Kĩ năng Rèn chữ đẹp cho học sinh Lớp 2

Mục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo con người có lòng yêu nước, yêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa có phẩm chất đạo đức tốt để cống hiến cho đất nước với tất cả lòng nhiệt tình và trí óc thông minh sáng tạo. Muốn đạt được mục tiêu ấy trước hết người giáo viên phải thực sự chú ý rèn cho học sinh một cách toàn diện ngay từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường. Trong thực tế mỗi cấp học, lớp học có một chương trình giáo dục riêng nhưng ta biết rằng chiếc chìa khoá để giúp các em khám phá kho tàng tri thức của nhân loại là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vì vậy người giáo viên phải giáo dục cho các em thấy được sự giàu đẹp cuả Tiếng Việt để từ đó tạo cho các em lòng tự hào về Tiếng Việt, chữ viết của nước mình. Đặc biệt ở cấp tiểu học việc rèn đọc, rèn viết cho học sinh một cách thành thạo là một việc khá quan trọng. Do ảnh hưởng của môi trường sống, của tập tục địa phương mà ngôn ngữ Tiếng Việt đã có những biến đổi trong cách phát âm dẫn đến viết không đúng chuẩn mực làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của Tiếng Việt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng Rèn chữ đẹp cho học sinh Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng đến viết đẹp. II. Nội dung đề tài 1. Cơ sở khoa học: Giáo dục tiểu học là môi trường đầu tiên hình thành thói quen chữ viết cho học sinh. Việc dạy chữ viết đẹp ở bậc tiểu học được quan tâm đúng mức thì sẽ tạo nên những thế hệ viết chữ đẹp. Rèn viết chữ đẹp trước hết học sinh phải viết đúng. Học sinh tiểu học là nền tảng của nền giáo dục phổ thông, đọc thông viết thạo là cơ sở để tiếp thu kiến thức. Phong trào rèn chữ giữ vở cần được gìn giữ và phát huy thể hiện sáng tạo hơn trong cuộc sống. 2. Nội dung của kinh nghiệm - Tìm hiểu về đối tượng học sinh đầu năm học 2007 – 2008. Ưu điểm: Nhìn chung học sinh ngay từ lớp 1 đã nắm được qui định viết, biết cách viết chữ ghi âm Tiếng Việt về cơ bản các em đã viết đúng mẫu, các chữ cái ghi âm, vần tiếng, từ và đảm bảo đúng cỡ chữ qui định. Phần lớn học sinh nắm khá chắc luật chính tả và viết đúng chính tả. Khi viết nhiều em thể hiện được tính thẩm mĩ biết cách trình bày một bài viết theo yêu cầu thể loại (văn xuôi, thơ) tốc độ viết cũng đã đạt được và vượt mức yêu cầu qui định. Tồn tại: Một bộ phận không nhỏ là học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, không đúng cỡ, ghi dấu thanh không đúng vị trí, sai lỗi chính tả do cách phát âm. Ví dụ học sinh thường viết sai mẫu chữ nhất là những chữ dễ lẫn: n/l, tr/ch, s/x, r/d, gi. Dấu thanh không ghi đúng vị trí như: Thường, phượng... Một vài học sinh chưa nắm chắc luật chính tả nên hay viết sai lỗi chính tả như e/k/q, g/gh, ng/ngh. Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, các nét chữ, con chữ chưa hài hoà mềm mại, chữ viết ngả nghiêng viết một cách tuỳ tiện. Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học, vừa thể hiện tính thẩm mĩ chưa biết cách trình bày một bài văn xuôi khác với trình bày một bài thơ. Thơ lục bát khác với thơ tự do. *Nguyên nhân: Một số bậc phụ huynh còn cho rằng chữ viết không cần thiết lắm chỉ cốt sao học sinh giỏi là được nên chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của con em mình. ở lớp 1, 2 lỗi chính tả của học sinh hầu như do phát âm không đúng nhất là vùng Xuân Trường học sinh còn phát âm lầm lẫn giữa các âm n/l, s/x, tr/ch dẫn đến viết sai chính tả. - Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, ghi từ. - Do không nắm được nghĩa của từ. - Do nghe hiểu còn hạn chế. - Do chưa nắm thật chắc chính tả nên biết khi nào viết r, khi nào viết d, khi nào viết gi, khi nào viết c, khi nào viết k, khi nào viết q. - Chưa nắm được luật viết hoa và cách viết hoa. - Do giáo viên quá tham cho nhiều bài tập mở rộng, nâng cao so