Như chúng ta đã biết “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai” . Trẻ em mầm non chính là thế hệ tương lai của đất nước sau này. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với giáo viên Mầm Non. Ở trường Mầm Non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách hiệu quả khi trẻ chơi trẻ học cách sử dụng đồ vật theo chức năng và một trong những hình thức vui chơi của trẻ là vui chơi với đồ vật.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm làm và sử dụng bộ đồ chơi quả bóng thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhìn xem thân cầu tuột gồm mấy trụ ?
+ Vậy trụ bên trái như thế nào so với trụ bên phải ?
+ Trụ bên phải như thế nào so với trụ bên trái ?
+ Hai trụ như thế nào với nhau?
* Chủ đề : Gia Đình:
Môn : Làm quen văn học
Đề tài : Truyện “ Tích Chu” ( Loại 2)
Ở thể loại này thì trẻ đã nắm được nội dung và nhân vật trong câu chuyện nên tôi sử dụng bộ đồ dùng này để vào bài cũng cố cho trẻ một số nhân vật trong truyện
“ Tích Chu ”
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai với hình ảnh nhân vật trong truyện: Bà, tích chu , cô tiên , con chim, giếng nước thần…
Ví dụ : Tôi tập trung trẻ bằng trò chơi “ Ai đoán giỏi”. Trẻ thả bóng và xoay bàn xoay , lấy những hình ảnh trong ô quả bóng rơi vào và đố trẻ xem những hình ảnh nhân vật này có trong câu chuyện nào? Qua đó trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện và thể hiện được nhân vật trong câu chuyện.
* Môn : Làm quen chữ viết:
Đề tài : E ,Ê ( Tiết 1)
Trước khi vào phần cung cấp kiến thức mới tôi dùng bộ đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh” cho trẻ chơi trò chơi ổn định giúp trẻ nhận biết và tìm ra chữ cái đã được học. Qua hình thức trò chơi này cũng giúp trẻ phát hiện ra chữ cái mới.
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai chứa chữ cái trước khi tiến hành hoạt động. Tôi tiến hành thả bóng xoay bàn xoay và đưa cao chữ cái cho trẻ gọi tên chữ cái đó
Ví dụ: Tôi dùng bài hát “ Cả nhà thương nhau” để ổn định trẻ
Bây giờ cô có một trò chơi “ Nhìn nhanh nói nhanh” . Các con cùng chơi nha
+ Các con hảy nhìn thật nhanh và nói cho cô biết đó là chữ gì?
+ Bạn nào phát hiện có chữ cái mới nào ?
Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con chữ cái mới “ E, Ê”
Cô cho trẻ phát âm chữ cái “ E, Ê”
* Chủ đề : Thế giới động vật:
Môn : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : Đàm thoại về một số con vật sống trong rừng
Với đề tài và chủ đề này tôi sử dụng bộ đồ chơi “ Quả Bóng Thông Minh” vào trong phần giới thiệu bài .
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai với các hình ảnh con vật
+ Động vật sống trong rừng như : Nai , hổ , voi , gấu…
+ Động vật sống trong nhà : Mèo , gà ,heo ,chó…
+ Côn trùng : Con bướm, con ong , con sâu…
+ Động vật sống dưới nước: Cá, cua, tôm …
Tôi cho trẻ thả bóng và xoay bàn xoay quả bóng rơi vào ô nào trẻ sẽ gọi tên con vật trong ô đó.
Ví dụ: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Bé cùng đoán”
Cô mời một trẻ lên thả bóng , xoay bàn xoay và đưa hình ảnh ra phía trước đố các bạn con gì ?
Trẻ phía dưới trả lời đúng con vật bạn đố như : con mèo , con voi ,gấu …
Cô đàm thoại về các hình ảnh
+ Những con vật này sống ở đâu?
+ Trong rừng ngoài có con voi còn có con vật nào sống ?
Để biết được động vật nào sống trong rừng hôm nay cô và các con cùng đàm thoại về các con vật sống trong rừng .
