Kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập Môn ngữ văn trung học cơ sở.

 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình học tập. Đổi mới chương trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu quan trọng có đổi mới đánh giá.Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt độngđánh giá,bởi vậy trong quá thình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên càn phải đổi mới việc kiểm tra.

 Hoạt động dạy và học càn có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo rahiệu quả ở mức cao nhất thể hiện chất lượng học tập của học sinh.Về phương diện này chất lượng học tập được xem nhưchất lượng một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện.Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức kỹ năngvà thói quen còn hời hợt ,mơ hô sẽ giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh.Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà giáo dục , các giáo viên bộ môn và bản thân học sinh có nhũng thômg tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉng và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm của mình trong quá trình dạy và học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập Môn ngữ văn trung học cơ sở., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm nhỏ trong việc ra đề thi, kiểm tra môn ngữ văn theo hướng đổi mới trong một số năm qua. B/ Giải quyết vấn đề: I.Các giải pháp thực hiện: Chương trình Ngữ văn THCS mới đã thí điểm và đang thực hiện đại trà trong toàn quốc. Thay đổi một cách đồng bộ từ nội dung đến SGK, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập. một trong những điểm thay đổi nổi bật của môn ngữ văn là thực hiện nguyên tắc tích hợp. Học và dạy theo phương pháp tích hợp thì kiểm tra thi cử cũng phải theo tinh thần ấy. Trong những năm học vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục, nhà trường chúng tôi đã mạnh dạn đổi mới kiểm tra các môn hoc nói chung và môn ngữ văn nói riêng . 3 Xác định mục tiêu đổi mởi kiểm tra, đánh giá. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá. Công cụ, phương tiện, phương pháp chủ yếu của đánh giá. Các hình thức kiểm tra. Khắc phục những hạn chế khi kiểm tra, đánh giá. Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. II/ Các biện pháp để tổ chức thực hiện : Kiểm tra vấn đáp(kiểm tra miệng): Không nên chỉ kiểm tra vấn đáp vào 15 phút đầu giờ mà chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học quen gọi là kiểm tra bài cũ. Hình thức kiểm tra vấn đáp có thể sử dụng ở mọi thời điêmtrong tiết học Ngữ văn từ tìm hiểu bàimới vận dụng các kiểm tra kỹ năng có liên quan để tìm hiểu bài mới;luyện tập đọc, nghe, nói, viết cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau. Khi kiểm tra vấn đáp cần xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi; hạn chế cách dùng một câu hỏi cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp . Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy- học môn ngữ văn trong nhà trường hiện nay, cần phải giảm thiểu câu hỏi loại tái hiện, tăng cường các câu hỏi phát huy tính tích cực chủ đọng của học sinh trong quá trình học tập . Chú trọng tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những suy nghĩ cá nhân, biết chấp nhận có phê phán, ý kiến của cá nhân học sinh, đồng thời với việc rèn luyện năng lực nói và trình bày lưu loát, diễn cảm những suy nghĩ, tình cảm của các em. Bên cạnh viêc tận dụng tối đanhững câu hhỏi bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể xây dựng thêm những câu hỏi bài tập khác dựa trên mục tiêu cần đạt và khả năng học tập của các đối tượng học sinh trong lớp . 