Kế hoạch thực hiện chương trình rèn luyện đội viên năm học 2010 - 2011

Chương trình rèn luyện Đội viên TNTP Hồ Chí Minh là chương trình giáo dục tổng hợp, đồng tâm, mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc; truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh; về nghiệp vụ công tác Đội; kiến thức về môi trường, sức khoẻ, thể dục thể thao; về quân sự, giao thông, chăn nuôi, trồng trọt và những vấn đề về quốc tế . giúp cho đội viên rèn luyện phát triển toàn diện, trở thành người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.

2. Yêu cầu:

- Mỗi thành viên được rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên sữa đổi ( mỗi đội viên phải đạt 3 chuyên hiệu trong chương trình rèn luyện đội viên theo độ tuổi quy định

- Phương châm: Tự nguyện, tự giác, tự trang bị hành trong sinh hoạt

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện chương trình rèn luyện đội viên năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH H. NINH PHƯỚC LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS PHƯỚC VINH *** Số.....KHRLĐV/ LĐ Phước Vinh, ngày 09 tháng 08 năm 2010 KẾ HOẠCH Thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên năm học 2010- 2011 - Căn cứ vào chương trình rèn luyện đội viên sửa đổi do HĐĐ Trung ương ban hành sau đại hội Đoàn toàn quốc làn thứ IX. - Căn cứ vào chương trình rèn luyện đội viên sửa HĐĐ Tỉnh Ninh Thuận - Căn cứ vào chương trình rèn luyện đội viên sửa HĐĐ huyện Ninh Phước. - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động đội, và và tình hình thực tế của liên đội và mục đích yêu cầu của chương trình rèn luyện đội viên của liên đội trường THCS Phöôùc Vinh. Liên đội xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình rèn luyện đội năm học 2010 – 2011 cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Mục đích: Chương trình rèn luyện Đội viên TNTP Hồ Chí Minh là chương trình giáo dục tổng hợp, đồng tâm, mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc; truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh; về nghiệp vụ công tác Đội; kiến thức về môi trường, sức khoẻ, thể dục thể thao; về quân sự, giao thông, chăn nuôi, trồng trọt và những vấn đề về quốc tế ... giúp cho đội viên rèn luyện phát triển toàn diện, trở thành người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. 2. Yêu cầu: - Mỗi thành viên được rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên sữa đổi ( mỗi đội viên phải đạt 3 chuyên hiệu trong chương trình rèn luyện đội viên theo độ tuổi quy định - Phương châm: Tự nguyện, tự giác, tự trang bị hành trong sinh hoạt  II. NỘI DUNG, CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Tuyên truyền phổ biến nội dung Chương trình: - Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyên truyền cung cấp phổ biến cho đội viên, thiếu nhi hiểu, nắm chắc nội dung của Chương trình rèn luyện Đội viên, thông qua các hoạt động: sinh hoạt liên chi đội; phát thanh măng non; thông tin trên bảng tin của Đội; in phát tài liệu; toạ đàm; giao lưu tìm hiểu... - Chú trọng các hoạt động truyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên; các bậc phụ huynh học sinh; các lực lượng xã hội về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình rèn luyện Đội viên tạo sự ủng hộ thống nhất trong việc triển khai Chương trình RLĐV. 2. Đội viên đăng ký rèn luyện theo Chương trình: - Nhân dịp các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm trong năm học, tổ chức các hoạt động: lễ đăng ký; lế ký kết giao ước thi đua đăng ký thực hiện Chương trình rèn luyện Đội viên giữa các liên, chi đội. - Coi trọng các hình thức gây ấn tượng, tạo khí thế thi đua, niềm tự hào trong đội viên, thiếu nhi khi được đăng ký thực hiện Chương trình RLĐV. 3. Đội viên tự rèn luyện theo Chương trình RLĐV: - Căn cứ nội dung của Chương trình rèn luyện Đội viên, các anh, chị phụ trách chi đội, BCH liên chi đội các thầy, cô giáo các bộ môn liên quan cần có sự hướng dẫn cho đội viên tự nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các lớp tập huấn; các lớp huấn luyện; qua các giờ ngoại khoá; qua các môn học...Với phương châm đội viên chủ động tự giác rèn luyện theo từng nội dung của chương trình. - Lưu ý: Chương trình rèn luyện Đội viên là chương trình giáo dục mang tính định hướng theo lứa tuổi, vì vậy các chi đội khi triển khai cần có sự điều chỉnh bổ sung từng nội dung cho phù hợp tình hình cụ thể với chi đội để các đội viên dễ rèn luyện. 4. Biện pháp công nhận hoàn thành chương trình RLĐV: A. Các Chuyên hiệu: 1 - Nghi thức Đội viên. 2 - Thông tin - Liên lạc. 3 - Nghệ sỹ nhỏ tuổi. 4 - Thầy thuốc nhỏ tuổi. 5 - An toàn Giao thông. 