Mục đích của việc giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường là nhằm bồi dưỡng và hình thành năng lực về cái đẹp trong cuộc sống hiện thực, đồng thời giáo dục cho các em có được các thị hiếu, tình cảm lành mạnh. Hình thành cho các em những nhu cầu và năng lực sáng tạo thẩm mĩ trong nhà trường. Môn Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật mà học sinh rất yêu thích, nó giáo dục thẩm mĩ cho các em giúp các em làm quen với cái đẹp và vân dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày, tạo ra không khí thoải mái, thư giãn giữa các môn học văn hoá đầy căng thẳng đầu óc. Do đặc thù của môn Mĩ thuật như thế nên khi giảng dạy chương trình mĩ thuật lớp 2 tôi luôn xác định rõ mục tiêu chương trình:
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm phương pháp dạy học môn Mĩ thuật – Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc vẽ. Có thể GV vẽ mẫu từng bước để thu hút các em, ngoài ra có thể vẽ thêm một số loại cây khác nhau để các em nhận biết kỹ hơn đặc điểm của từng loại cây.
ở bài 26 vẽ tranh đề tài con vật.
Bài này tôi cho các em lên bảng thực hiện các bước vẽ con vật (vì ở bài 24 các em đã biết cách vẽ con vật).
Trước khi gọi học sinh lên bảng tôi đưa ra một số câu hỏi:
+ Em định vẽ bức tranh về con vật gì?
+ Theo em, em thể hiện con vật đó như thế nào?
+ Em có thể lên bảng thực hiện các bước vẽ được không?
Các em sẽ lên bảng thực hiện các bước vẽ con vật một cách dẽ dàng. Tôi chỉ việc gợi ý để các em vẽ thêm cảnh phụ cho thành một bức tranh con vật. ở phần này tôi phải nhấn mạnh và phân tích chỉ ra sự khác nhau giữa bài vẽ theo mẫu ở bài 24 và bài vẽ tranh đề tài ở bài 26 để học sinh tránh lạc đề trong khi vẽ tranh.
Để khắc sâu phần này và giúp các em vẽ màu tốt hơn tôi cho các em xem lại một số bức tranh vẽ con vật quen thuộc của học sinh năm trước để các em nhận xét, tham khảo thêm.
3. Hoạt động 3 – Thực hành.
ở hoạt động này học sinh làm bài là chính, học sinh có thể thực hành theo các cách sau:
+ Dựa vào bài vẽ mẫu học sinh sẽ vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của mình.
+ Học sinh sẽ nhớ lại những gì tiếp thu được rồi vẽ.
+ Học sinh sẽ tự điều chỉnh bài vẽ theo gợi ý của giáo viên.
Giờ học vẽ thường có không khí ồn ào hơn các giờ học khác, nếu giáo viên không biết quản lý tổ chức tốt sẽ tạo nên thói quen không tốt đối với HS. Ngược lại đối với giờ học nghệ thuật không nên quá cứng nhắc, khô khan dễ ảnh hưởng đến cảm xúc làm bài của học sinh. Vì vậy để đảm bảo 2 yếu tố này người GV không nên tạo một không khí lớp học quá căng thẳng, gần gũi giúp đỡ học sinh trong khi làm bài, có sự thoải mái trong tổ chức.
- Tiếp tục cung cấp thêm một số kiến thức giúp học sinh hiểu, làm bài tốt.
- Tìm ra những điển hình (bài vẽ khá) để động viên khích lệ cả lớp, hay những thiếu sót mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời (nếu sai sót này quá nhiều thì giáo viên phải giảng lại).
- Khả năng tư duy và nhận thức của học sinh Tiểu học còn yếu nhất là tư duy hình tượng nên học sinh chưa nhận ra ngay những thiếu sót của mình. Sự hướng dẫn của GV sẽ giúp các em một cách cụ thể, học sinh tự tìm thấy những ưu điểm và thiếu sót để tự sửa chữa lấy thì niềm tự tin, hưng phấn được nhân lên gấp bội.
- Trong khi hướng dẫn phải tôn trọng nét vẽ, sự suy nghĩ của học sinh vì đặc điểm lứa tuổi của học sinh khác xa với sự suy nghĩ cách vẽ của người lớn. Nếu không nắm được vấn đề này sẽ hạn chế rất nhiều đến khả năng sáng tạo và sự thể hiện hồn nhiên của lứa tuổi, tranh vẽ sẽ trở lên khô khan gò bó, thiếu tính hồn nhiên sắc sảo của tuổi thơ.
