I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
2/ Kĩ năng: Vẽ được cái ấm pha trà.
3/ Thái độ : Nhận ra vẽ đẹp của cái ấm pha trà.
II/ ĐDDH :
_ Sưu tầm tranh ảnh về cái ấm pha trà.
_ Một vài cái ấm pha trà khác nhau về kiểu và về trang trí.
_ Một vài bài vẽ của HS năm trước.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Tuần 30 Môn: Mĩ thuật - Bài: Vẽ theo mẫu: “Cái ấm pha trà”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG
KẾ HOẠCH LÊN LỚP Tuần: 30
Môn : Mĩ thuật
Bài : Vẽ theo mẫu : “ Cái ấm pha trà ”
Ngày thực hiện :
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
2/ Kĩ năng: Vẽ được cái ấm pha trà.
3/ Thái độ : Nhận ra vẽ đẹp của cái ấm pha trà.
II/ ĐDDH :
_ Sưu tầm tranh ảnh về cái ấm pha trà.
_ Một vài cái ấm pha trà khác nhau về kiểu và về trang trí.
_ Một vài bài vẽ của HS năm trước.
III/ LÊN LỚP :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
** Khởi động : Hát ( 1’)
** Kiểm tra bài cũ : (2’)
_ Nhận xét bài vẽ kì trước về ưu đểm và khuyết điểm của bài vẽ.
+ Đánh giá cho điểm.
** Bài mới : ( 30’ )
_ GV giới thiệu bài – Ghi tựa bài lên bảng. ( 1’)
1/ Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.( 10’)
( PP quan sát, nhận xét )
_ GV giới thiệu một số mẫu thật để HS quan sát :
+ Ấm pha trà có kiểu dáng và trang trí như thế nào?.
+ Cái ấm trà có các bộ phận nào ?
_ GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về hình dáng :
+ Tỉ lệ của ấm cao hay thấp?
+ Đường nét ở thân, vòi, tay cầm?
+ Cách trang trí và màu sắc?
2/ Hoạt động 2 : Cách vẽ ấm pha trà ( 5’)
( PP quan sát, nhận xét)
_ GV nhắc HS, muốn vẽ cái ấm đúng, đẹp cần phải :
+ Nhìn mẫu để thấy hình dáng chung của nó.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy.
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận : miệng, vai, thân, đáy, vòi và tay cầm.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét, hoàn thành hình cái ấm.
_ Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ phác lên bảng để HS quan sát.
_ Gợi ý cách trang trí cái ấm:
+ Trang trí, vẽ màu như cái ấm mẫu.
+ Có thể trang trí theo cách riêng của mình.
3/ Hoạt động 3 : Thực hành (15’)
( PP thực hành)
_ GV cho HS xem một vài bài vẽ cái ấm pha trà.
_ GV có thể bày 2, 3 cái ấm ở các vị trí khác nhau cho HS vẽ.
_ GV quan sát lớp và gợi ý :
+ Vẽ phác hình ( vừa với phần giấy )
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận;
+ Vẽ nét chi tiết sao cho rõ đặc điểm mẫu vẽ;
+ Trang trí : Hoạ tiết và màu sắc tự do ( có thể chỉ vẽ màu, vẽ hình hoặc đường diềm, …… )
_ GV chú ý đến các bài vẽ đẹp, khác nhau về hình, về màu để chuẩn bị cho phần nhận xét, đánh giá.
5/ Hoạt động 5 : Nhận xét, đánh giá ( 3’)
( PP nhận xét, đánh giá )
_ GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành, đẹp và gợi ý cho HS nhận xét :
+ Hình vẽ vừa với phần giấy chưa?
+ Hình cái ấm rõ đặc điểm so với mẫu chưa?
+ Trang trí có nét gì riêng, đặc biệt không?
_ GV tóm tắt nhận xét và xếp loại bài vẽ
_ Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
** Củng cố – Dặn dò : ( 5’)
_ Nhận xét tiết học.
_ Sưu tầm tranh của thiếu nhi, dán vào giấy A4 ghi tên tranh, tên tác giả và tập nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu .
_ Quan sát, sưu tầm tranh ảnh về con vật.
_ Chuẩn bị: “ Vẽ tranh đề tài : Các con vật ”
_ Cả lớp thực hiên.
_ HS chú ý lắng nghe.
_ HS chú ý lắng nghe.
_ HS quan sát và nhận xét.
_ HS trả lời.
+ Kiểu dáng và trang trí khác nhau.
+ Nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm, ……
+ Cao, thấp
+ Nét cong, thẳng,…..
+ Khác nhau
_ HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
_ HS quan sát và ghi nhận.
_ HS quan sát mẫu.
_ HS thực hành vẽ .
_ HS nhận xét bài vẽ của bạn.
_ HS tìm bài vẽ mà mình thích để sắp xếp và đáng giá.
_ HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện.
** Các ghi nhận cần lưu ý sau tiết dạy :
BGH duyệt
File đính kèm:
- TUAN 30.doc