- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
- Chơi và hoạt động theo ý thích
- Hướng trẻ về sự thay đổi trong lớp (xem tranh về mùa xuân)
Cho trẻ toàn trường tập trung theo lớp thành đội hình hàng dọc sau đó dàn hàng ngang cách đều, khởi động chân tay và chơi một số trò chơi nhỏ.
Tập các động tác:
Động tác phát triển hô hấp: máy bay bay
Động tác cơ tay vai: Hai tay đưa lên cao gập khuỷu tay
Động tác chân: Một chân đưa ra trước đá lên cao
Động tác cơ bụng lườn: hai tay chống hông, quay về hai bên.
Động tác bật nhảy: Bật nhảy tại chỗ.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế họach tuần 1 Chủ đề: nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạc:
Hát và vận động các bài hát về chủ đề: cho tôi đi làm mưa với….
Chơi với các dụng cụ âm nhạc: trống lắc, xắc xô, thanh gõ.
* Yêu cầu: Trẻ thuộc các bài hát về chủ đề, biết cách thể hiện các vận động nhịp nhàng phù hợp với bài hát, biết cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc phù hợp.
Rèn khả năng mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn, trẻ hào hứng, yêu thích tham gia vận động.
* Chuẩn bị: Băng đĩa nhạc có các bài hát về chủ đề
Các dụng cụ âm nhạc: nơ, trống lắc, thanh gõ,….
5. Góc thiên nhiên: Chơi với nước, cát, chăm sóc, lau lá cho cây
* Yêu cầu: trẻ biết cách đong nước vào chai gọn gàng, không làm đổ nước lung tung, biết cách chăm sóc cây.
* Chuẩn bị: một số chậu cây cảnh, chậu nước, chai nhựa, ca múc nước, khăn lau,..
¯ Thỏa thuận:
Cô tập trung trẻ, cô cùng trẻ đàm thoại với trẻ về chủ đề, về các góc chơi có trong lớp, về nội dung chơi trong từng góc, về vai chơi mà trẻ chọn, cô hướng dẫn trẻ chọn vai, chọn nội dung chơi mà trẻ thích và cho trẻ vào góc mà trẻ chọn.
¯ Quá trình chơi:
Trong quá trình họat động ở các góc, cô quan sát bao quát trẻ chơi, đồng thời cô đi từng góc hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi, nội dung chơi, cô có thể chơi cùng trẻ nếu trẻ chưa thể hiện tốt vai chơi của mình, cô hướng dẫn trẻ phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
- Trong góc học tập cô cùng trẻ lựa chọn xem sẽ làm gì để tạo ra các sản phẩm đẹp, có sáng tạo, động viên trẻ tạo ra sản phẩm theo ý tưởng của mình.Cô hướng dẫn trẻ cách mở sách, xem sách, cách cầm bút, khuyến khích trẻ vừa xem tranh vừa trao đổi thông tin với nhau về hình ảnh trong tranh.
- Trong góc âm nhạc cô có thể là người dẫn chương trình để khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động hát múa, …
- Trong góc xây dựng cô cho trẻ xem mẫu lắp ráp và cho trẻ thực hiện theo ý tưởng của trẻ. Cô động viên khuyến khích trẻ.
¯ Nhận xét:
Gần hết thời gian hoạt động cô nhắc trẻ để trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình, cô nhận xét ở các góc về thái độ của trẻ trong quá trình hoạt động, về các sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình chơi.
Cho trẻ đi tham quan một số góc chính. Cô nhận xét quá trình hoạt động của trẻ. Cô nhắc trẻ để trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa
(CS 15, 16, 17)
- Cô quét dọn nhà cửa, lau sàn sạch sẽ.
- Cho trẻ đi vệ sinh tay, chan, mặt sạch sẽ. Rửa tay bằng xà bông.
- Cô chia khẩu phần ăn cho trẻ.
- Cô giới thiệu tên các món ăn của ngày để giúp trẻ hiểu biết về các món ăn và tác dụng của chúng.
- Động viên kịp thời, chăm sóc giúp trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.
- Ăn xong cô cho trẻ đi vệ sinh và nhắc trẻ rửa tay sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- trẻ tự trải nêm cho trẻ ngủ.
- Cô bao quát và chăm sóc trẻ trong khi ngủ, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, không làm trẻ giật mình.
Hoạt động chiều
(Cs 19)
TCHT: cái đũa “gãy”
MĐYC:
rèn kỹ năng suy đoángiaỉ thích hiện tượng xảy ra…
+ Cách chơi:
Cô cho trẻ đổ nước vào cốc nước và cho chiếc đũa vào cốc nước thấy chiếc đũa gãy ở mặt nước nhưng khi nhấc lên đũa lại nhu ban đầu.