- Trong khi học sinh thực hành GV xuống lớp quan sát giúp đỡ, động viên từng học sinh. Đối với học sinh khá giỏi tôi tạo điều kiện cho các em tự tìm tòi, sáng tạo để bài vẽ sinh động. Đối với học sinh còn lúng túng, vẽ chậm, tôi gợi ý giúp đỡ để các em thực hiện từng bước và hoàn thành bức tranh.
Ví dụ: Với bài đề tài em đi học tôi có thể gợi ý bằng các câu hỏi sau:
+ Em định vẽ em đi học một mình hay đi cùng với ai?
+ Em có thể vẽ thêm các bạn cầm tay nhau đi cho vui.
+ Bố mẹ...chở em đi học bằng xe đạp, xe máy hay dắt bộ?
+ Phong cảnh 2 bên đường em đi như thế nào?
+ Hình ảnh chính, phụ em sẽ sắp xếp ở đâu?
+ Hình ảnh chính, phụ em tô màu như thế nào?
+ Nên thay đổi màu để bài vẽ sinh động?
Hoạt động 4 – Nhận xét, đánh giá:
Đây là phần giáo viên đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh nên GV phải tạo đựơc sự tự tin, phấn khởi trong các em. Để làm được điều đó GV phải nắm chắc nội dung và mục tiêu bài học, phải thay đổi hình thức đánh giá ở mỗi bài.
Mục đích làm cho học sinh thấy được kết quả bài làm của mình, động viên khích lệ
tinh thần học tập của học sinh. Làm cho học sinh thấy được cái đúng, cái chưa đúng từ đó nâng cao năng lực hưởng thụ cái đẹp.
- Sự nhận xét đánh giá của GV phải thật trung thực khách quan có vậy mới động viên khích lệ giúp học sinh tự tin hơn trong những giờ học vẽ tiếp theo, khi đánh giá không nên chê bai những bài vẽ dở làm học sinh thấy mắc cỡ, tự ti vào khả năng của mình.
- Biểu dương những bài vẽ khá, phân tích nhận xét để học sinh thấy được cách vẽ tranh của bạn để từ đó mà học tập lẫn nhau.
- Việc đánh giá không chỉ thấy được kết quả học tập của học sinh mà còn giúp học sinh củng cố kiến thức, khả năng thực hành của mình một cách tốt nhất, vì nó là sản phẩm của chính học sinh trong lớp, học sinh tự tin vào khả năng của mình hơn phù hợp với khả năng chung của cả lớp.
- Trong khi nhận xét GV có thể để học sinh cùng tham gia vào quá trình nhận xét vừa nâng cao khả năng đánh giá cũng như thường thức của học sinh, vừa gây thêm sự hứng thú học tập của HS.
- Khi đánh giá bài của học sinh, tôi thường chọn 1 trong 3 cách đánh giá sau:
+ Cách 1: Học sinh tự trưng bày bài lên bảng.
Nhận xét chung các bài vẽ.
Tự chọn ra những bài mình thích, nêu ra được những điểm tốt của bài.
Tự chọn ra những bài cần sửa, bổ sung thêm và phải chỉ ra được những chỗ cần sửa chữa và bổ sung.
GV cùng HS nhận xét, xếp loại.
+ Cách 2: Cho HS tự phân loại bài theo các nhóm A+ , A và B
Yêu cầu HS tự xếp bài vào các nhóm trên.
GV cùng HS nhận xét đánh giá từng bài.
+ Cách 3: Giáo viên chấm bài, sau đó chọn một số bài đẹp và chưa đẹp.
Yêu cầu học sinh nhận ra được tại sao bài đó được đánh giá là A+ hay A.
- Khi đánh giá tôi thường khen và nhấn mạnh những ưu điểm của tất cả các bài vẽ. Với những bài cần sửa chữa và bổ sung tôi nhận xét nhẹ nhàng để động viên các em.
Hoạt động trò chơi
Với hoạt động này, yêu cầu trò chơi chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nhưng đòi hỏi phải đạt được yêu cầu: Củng cố lại kiến thức cho học sinh, phải tạo không khí thoải mái, phấn khởi tự tin. Rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác ứng sử trong các em nên nội dung trò chơi phải hấp dẫn, phù hợp với nội dung đề tài.
Với yêu cầu trên nên tôi thường chọn trò chơi ghép hình. Để thực hiện trò chơi này tôi phải chuẩn bị sẵn một số hình ảnh rời có kích cỡ, hình dáng, màu sắc khác nhau và
một số khung hình sân chơi...
Ví dụ: Bài đề tài em đi học (chuẩn bị cho 2 đội chơi) tôi phải chuẩn bị:
- Hai khổ giấy rô ki có chuẩn bị sẵn khung hình.