6 - Khéo tay hay làm. 7 - Vận động viên nhỏ tuổi. 8 - Nhà sinh học nhỏ tuổi. 9 - Chăm học. 10 - Nhà sử học nhỏ tuổi. 11 - Hữu nghị Quốc tế. 12 - Kỹ năng trại. 13 - Thiếu nhi bảo vệ Đường sắt. - Việc triển khai chuyên hiệu phải được tiến hành khoa học, đồng bộ 13 chuyên hiệu. Quá trình triển khai căn cứ tình hình, đặc điểm của từng chi đội mà việc triển khai 13 chuyên hiệu cho phù hợp, có thể theo các chặng, giai đoạn, theo chủ đề, chủ điểm, các trọng tâm công tác trong năm học. - Đối với một số chuyên hiệu không phù hợp với thực tiễn một số chi đội, có thể tạm thời ban hành chuyên hiệu riêng của chi đội. Các chuyên hiệu riêng chỉ có ý nghĩa bổ sung cho phù hợp chứ không thay thế các chuyên hiệu do Trung ương ban hành. - Các chuyên hiệu được chia ra làm 3 hạng: hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất B. Các loại giáy chứng nhận: 1 - Giấy chứng nhận đạt các chuyên hiệu. 2 - Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình RLĐV theo lứa tuổi. - Hoàn thành Chương trình Măng non (lứa tuổi từ 9 - 11 tuổi ). - Hoàn thành Chương trình Sẵn sàng (lứa tuổi từ 11 - 13 tuổi ). - Hoàn thành Chương trình Trưởng thành (lứa tuổi từ 13 - 15 tuổi ). + Các chi đội có điều kiện tiến hành kiểm tra cấp công nhận giấy chứng nhận đạt các chuyên hiệu theo các hạng và các giấy chứng nhận hoàn thành chương trình theo lứa tuổi. + Đối với các chi đội chưa đủ điều kiện thì vận dụng việc công nhận đạt các chuyên hiệu theo hướng: lập sổ ghi chép...để công nhận đạt các chuyên hiệu sau đó cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình theo mẫu của Trung ương. + Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoàn thành từng chương trình RLĐV khi mỗi đội viên phải đạt 6 chuyên hiệu trở lên. C Thời gian tiến hành tổ chức thi công nhận chuyên hiệu: Căn cứ vào kế hoạch triển khai 13 chuyên hiệu của HĐĐ huyện Ninh Phước. Căn cứ vào số lượng đăng ký thực hiện rèn luyện chuyên hiệu ở các đội viên trong năm học 2010 – 2011 (tổ chức thi vào tuần thứ 3 hàng tháng) Tháng 9: Tổ chức thi chuyên hiệu An toàn Giao thông. (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 10: Tổ chức thi chuyên hiệu Nghi thức Đội viên. (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 11: Tổ chức thi chuyên hiệu Vận động viên nhỏ tuổi & Chuyên hiệu Nghệ Sĩ Nhõ Tuổi (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 12: Tổ chức thi chuyên hiệu Chăm Học (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 01: Tổ chức thi chuyên hiệu Khéo tay hay làm. (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 02: Tổ chức thi chuyên hiệu Thông tin - Liên lạc & Thầy thuốc nhỏ tuổi. (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 03: Tổ chức thi chuyên hiệu Kỹ năng trại . (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 04: Tổ chức thi chuyên hiệu Nhà sinh học nhỏ tuổi & Nhà sử học nhỏ tuổi. (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) Tháng 05: Tổ chức thi chuyên hiệu Hữu nghị Quốc tế. (Hạng I cho khối 9; hạng II cho Khối 7,8; hạng III cho khối 6) 5 Công tác kiểm tra công nhận đạt các chuyên hiệu: + Hình thức: Căn cứ tình hình cụ thể của liên đội, của chi đội, từng khối mà tổ chức các hình thức kiểm tra cho phù hợp, đa dạng, phong phú, tạo không khí thi đua, vui tươi, phấn khởi và tự hào của đội viên khi tham dự; đảm bảo phương châm "Học mà vui - vui mà học". - Hình thức kiểm tra vận dụng qua việc lấy kết quả thông qua hoạt động thi trắc nghiệm; thi viết; thi vấn đáp; thi theo tập thể, hoặc đại diện; thông qua điểm thi, kết quả học tập các bộ môn học; thông qua sinh hoạt, hoạt động Đội. - Công tác kiểm tra công nhận phải được tiến hành thường xuyên, liên tục theo chủ đề, chủ điểm trong năm. Quá trình kiểm tra coi trọng chất lượng, tránh các biểu hiện mang tính hình thức. + Quy mô: Việc tổ chức kiểm tra tiến hành với quy mô ở các cấp khác nhau tạo không khí thi đua trong đội viên và tổ chức Đội như: thi giữa các phân, chi đội, ... + Việc ký giấy công nhận các chuyên hiệu và giấy công nhận hoàn thành chương trình RLĐV trong phạm vi cấp nào tổ chức thi (xã, huyện, tỉnh) thì do Chủ tịch Hội đồng Đội cùng cấp ký và đóng dấu. + Việc thực hiện Chương trình rèn luyện Đội viên, nhất là việc kiểm tra công nhận các chuyên hiệu và hoàn thành chương trình RLĐV nhất thiết phải gắn với công tác công nhận các danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, Liên, chi đội mạnh. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện Đội viên là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng Đội viên và hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, Liên Đội tập trung tham mưu cho Ban Phụ trách đội của Liên Đội, Ban Thường vụ Đoàn cùng các cấp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình rèn luyện Đội viên ở liên đội, ở từng chi đội đội. Trong quá trình triển khai thực hiện đề nghị BCH Liên, Chi đội định kỳ (theo học kỳ, kết thúc năm học) báo cáo về Liên đội, Ban phụ trách Đội, Hội Đồng Đội các cấp để thông tin về tình hình thức hiện kế hoạch thực hiện chương trình rèn luyện đội viên năm học 2010 – 2011. T/M. BAN PHỤ TRÁCH ĐỘI TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI Nơi nhận: Trường Ban - 17 chi đội - HĐĐ các cấp - Ban phụ trách Đội - Lưu hồ sơ liên đội. LÊ THỊ HƯỜNG NGUYỄN NHẬT SƠN

File đính kèm:

  • docKe hoachthuc hien chuyen hieu.doc
Giáo án liên quan