Kế hoạch soạn giảng sáng tuần 34 Chủ đề: trường tiểu học Chủ đề nhánh: trường lớp, bạn bè, cô giáo

1. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết trường tiểu học, tên trường, địa chỉ, các hoạt động của trường.

2. Phát triển thể chất:

- Trẻ thực hiện được các vận động đã học một cách chính xác, khéo léo, nhanh nhẹn.

- Phát triển khả năng vận động thô và vận động tinh kết hợp sự khéo léo của đôi bàn tay.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Biết trao đổi diễn tả những hiểu biết về trường tiểu học.

- Biết kể chuyện sáng tạo theo tranh. Phát âm đúng các nhóm chữ cái đã học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch soạn giảng sáng tuần 34 Chủ đề: trường tiểu học Chủ đề nhánh: trường lớp, bạn bè, cô giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài hát? * Hoạt động 2: dạy trẻ vẽ - Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu về trường tiểu học - Cô cùng đàm thoại về đặc điềm của các bức tranh. - Hướng dẫn trẻ vẽ trường tiểu học. - Cô gợi ý cho trẻ để trẻ có thể vẽ thêm cây xanh, hoa. - Trẻ thực hành - Cô theo dõi, sữa sai, giúp đỡ trẻ vẽ. - Báo sắp hết giờ - hết giờ - Cho trẻ đem trưng bày sản phẩm - Trẻ nhận xét sản phẩm - Cô nhận giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, bạn bè và cô giáo. Kết thúc THAO TÁC VỆ SINH: ÔN “RỬA MẶT” 1. Yêu cầu Trẻ biết cách rửa mặt. Trẻ thực hiện được thao tác rửa mặt. Giáo dục trẻ phải biết tự phục vụ bản thân từ những việc nhỏ. 2. Chuẩn bị. Khăn. 3. Tiến hành Ổn định : hát bài lớp chúng mình. Cô cho trẻ nhắc lại thao tác rửa mặt. Bây giờ cô sẽ mời 2 bạn lên rửa cho các bạn xem. Cô cho trẻ thực hiện. Cách làm: cho trẻ để tay dưới vòi nước và rửa mặt. Rửa cho sạch vết bẩn trên mặt. Sau đó cho trẻ lau mặt lại bằng khăn khô. Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu và sửa sai. Lần lượt cho tất cả trẻ trong lớp làm. Cô quan sát sữa sai cho những trẻ còn yếu. Cô nhận xét tiết học. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 4: 7/5/2014 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LQVT: Ghép thành từng cặp (trang 50). 1. Yêu cầu - Trẻ biết được những vật nào ghép được thành cặp với nhau. - Trẻ phát âm đúng thuật ngữ toán học - Giáo dục cháu thích học toán, biết giữ gìn tập vở sạch đẹp 2. Chuẩn bị - Các vật dụng để ghép đôi. 3. Tiến hành * Hoạt động 1: cho trẻ hát bài: lớp chúng mình. - Đàm thoại về bài hát. * Hoạt động 2: chơi trò ghép đôi - Cô cho trẻ xem các vật dụng của học sinh lớp 1. - Cô trò chuyện với trẻ về các đồ dùng. - Cô cho trẻ xem các vật dụng đó được sử dụng như thế nào? - Như: viết các con phải viết trên vở, phấn thì phải viết trên bảng…. * Hoạt động 3: cho trẻ làm bài tập trong sách. - Cô quan sát trẻ làm. - Hướng dẫn những trẻ còn yếu. - Cô nhận xét tiết học * Kết thúc Tạo Hình Ngoài Tiết Học Chủ đề nhánh: “ trường lớp, bạn bè, cô giáo” 1. Yêu cầu: - Trẻ làm được 1 số sản phẩm theo chủ đề: “ trường lớp, bạn bè, cô giáo”. - Rèn cho trẻ đôi tay khéo léo, năng khiếu thẩm mỹ. - Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm tạo ra. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi 5 góc: giấy màu, bút chì, đất sét, khăn lau tay, bảng. - Mô hình. - NDTH: NL, GDDD, BVMT. 3. Tiến hành: - Ổn định: cho trẻ đọc bài thơ: bé vào lớp 1. + Con vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về điều gì? - Giáo dục trẻ biết yêu mến trường, bạn bè và cô giáo.. - Cô dẫn trẻ đi xem mô hình. - Hỏi trẻ sản phẩm có trên mô hình. - Cô giới thiệu các góc chơi. Góc vẽ: vẽ về trường tiểu học. Góc nặn: nặn các bạn nhỏ. Góc xé dán: xé dán trường tiểu học. Góc cắt dán: cắt dán trường tiểu học. Góc thiên nhiên: làm tranh lá. - Cho trẻ làm đoàn tàu về góc chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ chơi. - Giúp đỡ nhóm chơi còn lúng túng. - Báo giờ chơi- hết giờ. - Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên mô hình. - Cho trẻ quan sát lại mô hình. - Hỏi trẻ sản phẩm trên mô hình. - Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Cô nhận xét. - Giáo dục trẻ biết thu dọn được gọn gàng. