1. Kiến thức: HS cần:
-Hiểu được mục đích của làm đất trong SX trồng trọt
-Biết được quy trình và yêu cầu của kỹ thuật làm đất
-Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc và xử lí thông tin SGK
- liên hệ thực tế
-Quan sát tranh vẽ
3.Thái độ:
Có ý thức tham gia lao động trồng trọt.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm đất và bón phân lót, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Tiết: 13 Ngày soạn: 29/10/2013
LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
1. Kiến thức: HS cần:
-Hiểu được mục đích của làm đất trong SX trồng trọt
-Biết được quy trình và yêu cầu của kỹ thuật làm đất
-Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc và xử lí thông tin SGK
- liên hệ thực tế
-Quan sát tranh vẽ
3.Thái độ:
Có ý thức tham gia lao động trồng trọt.
II.Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
-Đọc SGK, các thông tin bổ sung vaf tài liệu có liên quan.
-Thu thập thêm tài liệu và kinh nghiệm về kỹ thuật làm đất ở địa phương.
2.Chuẩn bị ĐDDH:
Phóng to hình 25, 26 - SGK
III.Phương pháp dạy – học:
Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tranh, mẫu ....
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 0 phut
3.Bài mới:
*Mở bài: (1 phút)
-Giới thiệu chương: Chúng ta đã học qua đại cương về trồng trọt. Bây giờ chúng ta đi vào những vấn đề chi tiết. Trước hết đi tìm hiểu quy trình xử lí đất ->ghi chương lên bảng.
-Giới thiệu bài: Làm đất, bón phân là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt ngay từ khi mới gieo hạt.
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BÓN PHÂN LÓT (6 phut)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
-Dẫn dắt: GV đi từ những công việc thực té ở địa phương -> đặt câu hỏi:
-Hỏi: Làm đất có mục đích gì ?
-GV chốt lại kiến thức.
-HS trả lời
Yeu cầu nêu như phần nội dung
I.Mục đích của việc làm đất:
-Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng.
-Diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh
→ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC LÀM ĐẤT(20 ph)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
GV yêu cầu HS quan sát H25, 26 – SGK và liên hệ thực tế địa phươngđể biết được cách thức và tác dụng của việc làm đất.
-Hỏi: Làm đất gồm những công việc nào ?
-Hỏi: Làm đất có tác dụng gì ?
-GV giải thích cụ thể từng công việc làm đất.
HS quan sát h25, 26 kết hợp đọc thông tin SGK tr 37, liên hệ thực tế trồng lúa , hoa màu ở địa phương.
-HS: cày, bừa, san bằng, lên luống.
II.Các công việc làm đất:
-Công việc làm đất được tiến hành bằng công cụ thủ công hoặc cơ giới
-Làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, bằng phẳng, diệt cỏ dại, mầm mống sâu, bệnh, cải tạo đất
Hoạt động 3: TÌM HIỂU KỸ THUẬT BÓN LÓT (12 ph)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
-Dẫn dắt: Làm đất xong ngườita tiến hành làm gì ?
-Hỏi: Người ta dùng phân gì đẻ bón lót ?
-H: Quy trình của việc bón lót?
-H: Hãy nêu cách bón lót phổ biến mà em biết ?
-HS: hữu cơ
-HS dựa vào thông tin SGK mục III trả lời câu hỏi này.
-HS: bón vãi, bón vào hàng, bón tập trung vào gốc cây.
III.Bón phân lót:
Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân đẻ bón lót.
4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph)
*HS đọc phần ghi nhớ, SGK
*Trả lờicác câu hỏi cuối bài SGK:
-H1: Hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc
-H2: Hãy nêu quy trình bón phân lót
-H3: Ở địa phương, người ta tiến hành làm đất, bón phân lót bằng cách nào ?
5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph)
-Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
-Xem trước bài 16,SGK
V.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CN7,tuần 12-2.doc