* Chủ đề : Nghành nghề:
Môn: Khám phá khoa học
Đề tài : Nghề Bác Sĩ
Đến với chủ đề “ Nghành nghề”, những kiến thức về nghề nghiệp trong tương lai đối với trẻ rất nhiều, và việc giúp trẻ phân biệt đặt điểm của từng nghề là việc cần thiết của tôi. Vì vậy khi cung cấp cho trẻ kiến thức về nghề “ Bác sĩ” tôi dùng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” trong phần cho trẻ chơi cũng cố dưới hình thức thi d6m hứng thú cho trẻ
Tôi chuẩn bị nắp chai về dụng cụ nghành nghề Bác Sĩ như : Tai nghe , áo blue, nón ,thuốc , kim tiêm…
Ví dụ: để cũng cố lại kiến thức đã học tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Nghe nhanh nói nhanh”
Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cữ một bạn lên thả bóng và xoay bàn xoay. Sau khi quả bóng rơi vào ô nào thì bạn sẽ chạy lên nói nhỏ vào tai bạn kế bên mình, cứ lần lượt đến bạn cuối hàng sẽ lựa chọn đúng dụng cụ nghề Bác sĩ đính lên bảng của đội mình.
Luật chơi : Phải truyền tin sao cho không cho đội bạn nghe. Kết thúc cuộc chơi đội nào chọn được nhiều dụng cụ nhất đó là đội thắng cuộc.
* Chủ đề : Phương Tiện Giao Thông:
Môn : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : Đàm thoại về các phương tiện giao thông đường bộ
Trong đề tài này tôi dùng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” trong phần giới thiệu bài cho trẻ.
Tôi chuẩn bị bộ nắp chai với nhiều hình ảnh phương tiện giao thông đường bộ như : xe máy, xe đạp ,xe ô tô , xe buýt …đặt trong bàn xoay và bắt đầu thả bóng
Ví dụ : Cô cho trẻ ngồi xung quanh và mời một trẻ lên thả bóng nếu bóng rơi vào ô “ Xe máy” ,trẻ gọi tên phương tiện “Xe máy”
Sau đó cô giới thiệu hoạt động “ Đàm thoại về các phương tiện giao thông đường bộ” .
4. Công năng:
Bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” chủ yếu sử dụng trong hoạt động vui chơi ở góc học tập. Đồ chơi sử dụng cho 3 khối lớp: Mầm, chồi, lá.
Đối với lớp mầm: Sử dụng bộ nắp hoa, quả, con vật….
Đối với lớp chồi sử dụng thêm bộ chữ số.
Đối với lớp lá: Ngoài những nội dung trên sử dụng thêm bộ chữ cái.
Khi trẻ được thao tác với bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà cô đã trang bị ở hoạt động chung của các môn học như: Hoạt động khám phá, làm quen với toán, làm quen chữ viết…đạt hiệu quả cao.
Bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” được sử dụng suốt trong năm học với nhiều chủ đề, theo từng thời điểm.
Bộ đồ chơi được thực hiện dưới dạng mở qua các hoạt động rèn cho trẻ sự nhạy bén nhanh nhẹn, thông minh, trẻ biết sử dụng những kiến thức mà cô đã trang bị qua các tiết học để ứng dụng vào hoạt động một cách tự nguyện. Qua đó giúp trẻ năng động sáng tạo và tích cực.
Những thao tác xoay bàn xoay,vặn nắp chai vào trong cổ chai giúp trẻ phát triển vận động tinh. Thao tác lựa chọn hình ảnh , gọi tên hình ảnh góp phần phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
5. Phối hợp đồng nghiệp trong trường:
Là một người giáo viên để thực hiện tốt công tác thì việc phối hợp với giáo viên dạy chung giúp chúng tôi có cùng thống nhất về cách chăm sóc giáo dục trẻ . Bên cạnh đó trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi tôi cũng phối hợp với các đồng nghiệp khác trong trường để trao đổi chia sẻ ý liến và học hỏi kinh nghiệmvề bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi vào thứ 5 hàng tuần, cùng tham gia dự giờ thao giảng các tiết Dự giờ thao giảng các tiết dạy có sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” để học hỏi rút kinh nghiệm về cách sử dụng bộ đồ chơi trong hoạt động vui chơi và trong các hoạt động khác.