4 Thí dụ : Với bài 17(SGK Ngữ văn6, tập1) có thể sử dụng những bài tập hỗ trợ thêm cho hệ thống bài tập trong SGK đểhọc sinh trả lời nhanh như sau; Qua đoạn văn: “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào trong các nét tính cách sau Tự tin, dũng cảm. Tự phụ, kiêu căng. Khệnh khạng, xem thường mọi người. Hung hăng, xốc nổi. 2.Kiểm tra viết: Là hình thức kiểm tra phổ biến với môn ngữ văn, được dùng để kiểm tra nhiều học sinh trong một thời điểm. Nội dung kiểm tra viết có thể bao quát từ những mạch kiến thức kỹ năng lớn đến những mạch kiến thức kỹ năng nhỏvà học sinh phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết. Trong năm học qua, chúng tôi đã áp dụng các hình thức kiểm tra sau đây: 2 a)Kiểm tra viết kiểu luận đề(Tập làm văn): Là loại bài tập kiểm tra thường dùng trong môn Ngữ văn, số lượng câu hỏi rất ít . Đây là kiểu kiểm tra quen thộc với môn Ngữ văn THCS , những năm qua cách kiểm tra này thường dễ soạn , dễ xây dựng biểu điểm nhưng chấm cho chính xác khách quan lại vô cùng khó khăn vì phải phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người chấm, mức độ tin cậy, tính khách quan của bài luận là rất hạn chế .Vì những lý do trên, trong năm học vừa qua chúng tôi đã đổi mới kiểm tra theo hướng tăng cường kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan . 2.b) Kiểm tra trắc nghiệm khách quan : Có thể phục vụ cho nhiều mục đích đánh giá khác nhau cho môn Ngữ văn , tuy 5 nhiên người soạn câu hỏi cần nắm vững các mạch kiến thức kỹ năng , có định hướng kiểm tra rõ ràng ,biết thể hiện ý tưởng sẽ kiểm tra qua một hình thức ngôn ngữ ký hiệu ( nếu có ) một cách tường minh dễ hiểu đối với học sinh .Có như vậy câu hỏi trắc nghiệm mới thật sự có hiệu quả , đánh giá chính xác và đem lại những thông tin có giá trị .Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trongdạy học Ngũ văn sẽ đem lại nhiều ưu thế ,phạm vi kiến thức kỹ năng được kiểm tra toàn diện hơn , tính khách quan và độ chính xác cao hơn , có thể chấm nhanh và chấm chính xác bằng máy , đánh giá chính xác năng lực học tập môn ngữ văn của học sinh , có thể chia nhỏ và đánh giá được kết quả học tập và kỹ năng chuyên biệt của những kiến thức kỹ năng chung. Số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra phụ thuộc vào mục đích của việc kiểm tra và số lượng thời gian dành cho việc kiểm tra. Tất nhiên với bài kiểm tra, số câu hỏi trắc nghiệm càng nhiều thì kết quả càng đáng tin cậy, đồng thời càng bao quát được phạm vi nội dung kiểm tra kỹ năng rộng lớn hơn. Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Một bài trắc nghiệm khách quan tốt là một bài có mức độ khó vừa phải, có nghĩa là không quá dễ hoặc không quá khó so với số đông học sinh. Vì thế không nên hỏi những câu mà phần đông học sinh không trả lời được, hay những câu hỏi mà hầu hết học sinh đều có thể trả lời được vì như thế là quá khó hoặc quá dễ, không đủ độ tin cậy để đánh giá học sinh hay phân loại học sinh giỏi và học sinh yếu. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm cố phần lệnh hỏi và phần thân.Các quy tắc chính khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong năm qua, chúng tôi đã xây dựng các quy tắc chính khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan như sau: + Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đánh số, tránh mất thời gian đọc. + Mỗi câu tập trung vào một vấn đề kiểm tra trong một bộ câu hỏi không được có những nội dung hỏi trùng lập. 6 + Nên sử dụng loại câu có nhiều lựa chọn để đo mức đô suy nghĩ của học sinh. + Trật tự các câu được bố trí theo một mạch lôgíc, hợp lý. + Trong mỗi câu hỏi, đảm bảo chỉ có một phương án trả lời đúng. + Các phương án trả lời khác cần chọn các phương án nhiều hợp lý và nằm trong các lỗi thường gặp của học sinh. + Độ dài các phương án trả lời tương đương nhau, tránh sử dụng cụm từ: gồm các ý trên, không là ý trên. Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong năm học qua chúng tôi đã sử dụng các hình thức sau: + Câu hỏi trắc nghiệm đúng- sai:loại câu hỏi này chỉ có hai lựa chọn là đúng hoặc sai, có hạn chế là học sinh dễ đoán mò và nếu học sinh đoán mò tỉ lệ may rủi sẽ là 50%. Thí dụ: Điền chữ Đ(đúng) hoặc S (sai) vào nhận định sau đây: “Thơ đường luật là loại thơ có từ đời nhà Đường- Trung Quốc” + Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn: Là loại câu hỏi đưa ra nhiều phương án trả lời, chỉ có một phương án đúng và nhiều phương án sai, độ hấp dẫn trả lời của các phương án ngang nhau để biểu thị một sự sai lệch hoặc chưa chắc chắn về kiến thức kỹ năng nào đó của học sinh trong học tập môn học. Khi làm bài hs chỉ được lựa chọn một trong nhiều phương án trả lời. Thí dụ: Bài thơ “Lượm” được sáng tác theo phương thức: Miêu tả. Tự sự. Biểu cảm. Cả 3 phương tiện trên. +Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn:Là loại câu hỏi học sinh phải tự nghĩ ra một từ hay cụm từ để trả lời câu hỏi. 7 Thí dụ:Hãy hoàn thành nốt các câu sau: Truyền thuyết là Cụm danh từ là + Câu hỏi điền khuyết:Là loại câu hỏi có nhiều chỗ trống mà học sinh có nhiệm vụ suy nghĩ để điền từ ngữ, nhóm từ, câu vào chỗ trống : Thí dụ : Cho hai câu thơ sau: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây .. đá, láhoa.” Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ trống? Chen Xen Lẫn 2.c) Kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm: Kiểu bài kiểm tra này có những ưu thế so với cách ra đề truyền thống.Khả năng nâng cao năng lực tích cực chủ động trong học tập, tăng tính khách quan, cung cấp được những thông tin tin cậy. Ví dụ sau đây là một đề kiểm tra 45 phút có sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận: + Trắc nghiệm(5 điểm, mỗi câu 1 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và làm các bài tập 1,2,3,4,5. “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những làn sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .” Đoạn văn trên được diễn đạt theo phương thức nào? 8 Tự sự. Miêu tả. Nghị luận. Biểu cảm. Tác giả đoạn văn trên là ai? Võ Quảng Tạ Duy Anh Đoàn Giỏi Tô Hoài Đoạn văn trên viết với mục đích gì? Kể việc Cảm nghĩ vùng Năm Căn Giải thích vẻ đẹp vùng Năm Căn Tả cảnh sông nước Năm Căn 4.Vị trí quan sát và miêu tả của tác giả ở đoạn văn? Trên bờ B. Trên thuyền C. Từ xa 5. Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu văn: “Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lưía trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kiaôm lấy dòn sông.” “Đước thân cao vút, rễ ngay mình, trổ xuống ngàn tay..đất nước.” Bao Bọc Ôm Phủ 9 *Tự luận: (5điểm) 1. Viết đoạn văn miêu tả dòng sông quê em mùa lũ lụt. (3đ) 2. Em có suy nghĩ gì về cuộc sống con người vùng sông nước Cà Mau (2đ) C.Kết luận: 1. Trong trương trình Ngữ văn mới các kiến thức về văn Tiếng việt , làm văn đều dựa vào hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành .Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phân môn với các văn bản chung có trong sách giáo khoa. 2. Do yêu cầu đổi mới đánh giá bài kiểm tra áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm với phần tự luận .Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng quát trên một phương diện khá rộng các kiến thức đã học , vì thế không nên học tủ , học lệch mà phải ôn toàn diện đầy đủ . 3. Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần : Phần trắc nghiệm chiếm 30% số điểm nhằm kiểm tra kiến thức về đọc hiểu ,về Tiếng việt ;Phần tự luận 70% điểm , nhằm kiểm tra và kỹ năng tập làm văn qua một bài (đoạn) văn ngắn ./. 10 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XẾP LOẠI:.. Ngàythángnăm2011 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM XẾP LOẠI:.. Ngàytháng.năm 2011 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (Ký tên, đóng dấu ) 11

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon Van THCS(2).doc