- Hai hộp hình, mỗi hộp gồm:
+ Hình ảnh một vài em quần áo gọn gàng đeo hoặc xách cặp sách.
+ Hình ảnh một vài em mặc quần cộc, áo may ô trông lôi thôi xộc xệch.
+ Hình ảnh bố mẹ hay ông bà mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ với dáng đang trong tư thế các em đi học.
+ Hình ảnh bố mẹ hay ông bà với dáng đang lao động.
+ Một số hình ảnh phụ (cây cối, vườn hoa, trường học...).
Nhiệm vụ của các em là phải tìm chọn đúng những hình ảnh phù hợp để ghép thành một bức tranh đề tài em đi học.
ở trò chơi này có thể có nhiều tình huống xảy ra:
Ví dụ: Học sinh chọn bạn đi học với quần áo xộc xệch, lôi thôi hay ông bà đang quốc ruộng,... hoặc bài vẽ chưa rõ trọng tâm...
Tuỳ thuộc vào tình huống mà tôi giải quyết để giúp học sinh sửa chữa và cũng dựa vào các tình huống đó mà tôi giáo dục thêm cho các em về đạo đức, tính thẩm mĩ. Như vậy thì mới đảm bảo được đầy đủ mục tiêu của bài học.
Phần giới thiệu vào bài học.
Trước khi đi vào các hoạt động bước giới thiệu cũng rất quan trọng, GV phải tìm cách giới thiệu sao cho hấp dẫn, thu hút học sinh, phần nào gợi mở nội dung đề tài để HS hứng khởi thích khám phá tìm tòi bài học mới.ở phần này tôi đã thực hiện bằng nhiều cách có thể dùng tranh ảnh hoặc một câu truyện ngắn hoặc bài hát có nội dung phù hợp với bài học mới. Những bài các em không thuộc thì giáo viên có thể đọc hoặc hát cho các em nghe
Ví dụ: Bài 7- Vẽ tranh. Đề tài: Em đi học
Có thể hát bài: Hôm qua em tới trường, con đường tới trường.
Bài 19- Vẽ tranh. Đề tài: Sân trường em giờ ra chơi.
Hát bài: Múa vui, tìm bạn thân.
Bài 26-Vẽ tranh. Đề tài con vật( vật nuôi)
Câu đố: Con vật, đàn gà con...
5. Dặn dò:
- Với những bài học sinh chưa hoàn thành tại lớp tôi cho các em về nhà hoàn thành tiếp.
- Để giờ học sua đạt kết quả cao, sau khi kết thúc giờ học tôi thường dặn các em về nhà chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tranh ảnh, quan sát trước những hình ảnh phục vụ cho giờ học sau.
III. Kết quả:
Với cách dạy như trên tôi thấy các giờ học rất có hiệu quả:
- Các em đã hoàn thành bài rất tốt: Đã biết tìm hình ảnh thích hợp, biết sắp xếp bố cục, thể hiện màu sắc làm rõ trọng tâm của bài.
- Học sinh đã bộc lộ được những gì mình biết, mình làm được, tiếp thu bài nhanh, tự tin vào khả nămg của mình và đã có nhiều sáng tạo trong các bài vẽ. Không khí lớp học luôn sôi nổi, học sinh yêu thích môn học, biết học tập lẫn nhau và tự tìm tòi sáng tạo thêm những môn học khác.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy và kết quả đã đạt được, tôi thấy để dạy tốt phân môn vẽ tranh lớp 2 có hiệu quả thì giáo viên phải làm tốt một số yêu cầu sau:
- Phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và thực hiện trình tự các hoạt động dạy học.
- Trong mỗi tiết học giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn các em vào bài học, gây hứng thú học tập trong các em.
- Phát huy tính tích cực của học sinh không gò ép, áp đặt, phải trân trọng ý kiến của học sinh. GV phải nhiệt tình, tận tâm giúp các em làm bài bằng cách gợi ý để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ của mình.
- Không những dạy các em học những gì mà còn dạy các em học như thế nào. GV cần tổ chức cho các em hoạt động theo cặp, theo nhóm để các em
có dịp học tập thảo luận lẫn nhau.
- GV nên tổ chức cho các em tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn để hướng các em có ý thức vươn lên. GV hãy luôn lắng nghe và học tập từ chính học sinh của mình, của người khác.
* *
*
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật lớp 2. Tôi rất mong sự tham gia góp ý và giúp đỡ của các tổ chuyên môn để giúp tôi giảng dạy tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Trường, ngày 12 tháng 4 năm 2009
Đánh giá xếp loại Tác giả sáng kiến
Của cơ quan đơn vị
Lê Xuân Minh
File đính kèm:
- kinh nghiem pp day mon ve tranh.doc