Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?
-Thuộc châu Á. Hòn đảo ở Địa Trung Hải này bị Thổ Nhĩ Kỳ v à Hy lạp chiếm đóng mỗi bên một
nửa (9250 km2 , 735000 dân)
· Lục địa nào được phát hiện gần đây nhất?
-Châu Úc. Người Anh đã tìm ra châu lục này thế kỷ thứ 17. Người Úc chủ yếu gốc Anh, họ sống
ở những vùng ven biển trù phú còn sâu trong đất liền phần lớn là sa mạc.
· Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới về diện tích?
-Toà thánh Vatican được thành lập năm 1929 chỉ rộng 0,44 km2 và có khoảng 1000dân, nằm
giữa thủ đô Roma của Italia.
· Thành phố châu Âu nào được gọi là thành phố vĩnh cửu?
-Thành phố Roma, thủ đô Italia, được xây dựng từ 750 tr. CN (còn gọi là La mã). Từ một thành
phố nhỏ bé nó đã trở thành một vương quốc La mã khổng lồ chiểm miềnbắc Phi, xung quanh
Địa Trung Hải, và Nam Âu làm thuộc địa.
· Vĩ tuyến 38 chia bán đảo nào làm đôi và cho biết tên của hai quốc gia hình thành?
-Nó chia bán đảo Triều tiên năm 1945 thành Bắc Triều tiên và Hàn quốc.
· Đảo Korsika (Cooc) thuộc nước nào?
-Thuộc Pháp, đây là quê hương của Napoleon, người hùng ngự trị châu Âu thế kỷ 18.
377 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Liên
minh thiên văn quốc tế đang diễn ra tại Sydney, Australia.
Đại đa số các thiên hà chứa một lỗ đen ở trung tâm – vùng không gian dày đặc tới mức
nó nặng gấp Mặt trời của chúng ta hàng triệu lần song chỉ lớn hơn vài chục lần. Lực hấp
dẫn của lỗ đen cực lớn, giống như một lỗ tháo nước khổng lồ, hút bụi và mọi thiên thể ở
gần nó để gia tăng khối lượng.
Đã từ lâu giới thiên văn thắc mắc lỗ đen dẫn tới sự ra đời của thiên hà bằng cách tập hợp
bụi và khí thành các ngôi sao hay là thiên hà có đủ khối lượng để “gieo mầm” lỗ đen
bằng cách bắt giữ các ngôi sao. Heckman và các thành viên khác, hiện đang làm việc cho
một dự án mang tên Sloan Digital Sky Survey để lập bản đồ 100 triệu thiên thể, đã
nghiên cứu 120.000 thiên hà gần kề Ngân hà.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy dấu hiệu ra đời của các ngôi sao và sự huỷ diệt vật
chất khi vật chất bị hút vào một lỗ đen. Từ đó, họ đi đến kết luận các ngôi sao hình thành
với tốc độ ngang bằng với lỗ đen. Nhà nghiên cứu lỗ đen Andrew King thuộc Đại học
Leicester, Anh, nhận xét: “Đây là một phát hiện lớn. Con người sẽ sử dụng dữ liệu này
trong nhiều năm tới”.
Có lẽ đa phần sự phát triển của thiên hà và lỗ đen diễn ra cách đây chừng mười tỷ năm.
Dự án khảo sát lập bản đồ là cần thiết nhằm tìm ra một vài thiên hà vẫn đang trải qua quá
trình phát triển. Những thiên hà gần kề này là một phòng thí nghiệm tốt giúp giới khoa
học hiểu biết về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Ngân hà nhỏ hơn các thiên hà trong dự án và có một lỗ đen khá khiêm tốn ở trung tâm.
Tuy nhiên, dữ liệu mới đây cho thấy Ngân hà và lỗ đen trung tâm của nó cùng trải qua
quá trình phát triển đau đớn cách đây hàng tỷ năm.
Tại sao nói vũ trụ có thể bắt đầu từ một vụ nổ lớn?
Vũ trụ bắt nguồn như thế nào? Từ cổ chí kim, từ trong đến ngoài ai cũng đều quan tâm
đến vấn đề này. Về phương diện này có rất nhiều truyền thuyết, thần thoại, cũng có người
nêu ra không ít giả thuyết khoa học. Nhà thiên văn học người Mỹ James đã từng nêu lên
một quan điểm mới, ông ta cho rằng vũ trụ đã từng có một quá trình từ đặc đến loãng, từ
nóng đến lạnh, không ngừng dãn nở. Quá trình này hình như là một vụ nổ có quy mô lớn.
Nói một cách đơn giản, vũ trụ bắt nguồn từ một vụ nổ lớn. Thuyết vũ trụ nổ lớn là một
học thuyết nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng cũng lớn nhất trong vũ trụ học hiện đại.