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Thứ 5: 8/5/2014 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THỂ DỤC GIỜ HỌC: CHẠY DICH DẮC QUA 6 CHƯỚNG NGẠI VẬT, NÉM XA BẰNG 2 TAY. 1. Yêu cầu - Trẻ biết tập các động tác, thực hiện vận động được. - Giúp trẻ phát triển toàn diện - Giáo dục trẻ tính kỉ luật khi luyện tập. 2. Chuẩn bị - chướng ngại vật cho trẻ bật. 3. Tiến hành * Khởi động: - Cô tập hợp trẻ thành 3 hàng dọc - Chuyển đội hình 3 hàng dọc thành vòng tròn. - Luân phiên đi, chạy các kiểu chân: + Đi bằng mũi chân- đi thường- đi bằng gót chân- đi thường- đi bằng mép chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường. Sau đó về 3 hàng theo tổ. - Chuyển đội hình hàng ngang- dãn hàng rồi tập bài thể dục buổi sáng. * Trọng động. - ĐT thở 3: Thổi nơ bay. ( 4l x 8n) - ĐT tay vai 3: hai tay đưa ngang, gập khuỷu tay trên vai. (6l x 8n) - Bụng lườn 5: Ngồi duổi chân, tay chống sau, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao. (4l x 8n) - ĐT chân 2: ngồi xổm đứng lên liên tục. (4l x 8n) - ĐT bật 4: Bật luân phiên chân trước chân sau. (4l x 8n) - Cô cho trẻ xếp đội hình thành 2 hàng dọc. - Cô giới thiệu tên động tác. - Sau đó cô làm mẫu cho trẻ xem - Cô làm mẫu + giải thích - Cô nói tên vận động cho trẻ biết. - ĐT: Cho trẻ đứng sau vạch mức, khi có hiệu lệnh trẻ chạy dích dắc qua 6 chướng ngại vật, cầm bóng ném xa bằng 2 tay.. - Cô làm mẫu cho trẻ xem. - Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu. - Cô tiến hành cho cả lớp thực hiện. - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. - Củng cố tên vận động. - Trò chơi: dung dăng dung dẻ. Cách chơi: . Cô và cháu cùng đọc bài đồng dao “dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi” vừa nắm tay nhau vừa đi vừa đánh tay tự do, “đến cổng nhà trời, lạy cậu, lạy mợ cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp” vừa đi vừa dậm chân theo nhịp bài đồng dao, “xì xà xì xụp ngồi xụp xuống đây” cùng nhau ngồi xuống Luật chơi: trẻ làm theo lời đồng dao. - Nhận xét. - Cho trẻ hít thở sâu. Kết thúc Bé Tập Làm Nội Trợ: “Làm bánh mì kẹp nhân” 1. Yêu cầu - Hình thành cho trẻ 1 số thao tác nội trợ đơn giản. - Trẻ làm được bánh mì kẹp chả. - Giáo dục trẻ làm đúng thao tác. 2. Chuẩn bị - Bánh mì, chả, dưa leo, nước tương . 3. Tiến hành - Ổn định: cho trẻ hát bài: tạm biệt búp bê . - Hôm nay cô và các con cùng làm bánh mì kẹp chả với cô nha. - Giáo dục trẻ khi làm phải khéo léo không làm đổ ra ngoài, sau khi làm xong phải dọn dẹp cùng cô. - Cô làm trước cho trẻ xem và sau đó cho trẻ thực hiện. - Cách làm: Bánh mì cắt làm đôi. Dưa leo rửa sạch cắt dài, cắt chả thành từng miếng. Cho dưa leo và chả vào giữa bánh mì. Cho them nước nước tương vào. - Cho trẻ làm động tác mô phỏng. - Cô cho trẻ biết trong bánh mì dùng để ăn sáng và có thể ăn kèm với nhiều món.. - Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 6: 9/5/2014 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀM QUEN CHỮ VIẾT: V, R(T1) 1. Yêu cầu - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ v, r. - Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh chữ. - Giáo dục trẻ thích học chữ, giữ gìn sách vở sạch sẽ. 2. Chuẩn bị - Tranh kèm chữ. 3. Tiến hành - Dẫn trẻ đến máy vi tính - Đàm thoại nội dung tranh trong máy - Cho tranh xem