với yêu cầu cho nên buộc học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết của học sinh không được nắn nót không đúng qui định kích cỡ khoảng cách giữa các chữ không đều, viết sai nét, thiếu dấu, đánh sai vị trí dấu,... Chưa nghiêm khắc với học sinh, khi viết các em ngồi không đúng tư thế, cách để vở dẫn đến chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện. * Khảo sát chất lượng đầu năm học: Đầu năm học Tổng số học sinh Loại A Loại B Loại C 2007 - 2008 29 18 11 0 * Biện pháp: - Rèn viết đúng, viết đẹp trong giờ chính tả thông qua tư thế ngồi viết và cầm bút đúng. Ngay từ những ngày đầu tôi phải khổ công rèn luyện cho học sinh thói quen ngồi đúng tư thế là ngồi viết ngay ngắn khoảng cách giữa vở và mắt vừa phải. Cầm mẫu bút cho học sinh cầm theo. Trong mọi giờ học tôi phải quan sát và nghiêm túc trong vấn đề này, uốn nắn kịp thời những học sinh ngồi viết chưa đúng. - Rèn viết đúng, viết đẹp là bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn viết đúng, viết đẹp trong giờ chính tả. Tôi thường kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện, những gương rèn chữ như Cao Bá Quát. Gương rèn viết đúng, viết đẹp của những học sinh mà tôi dạy những năm học trước bằng cách tôi lưu lại những cuốn vở chính tả cho các em xem mà học tập. Tôi kể lại quá trình luyện viết đúng, đẹp cho cả lớp nghe những học sinh viết đúng viết đẹp. Những tấm gương về các thầy cô giáo trong trường, trong huyện viết đúng, viết đẹp. - Tăng cường cho học sinh tự giác để học sinh nhận chữ viết ngắn với em đường thị giác. Ngoài thời gian học sinh viết chính tả nghe đọc. Tôi yêu cầu học sinh tập chép viết chính tả ghi nhớ mặt chữ một cách chắc chắn sẽ giúp học sinh hạn chế tình trạng mắc lỗi do các em quên mặt chữ và học tập được mẫu chữ viết qua các bài tập chép của giáo viên hay những bài viết chữ đẹp của bạn. - Khắc phục và hạn chế đàm thoại nói nhiều trong giờ chính tả nhất là giờ chính tả so sánh với đặc trưng phân môn chính tả nói nhiều chưa hẳn đã là ưu điểm nhất là trong tình trạng các em học sinh chưa thể vượt qua âm hưởng của các ngôn ngữ để viết chính tả. - Rèn cho học sinh viết đúng, đẹp thông qua việc viết đúng các mẫu chữ cái. Giáo viên phải phân ra thành từng loại: Các chữ cái viết 1 li: o, a, u, ư... những chữ cái viết 2,5 li: k, h, g... Dựa vào sự giống nhau giữa các chữ cái và đặc điểm cấu tạo của từng loại chữ cái để hướng dẫn học sinh. Hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách đánh dấu thanh, dấu mũ trong các em chữ phải đều, đẹp mắt, chính xác. Các chữ trong một vần phải sát liền nhau không được tách rời các con chữ trong một tiếng. Mỗi bài chính tả giáo viên phải yêu cầu học sinh viết đạt được các yếu tố sau: Tròn chữ, đều, nét, bám chân vào dòng kẻ, nét hất gọn thể hiện rõ các nét cong, nét khuyết, nét móc của các loại chữ. Từ đó nhìn bài viết chữ đều đẹp mắt. - Giáo viên tạo điều kiện để học sinh tự chữa lỗi thì sự ghi nhớ sẽ vững chãi và lâu bền hơn. Khi chấm chữa bài chính tả giáo viên có thể nêu ra câu hỏi: Bài chính tả vừa qua em mắc những lỗi nào?, những lỗi đó thường nằm ở bộ phận nào của tiếng?. Từ câu trả lời các em sẽ thấy được cái sai của mình để khắc phục. - Cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh giúp các em hiểu nghĩa của từ. Từ đó giúp học sinh viết đúng chính tả. Phân tích âm tiết trong viết chính tả giúp cho học sinh thao tác viết từ, viết chữ trong cụm từ, khoảng cách giữa các chữ, cách nối liền các con chữ viết để tạo nên hiệu quả viết đúng, viết đẹp. - Duy trì rèn luyện tốc độ viết trong giờ viết chính tả phù hợp với khối lớp đã quy định. Rèn cho học sinh thói quen vừa nghe, vừa nhìn, vừa nhẩm trong đầu đánh vần để viết. Hướng dẫn thật tỉ mỉ cho học sinh cách cầm bút, cách rẽ bút, cách nối liền các con chữ trong một tiếng và khoảng cách giữa các chữ trong một từ. Giáo viên cần có ngữ điệu đọc