yêu cầu HS quan sát H4 trong tranh quy trình và nêu trình tự dán các bộ phận của ngôi nhà.
- Nhận xét, tóm tắt: các bộ phận được dán theo trình tự thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
- Lưu ý khi dán mép cửa sổ và cửa ra vào phải thẳng hàng nhau.
- Gợi ý 1 số cách trang trí ngôi nhà bằng cách dán thêm những hình cắt, hình xé đã học hoặc dùng bút màu vẽ trang trí
- Có thể làm thêm nhiều cửa sổ để ngôi nhà có nhiều ánh sáng, thoáng mát.
- Có thể vẽ hoặc cắt thêm một hình chữ nhật hoặc hình tròn làm thiết bị thu năng lượng mặt trời để thay thế năng lượng điện
* Hoạt động 3: HS thực hành kẻ, cắt các bộ phận của hình ngôi nhà
* Cách tiến hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS.
- Nêu nhiệm vụ thực hành: Kẻ, cắt các bộ phận của ngôi nhà.
- Tổ chức cho HS thực hành, nhắc HS cần lưu ý lựa chọn màu giấy phù hợp với từng bộ phận của ngôi nhà.
- Chọn giấy màu phù hợp KT từng bộ phận ngôi nhà (tiết kiệm giấy)
- Giáo viên đến các bàn quan sát HS thực hành.
- Chọn một vài sản phẩm để nhận xét
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm để giờ sau học tiếp
- Thu dọn giấy vụn bỏ vào nơi quy định, vệ sinh sạch sẽ
(Tiết 2)
* Hoạt động 4: HS thực hành dán và trang trí hình ngôi nhà
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm thực hành. Đề nghị các nhóm bầu nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm và báo cáo.
- Nêu nhiệm vụ thực hành:
+ Dán ngôi nhà.
+ Trang trí ngôi nhà.
- Cho HS xem sản phẩm của HS năm trước.
- Phát tờ giấy cho các nhóm trình bày sản phẩm
- Yêu cầu HS thực hành (GV đến các nhóm để quan sát, nhắc nhở thêm nếu cần)
* Hoạt động 5: Trưng bày đánh giá sản phẩm
* Cách tiến hành:
- Nêu các yêu cầu cần đạt của sản phẩm:
+ Cắt , dán và trang trí được ngôi nhà.
+ Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
- Với HS khéo tay:
+ Cắt, dán được ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp. + Đường cắt thẳng, hình dán phẳng.- Bố trí vị trí trưng bày cho các nhóm.- Cử đại diện các nhóm nhận xét sản phảm- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của một vài nhóm theo các mức độ.- Trả lại sản phẩm cho các nhóm- Nhận xét, dặn dò- Nhận xét chung về tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS
PHẦN III: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU BỒI DƯỠNG
Sau khi tự bồi dưỡng môđun TH12“ Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở Tiểu học” và áp dụng vào thực tế giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng & hiệu quả trong môn học Thủ công tôi thấy đạt được một số kết quả sau:
- Qua phương pháp thảo luận, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. Với phương pháp này giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về sự dụng năng lượng TK&HQ.
- Qua phương pháp quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực tế môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lĩnh hội những tri thức cần thiết về giáo dục sự dụng năng lượng TK&HQ
- Phương pháp trò chơi: Tùy nội dung chủ đề của môn học, bài học, GV có thể chọn trò chơi và tổ chức cho HS chơi phù hợp để lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả.
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi nghiên cứu chuyên đề tự học - tự bồi dưỡng môđunTH12 “Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở Tiểu học” và áp dụng vào thực tế giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng & hiệu quả trong môn học Thủ công tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm để soạn và dạy tốt các bài Thủ công kĩ thuật tích hợp nội dung GD sử dụng NLTKHQ như sau:
- Xác định mục tiêu
Để xác định được mục tiêu của một bài học cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Bài học cung cấp được những kiến thức gì về GD sử dụng NLTKHQ ?
+Bài học góp phần rèn luyện kĩ năng, hành vi sử dụng NLTKHQ cho học sinh như thế nào?
+ Bài học giáo dục hành vi sử dụng NLTKHQ cho học sinh như thế nào?
- Nghiên cứu nội dung bài
+ Xác định nội dung GD sử dụng NLTKHQ có khả năng tích hợp.
+ Xác định mục tiêu giáo dục GD sử dụng NLTKHQ của bài.
Trªn ®©y lµ toµn bé b¶n b¸o c¸o cña t«i vÒ Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở Tiểu học . RÊt mong nhËn ®ưîc sù gãp ý, x©y dùng cña Ban gi¸m hiÖu nhµ trêng, cña toµn thÓ c¸c ®ång chÝ ®Ó b¶n b¸o c¸o cña t«i ®îc ®Çy ®ñ h¬n.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
Ngũ phúc, ngày … tháng… năm 201
Người viết báo cáo
Nguyễn Thị Hằng
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỰ BỒI DƯỠNG
I. Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………..
* Điểm: …………
* Xếp loại: ………
II. Nhận xét, đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………..
* Điểm: …………
* Xếp loại: ………
File đính kèm:
- TH 12.doc