PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM(5 điểm)
1. Bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” thuộc thể loại nào?
A. Văn B. Thơ C. Kịch
2. Tên thật của Hải Thượng Lãn Ông là gì?
A. Lê Văn Hưu B. Lê Hữu Trác
C. Lê Văn Hữu D. Lê Hữu Văn
3. Chọn nhóm từ, ngữ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”:
A. Lười, nhác, lè tè, biếng.
B. Lười biếng, dài lưng tốn vải, lù mù.
C. Hèn nhát, thấp tịt, tối đen.
D. Lười biếng, lười, lười chảy thây, dài lưng tốn vải.
4 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học sinh giỏi - Lớp 5 môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I PHÚ TÚC
Họ và tên: ..
Lớp: 5 A
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI - LỚP 5
MÔN: TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN: 60 phút
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM(5 điểm)
Bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” thuộc thể loại nào?
A. Văn B. Thơ C. Kịch
Tên thật của Hải Thượng Lãn Ông là gì?
A. Lê Văn Hưu B. Lê Hữu Trác
C. Lê Văn Hữu D. Lê Hữu Văn
Chọn nhóm từ, ngữ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”:
Lười, nhác, lè tè, biếng.
Lười biếng, dài lưng tốn vải, lù mù.
Hèn nhát, thấp tịt, tối đen.
Lười biếng, lười, lười chảy thây, dài lưng tốn vải.
Những từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại nào?
“ Nguyên cười rồi đưa tay lên quyệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.”
A. Danh từ B. Động từ
C. Tính từ D. Cả 3 đều sai
Chọn nhóm từ ngữ thường dùng khi viết biên bản?
Kính gửi, đề nghị, nguyện vọng, cám ơn.
Kính gửi, diễn biến, bắt đầu, kết thúc.
Thành phần, diễn biến, bắt đầu, kết thúc.
Nắng, long lanh, vàng óng, tươi tắn.
PHẦN 2: TỰ LUẬN(10 điểm)
(3 điểm)
a/ Ghép tiếng ở dòng (1) với tiếng ở dòng (2) để tạo thành 10 từ phức thường dùng:
– nam, nữ
– sinh, giới, công, nhi, trang, tính
b/ Giải nghĩa từ phức đã ghép được với tiếng công, tiếng trang ở mục a.
(4 điểm) Viết lại câu văn dưới đây sau khi sửa lại dấu phẩy đặt sai vị trí:
Anh Kim Đồng nhanh trí dũng cảm, tuyệt vời.
Trên đường ra xử bắn chị, Võ Thị Sáu ngắt một bông hoa cài lên mái tóc.
Chúng em luôn nhớ ơn những anh hùng đã hy sinh, vì dân vì nước.
Rừng cây im lặng tiếng chim gù, nghe trầm ấm.
3. (3 điểm)
Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ, trong bài thơ Bác ơi nhà thư Tố Hữu có viết:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già.
Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu ?
PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN(5 điểm)
Đề bài: Tả một người trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị.) vừa trở về nhà sau một chuyến đi xa.
ĐÁP ÁN
MÔN TIẾNG VIỆT
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Mỗi câu đúng là 1 điểm
1. A 2. B 3. D 4. B 5. C
PHẦN 2: TỰ LUẬN (10 điểm)
(3 điểm)
a. (2 điểm) Ghép thành 10 từ phức thường dùng: nam sinh, nữ sinh, nam giới, nữ giới, nữ công, nam nhi, nữ nhi, nam tính, nữ tính, nữ trang.
Ghép đúng 1 từ là 0,2 điểm, nếu sai 1 từ trừ 0,2 điểm
b. (1 điểm) Giải nghĩa:
- Nữ công: Công việc nội trợ nói chung mà phụ nữ thường làm rất giỏi
( Ví dụ: nấu nướng, may vá, thêu thùa. )
Nữ trang: Đồ trang sức nói chung của phụ nữ ( Ví dụ : dây chuyền, hoa ai, nhẫn..)
Giải nghĩa đúng 1 từ là 0,5 điểm
(4 điểm)
Các câu văn được viết lại như sau:
Anh Kim Đồng nhanh trí, dũng cảm tuyệt vời.
Trên đường ra xử bắn, chịVõ Thị Sáu ngắt một bông hoa cài lên mái tóc.
Chúng em luôn nhớ ơn những anh hùng đã hi sinh vì dân, vì nước.
Rừng cây im lặng, tiếng chim gù nghe trầm ấm.
Viết đúng 1 câu là 1 điểm.
3. (3 điểm)
Gợi ý:
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người (“Sữa để em thơ, lụa tặng già ”)
PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Mở bài: (1 điểm)
Thân bài: (3 điểm)
Kết bài: (1 điểm)
Chú ý: Tả rõ những nét nổi bật về ngoại hình và hoạt động của người thân (vừa trở về nhà sau chuyến đi xa) đồng thời bộc lộ được tính tình của người đó qua thái độ và cách cư xử với mọi người lúc gặp gỡ.
File đính kèm:
- THI CHON HSG LOP 5TIENG VIET.doc