Thuyết vũ trụ nổ lớn chia quá trình biến hoá của hai mươi tỷ năm vũ trụ thành ba giai
đoạn. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ sớm nhất của vũ trụ. Khi đó vụ nổ vừa mới bắt đầu
không lâu, vũ trụ ở trạng thái nhiệt độ rất cao, độ dày đặc cao, nhiệt độ đạt đến trên mười
tỷ độ C. Dưới điều kiện này, không cần nói không có cuộc sống tồn tại, đến ngay cả Trái
đất, Mặt trăng, Mặt trời và tất cả những thiên thể cũng đều không thể tồn tại được, thậm
chí không có bất kỳ một nguyên tố hoá học nào tồn tại. Trong không gian vũ trụ chỉ có
một vài vật chất ở trạng thái hạt cơ bản nơtron, proton, hạt nhân, photon, nơtrinô… vũ trụ
đứng ở trong thời gian này rất ngắn, ngắn đến nỗi chỉ tính bằng giây.
Cùng với sự dãn nở không ngừng của hệ thống vũ trụ, nhiệt độ nhanh chóng hạ xuống.
Khi nhiệt độ hạ xuống một tỷ độ C cũng là lúc vũ trụ bước vào giai đoạn thứ hai, các
nguyên tố hoá học được bắt đầu hình thành trong thời gian này. Trong giai đoạn này,
nhiệt độ giảm đến một triệu độ C, lúc này, quá trình hình thành các nguyên tố hoá học
ban đầu đã kết thúc. Vật chất của không gian vũ trụ chủ yếu là proton, hạt nhân, proton
và một vài hạt nguyên tử khá nhẹ, bức xạ ánh sáng vẫn mạnh, và cũng như ở giai đoạn
trước không tồn tại tinh thể. Giai đoạn thứ hai trải qua khoảng vài nghìn năm.
Khi nhiệt độ giảm xuống vài nghìn độ C, vũ trụ tiến đến giai đoạn thứ ba. Thep lịch sử vũ
trụ của hai mươi tỷ năm trở lại đây thì giai đoạn này là dài nhất, đến ngày nay chúng ta
vẫn đang sống trong giai đoạn này. Do sự giảm xuống của nhiệt độ, bức xạ cũng dần dần
yếu đi. Trong không gian vũ trụ tràn đầy vật chất thể khí, những thể khí này dần dần
ngưng tụ thành tinh vân (nebula), hình thành thêm hệ thống các vì sao muôn hình vạn
trạng, trở thành thế giới trời sao với các sắc màu sặc sỡ mà ngày nay chúng ta nhìn thấy.
Đây chính là bức tranh đại thể của vụ nổ lớn vũ trụ mà chúng ta đang nói đến.
Khi lý luận vụ nổ lớn vừa nêu ra, nó không nhận được sự đánh giá cao của quảng đai
quần chúng. Nhưng, sau hơn 70 năm sau khi sinh ra, nó lại không ngừng nhận được sự
ủng hộ của những quan trắc thiên văn thực tế.
Ví dụ, mọi người quan sát được đường hồng đường phổ có tính hệ thống của những thiên
thể ngoài hệ Ngân hà, dùng hiệu ứng đa phổ để giải quyết vấn đề này, đường hồng chính
là phản ứng của dãn nở vũ trụ, điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận vụ nổ lớn.
Theo lý luận vụ nổ lớn, nhiệt độ vũ trụ ngày nay chỉ còn mấy độ nhiệt độ tuyệt đối. Sự
phát triển của bức xạ bối cảnh vũ trụ 3K trong những năm 60 của thế kỷ 20 ủng hộ mạnh
mẽ cho luận điểm này.
Có sự ủng hộ quan trắc thực tế này, cuối cùng làm cho vụ nổ lớn giành được vương miện
“Minh tinh” trong nhiều học thuyết có liên quan đến sự bắt đầu của vũ trụ.
Sau đó, lý luận vũ trụ vụ nổ lớn cũng vẫn còn tồn tại một vài vấn đề khó khăn vẫn chưa
giải quyết được, còn phải đợi những nghiên cứu sâu sắc và giành được càng nhiều những
tư liệu quan sát, mới có kết luận hơn nữa.
Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?
Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuần hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cần
phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh
sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ… Chúng đều đặt ra cho con người chúng ta vô số những
nghi hoặc, Trái đất mà chúng ta sinh sống như thế nào đây? Nó chiếm vị trí gì trong vũ
trụ? Mặt trời làm sao lại phát ra những tia sáng và nắng rực? Nó có ảnh hưởng gì đối với
cuộc sống của con người chúng ta? Trong không gian buổi tối ánh sao lấp lánh là vì sao
vậy? Ngoài Trái đất của chúng ta ra, trên những tinh cầu khác có cuộc sống không? Sao
chổi và tiểu hành tinh có sự va chạm với Trái đất ư? Những vấn đề này yêu cầu con
người cần phải nỗ lực tiêu tốn bao nhiêu là công sức để tìm tòi là nghiên cứu. Quá trình
hình thành và phát triển của thiên văn học chính là quá trình con người dần tim hiểu về
giới tự nhiên.
