Khoa học Bài : Phòng tránh tại nạn đuối nước

 - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:

 + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ

 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.KNS: Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi và tập bơi.

- Thực hiện các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng tham gia .

 GDHS ý thức bảo vệ môi trường nước .

BĐKH: Dạy bơi cho học sinh ( bơi là một trong những kĩ năng quan trọng giúp các em tự bảo vệ mình trong mùa mưa lũ.)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12953 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học Bài : Phòng tránh tại nạn đuối nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7/10/2013 Ngày dạy : 14/10/2013 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Khoa học Bài : PHÒNG TRÁNH TẠI NẠN ĐUỐI NƯỚC ( KNS, BĐKH) Tiết :17 I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.KNS: Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi và tập bơi. Thực hiện các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng tham gia . GDHS ý thức bảo vệ môi trường nước . BĐKH: Dạy bơi cho học sinh ( bơi là một trong những kĩ năng quan trọng giúp các em tự bảo vệ mình trong mùa mưa lũ.) II.Chuẩn bị : : GV: Hình vẽ trong SGK HS : SGK PP: TQ , QS , HĐ , TL , TH III. Các hoạt động lên lớp : 1. Bài cũ: Ăn uống khi bị bệnh -Nêu chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy. -GV nhận xét – ghi điểm . 2.Bài mới:Phòng tránh tai nạn khi đuối nước . a. Khám phá: - Vào mùa hè các em thường nghe tai nạn gì xảy ra nhiều nhất đối với học sinh ? Vậy làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Phòng tránh tai nạn đuối nước . b.Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước . MT: Nên và không nên làm gì để tránh tai nạn đuối nước . H: Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình 1.2.3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ? H: Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày? GV kết luận : - Không chơi đùa ở gần hồ, ao, sông, suối.Giếng nước, chum, vại phải có nắp đậy. -Chấp hành tốt các quy định khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. BĐKH:Khi xuống môi trường nước con người cần phải có kĩ năng gì để không bị đuối nước ? -Lớp mình có bao nhiêu bạn biết bơi ? KL: Bơi là một trong những kĩ năng quan trọng giúp con người tự cứu lấy mình nhất là trong mùa mưa , lũ .Vì vậy các em cần phải học bơi . Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. MT: Biết được những điều lưu ý khi đi bơi hoặc tập bơi . - YCHS quan sát hình 4, 5 TLCH. H: Hình minh hoạ cho em biết điều gì ? H: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? -H: Trước khi bơi và sau khi bơi cần phải làm gì ? - GV kết luận : Khi bơi hoặc tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ , tuân thủ các quy định của bể bơi , khu vực bơi . c) Thực hành Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến -MT: HS biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước . - GV giao tình huống để thảo luận: +Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam liền rủ Hùng ra suối gần nhà tắm.Nếu là Hùng em sẽ làm gì ? +Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi xuống bể nước và đang cố cúi xuống lấy.Nếu em là Lan, em sẽ làm gì ? +Tình huống 3: Tuấn rủ An đi bơi ở bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt không có bảo vệ để khỏi mất tiền mua vé . Nếu là An em sẽ làm gì? Gv kết luận: Cần có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọi người cùng tham gia . - HS trả lời - HS nghe Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. - H1: Các bạn chơi gần ao. Không nên chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao . - H2: Một cái giếng, thành giếng được xây cao có nắp đậy an toàn.cần nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em . - H3: Các bạn đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối . -Không chơi đùa ở gần hồ, ao, sông, suối.Giếng nước, chum, vại phải có nắp đậy. -Chấp hành tốt các quy định khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. - HS nghe đọc lại . . - Kĩ năng bơi lội . - HS trả lời . - HS nghe . -HS quan sát trả lời . -Đại diện HS trình bày . -H4 : Các bạn đang bơi ở chỗ đông người .H5: Các bạn đang bơi ở bãi biển . -Nên tập bơi ở những chỗ đông người và phương tiện cứu hộ . - Phải vận động để không bị cảm lạnh và “chuột rút “. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt , lau hết nước ở mang tai mũi . - HS nghe . - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trả lời. - HS nhận xét - Em sẽ nói với Nam mới đá bóng về mồ hôi ra nhiều nếu tắm ngay dễ bị cảm lạnh ,hơn nữa ra suối tắm vắng người rất nguy hiểm .. - Em sẽ bảo em bé tránh ra xa bể và đi nhờ người lớn lấy giúp .Vì cúi xuống như thế dễ ngã xuống khi cố lấy một vật gì đó . -Em sẽ khuyên Tuấn không nên đi vì không có ai ở đấy rất nguy hiểm ,đợi chừng nào mở cửa rồi hãy đi. d.Vận dụng : - Cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước . - Ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động bạn bè người thân cùng thực hiện. Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường nước ? ( Không xả rác, nước thải …..ra môi trường nước .) -Chuẩn bị : Ôn tập con người và sức khỏe . - Nhận xét giờ học. Người dạy Ngô Thị Hoàng Oanh

File đính kèm:

  • docPhong tranh duoi nuoc.doc
Giáo án liên quan