tranh có từ v, r - Cô phát âm 2 lần - Cô ghép chữ cái rời thành từ giống với từ có trong tranh - Trẻ chọn chữ cái đã học * Dạy trẻ chữ v. - Cô cho trẻ xem tranh có chữ v - Cô giới thiệu chữ v, và dạy trẻ cách phát âm. - Cô đọc trước và cho trẻ đọc lại theo cô. - Cô cho trẻ nhận biết chữ v in hoa, in thường và viết thường. - Trẻ phát âm chữ v nhiều lần - Cô phân tích cách viết chữ v: viết một nét xiên phải kết hợp với nét xiên trái. * Dạy trẻ chữ r - Cô cho trẻ xem tranh có chữ r - Cô giới thiệu chữ r và dạy trẻ cách phát âm - Cô đọc trước và cho trẻ đọc lại theo cô. - Cô cho trẻ nhận biết chữ r in hoc, in thường và viết thường. - Cô phân tích cách viết chữ r: viết một nét thẳng từ trên xuống kết hợp với nét móc phía trên về bên phải. - Cô cho trẻ đọc lại 2 chữ cái: v, r. - Cô cho trẻ chơi trò tìm đồ vật có chữ v, r. - Cho trẻ đọc bài thơ trong sách bé tập đồ. - Cô nhận xét tuyên dương. Kết thúc. LAO ĐỘNG VỆ SINH 1. Yêu cầu: - Trẻ biết lao động làm sạch môi trường xung quanh là niềm vui. - Trẻ biết phụ cô dọn dẹp vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Giáo dục trẻ lao động vệ sinh sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. 2. Chuẩn bị: khăn lau, nước, chậu. 3. Tiến hành: - Ổn định: cho trẻ hát bài: “ lớp chúng mình” - Bây giờ cô và các con cùng làm vệ sinh cho lớp mình sạch đẹp hơn nha. - Cô giới thiệu buổi lao động vệ sinh lớp. - Cô hướng dẫn trẻ cách làm vệ sinh. - Cô phân công trẻ thực hiện. - Cô quan sát trẻ làm và cùng làm với trẻ. - Cô nhận xét buổi lao động vệ sinh lớp. - Giáo dục trẻ biết phụ giúp cô và biết giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………….......…………………………………………………………………………………………………………………………… NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY 1. Yêu cầu: - Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Trẻ mạnh dạn nhận xét mình- bạn, biết tự nhận lỗi. - Giáo dục trẻ đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ bạn. 2. Chuẩn bị: - Cờ, sổ bé ngoan, phiếu bé ngoan, sổ theo dõi. - NDTH: GDDD, BVMT . 3. Tiến hành: - Ổn định: cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”. - Giáo dục trẻ yêu mến, đoàn kết, giúp đỡ bạn, giữ gìn lớp học sạch sẽ. - Cô giới thiệu giờ cắm cờ. - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Cho trẻ nhận xét theo tổ. - Cho tổ bạn nhận xét từng tổ, cô nhận xét. - Mời trẻ ngoan lên cắm cờ. - Nhắc trẻ cầm cờ bằng 2 tay, biết cám ơn. - Tuyên dương trẻ ngoan. - Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn. - Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ. - Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn cắm cờ lên cắm cờ tổ. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Tổ, cá nhân đọc. - Trẻ tự nhận xét theo tổ. - Tổ bạn nhận xét từng tổ- cô nhận xét. - Mời trẻ ngoan lên cắm cờ. - Nhắc nhở trẻ cầm cờ bằng 2 tay, biết cám ơn. - Tuyên dương trẻ ngoan. - Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn. - Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ. - Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn được cắm cờ lên cắm cờ tổ. - Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại xem mình đã cắm được bao nhiêu cờ trong tuần. - Cho trẻ đếm cờ đã được cắm. - Cô nêu tên bạn được phiếu bé ngoan, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng hơn. - Cô phát sổ bé ngoan cho trẻ. - Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ dán phiếu. - Giáo dục trẻ lật nhẹ nhàng, dán ít keo, giữ gìn sổ sạch đẹp. - Cho trẻ biết chủ đề tuần sau. - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan tuần sau. Ký duyệt Giáo viên Thứ ngày tháng năm Nguyễn Thị Trúc ly

File đính kèm:

  • docTruong tieu hoc(1).doc