rõ ràng, chính xác đọc theo kiểu (tổng - phân - phân - hợp). Giáo viên cần đọc 3 lần: lần thứ nhất cho học sinh nghe, lần thứ hai cho học sinh viết, lần thứ ba cho học sinh soát lại. - Khi viết bảng tôi luôn phải đứng mẫu trong bất kỳ giờ học nào. - Chấm chữa bài cho học sinh gạch chân lỗi sai viết lại lỗi sai lên bên trên chỗ trống. Đối với học sinh yếu kém tôi có thể chép, viết mẫu cho học sinh cả bài yêu cầu học sinh nhìn chép cho thật đúng mẫu của cô, viết đi viết lại nhiều lần. Những nét nào chưa đúng mẫu cô có thể cầm tay học sinh để viết cho thật đúng. - Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Ngay từ đầu ngày họp đầu tiên phụ huynh học sinh tôi đã thống nhất với phụ huynh học sinh số lượng vở viết trên lớp là bao nhiêu cho những môn học nào, thống nhất viết cùng một loại bút và cùng một loại mực. Hàng tháng xếp vở sạch chữ đẹp gửi về từng gia đình và xin ý kiến nhận xét của phụ huynh. Thi viết chữ đẹp hàng tháng nhà trường tổ chức động viên, nhắc nhở học sinh chữ viết chưa đẹp một cách kịp thời. * Kết qủa Quá trình giảng dạy kiên trì và mạnh dạn vận dụng những biện pháp nêu ở trên, bản thân tôi đã đem lại hiệu quả trong việc rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp đồng thời phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học thể hiện qua một số đánh giá kết quả của bản thân lớp 2A tôi phụ trách như sau: Cuối năm học Tổng số học sinh Loại A Loại B Loại C 2007 - 2008 29 28 1 0 III. Bài học kinh nghiệm Ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm chắc tình hình chữ viết của học sinh thông qua bài kiểm tra đánh giá khảo sát đầu năm. Từ đó giáo viên xây dựng kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh trong giờ tập viết chính tả và thông qua các môn học khác. Xây dựng cho học sinh niềm say mê, ý thức thường xuyên rèn luyện viết đúng chính tả thi đua viết chữ đẹp, giữ vở sạch, tạo ra không khí sôi nổi trong lớp tích cực hưởng ứng phong trào vở sạch chữ đẹp của nhà trường, tổ chức nêu gương, tham quan, hướng dẫn học tập các bạn viết chữ đẹp trong lớp để các em phấn đấu theo. Trong giờ dạy chính tả giáo viên phải tạo cơ hội cho học sinh tự tìm ra những kiến thức chính tả, những tình huống chính tả có vấn đề bằng chính những hoạt động của học sinh trong giờ học, tự đánh giá sửa chữa, kiểm tra bài viết của học sinh giáo viên phải là người hướng dẫn tổ chức theo tinh thần mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Giáo viên phải kiên trì, linh hoạt vận dụng các biện pháp vừa trình bày ở trên cùng với nội dung loại bài. Hình thức giờ chính tả ở từng khối lớp cho phù hợp. - Phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, tận tình. Chữ viết của giáo viên phải chuẩn, mẫu mực trong mọi hoạt động. Rèn viết cụ thể, từng bài chấm trả thường xuyên đúng công bằng. - Phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: Nhà trường – gia đình – xã hội để kèm cặp và tạo điều kiện cho học sinh yếu có điều kiện học tốt hơn. - Tổ chức các đợt thi viết đúng, viết đẹp để nâng cao khí thế khen chê hợp lí khích lệ cho tinh thần học tập các em kịp thời. IV. Kết luận chung và đề xuất. Để lớp mình dạy có chất lượng cao về chính tả đúng và đẹp thì người giáo viên phải lỗ lực rèn luyện, phấn đấu không mệt mỏi. ở tất cả các giờ dạy giáo viên đều phải chú ý đến việc rèn chữ đúng viết đẹp. Sự chịu khó kiên trì tỉ mỉ yêu nghề, mến trẻ của giáo viên là yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy chính tả. Đối với học sinh lớp 2 thì sự nghiêm khắc của giáo viên về chữ viết đúng, viết đẹp ở tất cả các môn học giúp học sinh tự mình có ý thức viết đúng và viết đẹp. - ý kiến đề xuất: Tôi luôn có nguyện vọng học hỏi ở đồng nghiệp, mong được sự góp ý, phê bình của đồng nghiệp. Xuân Trường, ngày 30 tháng 5 năm 2008 Người viết Lê Thị Huyền

File đính kèm:

  • docKNRen chuGiu vo cho HS lop 2.doc
Giáo án liên quan