Người xưa khi làm những việc trồng trọt chăn nuôi, để tránh nhầm mùa thì cần phải hiểu
được những hiện tượng thiên nhiên để tận dụng chúng vào việc xác định mùa. Những
người ngư dân và hàng hải tận dụng những ngôi sao trên biển cả mênh mông để xác định
được phương hướng tiến về phía trước của mình, tận dụng ánh trăng để phán đoán được
lúc thuỷ triều lên xuống…
Công tác thiên văn ngày nay càng có sự phát triển mới vượt bậc. Các loại lịch biểu mà
đài thiên văn tạo ra, không chỉ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người, mà
nó càng không thể tách rời được các ban ngành như: Đo lường Trái đất, hàng hải, hàng
không và nghiên cứu khoa học.
Trong cuộc sống không thể tách rời được thời gian, khoa học cận đại càng cần thiết ghi
chép thời gian rõ ràng, đài thiên văn chịu trách nhiệm xác nhận giờ chuẩn và cung cấp
công tác dịch vụ.
Các loại thiên thể là một loại phòng nghiên cứu lí tưởng, ở đó có những điều kiện vật lý
mà trên mặt đất ngày nay không có được. Như về chất lượng Mặt trời to gấp mấy mươi
lần so với các ngôi sao, nhiệt độ mấy trăm triệu, áp suất cao hơn gấp mấy trăm lần, và
một centimet khối thì vượt qua mấy trăm tấn vật chất. Con người thường nhận được rất
nhiều sự gợi mở từ thiên văn, sau đó tận dụng hơn nữa. Lật lại những ghi chép trong lịch
sử có thể thấy rằng: từ trong quy luật quay lại của hành tinh mà rút ra được quy luật vạn
vật hấp dẫn; quan sát được vạch quang phổ của Hêli trên Mặt trời, mới tìm ra được
nguyên tố Hêli trên Trái đất; từ tính toán năng lượng vụ nổ của ngôi sao mới, phát hiện
nguồn năng lượng mà con người vẫn chưa hiểu rõ…
Mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành thiên văn học và các ngành khoa học khác cũng
là rất mật thiết. Trước thế kỷ XIX, sự phát triển của các ngành thiên văn học, số học và
cơ học có mối quan hệ mật thiết với nhau; cho đến ngày nay, sau khi khoa học phát triển
cao độ, thiên văn học càng thâm nhập sâu sắc vào các khoa học khác. Chúng ta đều biết,
sau khi Anhxtanh tuyên bố thuyết tương đối, chính là tận dụng kết quả quan sát thiên văn
dành cho lí luận này sự ủng hộ mạnh mẽ; sự phát hiện quan trọng của thiên văn học đã
nêu ra một vấn đề mới cho các ngành khoa học như: vật lý cao năng, cơ học lượng tử, vũ
trụ học, hoá học, khởi nguồn của sự sống…
Thiên văn học đã cho chúng ta biết được những bí mật của giới tự nhiên. Mấy nghìn năm
trở lại đây, con người đã có một số nhận thức sai lầm về một số mặt như tính chất của
Trái đất, vị trí của Trái đất trong vũ trụ và kết cấu của vũ trụ. Giả sử không có thiên văn
học, những nhận thức sai lầm này nhất định sẽ vẫn còn tiếp diễn. Nhà thiên văn học
người Ba Lan là Copecnic đã từng phá vỡ sự trói buộc của tôn giáo hàng mấy nghìn năm,
đã nêu ra thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời, đã làm cho nhận thức của con người về vũ
trụ có bước tiến lớn. Ngày nay học sinh tiểu học cũng đều biết “Trái đất hình cầu là một
chân lí”.
Trong thời đại con người dùng máy bay để bay lên bầu trời, thiên văn học tập trung tất cả
những tinh hoa nhận thức của con người đối với tự nhiên. Nếu như một người thành công
vĩ đại mà lại không biết một chút gì về thiên văn học ngày nay, thì người đó không thể
còn là người đã được dạy dỗ. Chính vì lý do như vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã liệt
thiên văn học thành một môn học bắt buộc đối với học sinh trong các trường phổ thông
tại nước mình.
Trên đây chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược về sự phát triển và ứng dụng của thiên văn học
trên vài phương diện. Do đó có thể thấy, sự phát triển của thiên văn học có tác dụng thúc
đẩy nền khoa học ngày nay, là một môn khoa học quan trọng để con người có thể nhận
thức tự nhiên, cải tạo tự nhiên.
File đính kèm:
- tri_thuc_nhan_loai.pdf