Học vở toán
MĐYC: Rèn và củng cố kỹ năng đếm, suy luận khi làm vở toán.
+ Thực hiện:
Cô cho trẻ đếm và tô màu nhóm đồ vật theo yêu cầu. Cô động viên khuyến khích, sữa sai cho trẻ
Hoạt động góc
- Cô tổ chức cho trẻ vui chơi và hoạt động góc như góc sáng.
Chơi TCDG
MĐYC:
Tạo sự vui chơi thoải mái cho trẻ, trẻ nhớ tên trò chơi, cách chơi luật chơi của các TCDG
* Tiến hành:
TCHT:
Mư to mưa nhỏ
MĐYC:
Luyện phản xạ nhanh theo yêu cầu.
+ cách chơi:
Cô gõ xắc xô to kèm theo lời nói mưa to trẻ biết chạy nhanh về chỗ của mình và lấy tay che đầu. cô gõ nhẹ và nói mưa tạnh thì tát cả bỏ tay xuống và chạy chậm. khi cô dừng gõ thì tất cả đứng im.
Vệ sinh-Trả trẻ
(CS18)
- Trẻ biết cách rửa mặt , mũi, chân, tay, đầu tóc gọn gàng.
- Xếp đồ dùng gọn gàng chuẩn bị ra về.
- Nhắc nhở trẻ chào cô, bố, mẹ khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ……
Tổ khối duyệt Người lên kế hoạch
Mai Thị Lài
Thứ hai ngày 07 tháng 04 năm 2014
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Nước
HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT
ĐỀ TÀI : Điều kì diệu của nước.
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Trẻ biết được nước tính chất của nước ( không màu, không mùi, không vị).
- Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản.
- Trẻ có kĩ năng quan sát, phân biệt và so sánh.
- Trả lời được các câu hỏi của cô.
- Biết lợi ích của nước đối với con người, động vật và thực vật.
- Biết sử dụng nước tiết kiêm và uống nhiều nước vào mùa hè.
- biết bảo vệ nguồn nước sạch bằng cách không vứt rác bừa bãi và vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dung của cô:
- 6 ly, 4 bát,6 muỗng,2 chai nước. siro, muối, đường.
- Giáo án điện tử ( các đoạn video về nước cho sự sống……).
- tranh về ly nước nho làm quà tặng.
- Bange tặng quà và giấy chứng nhận cuộc thi.
2.Đồ dùng của trẻ:
- Mồi tổ 4 ly, 5 muỗng, 2 chai nước, siro, muối, đường, chanh.
- Mỗi tổ 2 cái bà và ghế ngồi cho mỗi trẻ.
- Mỗi trẻ 1 mũ đội vè các nước (cam, dâu, dừa, chanh).
III. PHƯƠNG PHÁP:
-Đàm thoại, quan sát, thực hành và trải nghiệm.
IV.TIẾN HÀNH:
* Chào mừng các bé đến với cuộc thi “ bé yêu khoa học”
- Đến với cuộc thi cô xin trân trọng giới thiệu có ban giám hiệu nhà trường về dự với lớp lá 3 và cùng 4 đội chơi: + nước cam
+ nước chanh
+ nước dâu
+ nước dừa
* Nội dung cuộc thi “bé yêu khoa học” ngày hôm nay gồm 3 phần:
+ Phần 1: Nước và những điều kì diệu trong cuộc sống.
+ Phần 2: Khám phá và trải nghiệm cùng bé.
+ Phần 3: Bé trổ tài.
- Cho 1 tràng vỗ tay cổ vũ cho cả 4 đội chơi.
- Đến với cuộc thi hôm nay cô thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trắng sáng. - Để có bộ đồ sạch và đẹp như vậy các bé có bí quyết gì vậy?
- Vậy giặt đồ cần có cái gì các bé?
- Giặt đồ xong phải có nắng và gió để phơi khô quần áo. Nước, gió và nắng đều là những điều kì diệu trong cuộc sống của chúng ta. Vậy nước có gì mà kì diệu đến thế! Để biết được điều này thì hôm nay cô xin mời 4 đội chơi chúng ta sẽ làm những “nhà khoa học nhí” để cùng khám phá và trải nghiệm những điều kì diệu về nước nhé.
+ Trước khi vào phần thi cô xin phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Sau mỗi câu hỏi cô đưa ra đội nào rung chuông trước và trả lời đúng đội đó sẽ nhận được 1 ly nước nho, cuối cuộc thi đội nào đước nhiều ly nước nho là đội đó chiến thắng.
- Cả 4 đội chơi chúng ta sẵn sàng chưa!
* Nào chúng ta cùng bước vào phần 1: Nước và điều kì diệu trong cuộc sống:
+ Xin mời cả 4 đội chơi cùng nhìn lên màn hình sau đó hãy trả lời câu hỏi mà ban tổ
chức đưa ra (cho xem đoạn vi deo về nước dung cho sinh hoạt con người)
- Đoạn vi deo vừa rồi nói về cái gì?