Vận động hổ trợ cùng thu gom nguyên vật liệu phế liệu phế phẩm tiến hành là bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” ( Xem hình 8,9)
6. Phối hợp nhà trường:
Trong quá trình thực hiện công tác bản thân tôi luôn phối hợp tốt với nhà trường , nhà trường xây dựng chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi tôi có tham gia và chia sẻ hướng dẩn làm bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho phụ huynh tham gia buổi thao giảng những tiết học có sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Phối hợp nhà trường tiếp tục phong trào thu gom nguyên liệu phế phẩm nhắm duy trì nguồn nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi từ phía phụ huynh và các đồng nghiệp khác trong trường
7. Phối hợp phụ huynh:
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối hợp với phụ huynh là vô cùng quan trọng hàng ngày trong giờ đón trả trẻ tôi có trao đổi, vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu phế phẩm như : Hũ ván sữa, nắp chai, muỗng sữa…để tôi tạo ra bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” phục vụ cho công tác.
Vận động phụ huynh tới tham gia dự giờ hoạt động trẻ có sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” để phụ huynh có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong mọi hoạt động của trẻ.
III. Kết quả đạt được:
Với những biện pháp nêu trên kết hợp với công tác phối hợp trong quá trình làm và sử dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” tôi đã đạt được những kết quả như sau:
Khi áp dụng bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú trong suốt buổi chơi trẻ thay phiên nhau thả bóng , xoay bàn xoay qua đó trẻ ôn lại kiến thức đã học một cách hứng thú và tự nguyện giúp cho hoạt động vui chơi đạt kết quả tốt
Hoạt động vui chơi nhất là Góc học tập không còn nhàm chán đối với trẻ đa số trẻ đã tích cực và hứng thú hơn và đã đạt 95% trẻ tích cực. Những giờ thao giảng dự giờ không còn bị góp ý trẻ không tích cực. Từ phía phụ huynh đã tích cực hỗ trợ nguyên vật liệu phế phẩm cho cô.
Tôi đã mạnh dạn đưa bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” tham gia hội thi “ Làm đồ dùng đồ chơi cấp tỉnh năm 2012-2013 ” và đạt giải A cấp tỉnh
Bài học kinh nghiệm:
Bên cạnh những kết quả đạt được bản thân tôi đã tự đúc kết cho mình một số kinh nghiệm:
Bản thân tự thu gom và phối hợp với phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liều cần thiết để làm bộ đồ chơi” Quả bóng thông minh”. Tự đầu tư tìm biện pháp đưa bộ đồ chơi “Quả bóng thông minh” vào trong tất cả các hoạt động
Thực hiện tốt công tác phối hợp với nhà trường và đồng nghiệp tiếp để tiếp thu ý kiến đóng góp trong cách sử dụng có hiệu quả bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh” chú ý tồ chức hoạt động thay đổi các ngày trong tuần sao cho tất cả trẻ đều được tham gia chơi với bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh”
Bản thân tự tìm tòi lên mạng tìm những bộ đồ chơi tự tạo mới để cập nhật làm kinh nghiệm cho bản thân.
C. KẾT LUẬN:
“ Quả bóng thông minh” là bộ đồ chơi tự tạo làm từ phế liệu phế phẩm giúp cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh thông qua bộ đồ chơi này người giáo viên có thể giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Bộ đồ chơi với cấu trúc đơn giản , màu sắc đẹp dễ cuốn hút trẻ thể hiện tính hồn nhiên ngộ nghĩnh phù hợp với đặc điểm của trẻ.
Với tâm lý trẻ khi được trực tiếp thao tác với bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” sự di động của quả bóng và sự chuyển động của vòng xoay trẻ rất hứng thú, tích cực chơi nên trong suốt thời gian chơi trẻ không chán và không bỏ nhóm.
Khi tham gia chơi , rèn luyện cho trẻ sự nhạy bén , thông minh, trẻ biết sử dụng những kiến thức mà cô đã trang bị qua các tiết học để ứng dụng vào trò chơi một cách tự nguyện
Bộ đồ chơi “ Quả bóng thông minh ” là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, củng cố những kiến thức mà cô đã trang bị, nhằm phát triển tư duy cho trẻ, giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp cũng như tại đơn vị.
Định An ngày tháng năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Anh Thư
File đính kèm:
- SKKN.doc