- Nước dùng để làm gì trong cuộc sống con người?
- Nước có tác dụng trong cuộc sống của con người, giúp con người có nước ăn uống và tắm giặt, rửa tay, đánh răng... Vì thế các con cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng trước và sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa sâu răng, các con nhớ chưa!
+ Ngoài ra nước còn có tác dụng gì nữa mời 4 đội chơi tiếp tục cùng nhìn lên màn hình nhé!(cho xem đoạn video nước có tác dụng cho động vật)
- Nước còn có lợi cho gì nữa các con?
- Nước có lợi cho sự sống của động vật nhất là động vật sống dưới nước mà đặc biệt là nước biển vì nước biển rộng lớn nên có hàng ngàn, hàng vạn các loài tôm, cua, cá, san hô, rong biển... sinh sống. Và biển còn là nơi để các PTGT chở người và hàng hóa di lại, là nơi du lịch tắm mát... Nên các con phải yêu quí và bảo vệ nguồn nước. Vậy các con sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước nhỉ!
=> Cô giáo dục: Nếu các con có đi du lịch trên sông, suối hay trên biển nhớ không được làm ô nhiễm nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi nha và sau nay khi lớn lên các con nhớ xung phong đi bảo vệ biển đảo cho đất nước mình nhé.
+ Nước có lợi cho con người, cho động vật ngoài ra còn có lợi cho gì nữa?
Mời 4 đội tiếp tục nhìn lên màn hình và xem điều gì xảy ra khi có nước nhé!
- Nước còn giúp cho sự phát triển của cây trồng, khi trồng cây ta phải tưới nước thì cây mới đơm hoa kết quả được.
- Khi có đám cháy các con sẽ làm gì?
+ Nước còn giúp dập tắt lửa khi có hỏa hoạn thì nước dung để cứu hỏa.
+ Cho trẻ xem tranh và đọc từ “cứu hỏa”
- Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra!(không có nước mọi vật sẽ không sống được).
Vậy nước có quan trọng không?
=> Nước rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta vì vậy các con phải bảo vệ nguồn nước sạch sẽ và sử dụng nước thật tiết kiệm.
* Phần 2: Khám phá và trải nghiệm cùng bé.
+ Đến với 4 đội chơi cô mang tới cho các đội 1 điều lý thú về nước mời 4 đội chơi cùng nhìn lên bàn cô.
- Trên bàn cô có 2 ly một ly nước và một ly sữa các đội hãy quan sát và nói cho cô biết sự khác biệt của 2 ly là gì?
+ Thí nghiệm bỏ thìa vào ly nước vẫn thấy thìa, bỏ thìa vào ly sữa không thấy thìa.
=> Kết luận: Nước không màu.
- Cho trẻ nếm thử nước và ngửi xem có vị và có mùi không.
=> Kết luận nước không màu không mùi không vị.
* Phần 3: Bé trổ tài.
Và bây giờ cô mời 4 đội chơi cùng khám phá những ly nước màu (cho trẻ đọc bài thơ “Những ly nước màu”)
+ Cho 4 đội rót nước ra 2 ly và sau đó cho siro đỏ vào ly đỏ, siro xanh vào ly xanh. Và cho cô biết nhận xét của đội mình.
+ giống: Đều có màu có mùi và có vị.
+ Khác: Màu đỏ và màu xanh.
- Khi bỏ siro vào ly chúng mình nhìn thấy siro chìm hay nổi trên mặt nước.
- Chúng mình thấy siro có tan trong nước không?
Vậy chất nào tan trong nước mời 4 đội chơi cùng khám phá xem nhé!
Và bây giờ cô mời 4 đội chơi cùng khám phá những chất tan trong nước.
+ Cho 4 đội rót nước ra 2 ly và sau đó cho muối vào ly vàng, đường vào ly tím
Và cho cô biết nhận xét của đội mình.
+ Giống: Đều có vị, không màu.
+ Khác: Ly nước muối có vị mặn và ly nước đường có vị ngọt.
- Khi bỏ muối vào ly các đội nhìn thấy muối chìm hay nổi trên mặt nước.
- Các đội thấy muối và đường có tan trong nước không?
=> Kết luận: Nước hòa tan một số chất.
* Trò chơi: Pha nước chanh.
+ Nước còn rất nhiều điều diệu kì nữa đấy các con! Hôm sau cô sẽ cho lớp mình tiếp tục làm các “nhà khoa học nhí” nghiên cứu tiếp nha.
- Đọc bài thơ: Nước.
* Nhận xét trao phần thưởng.
……………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- DIEU KI DIEU CUA NUOC.docx