Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 35 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

1/ Kiểm tra đọc ( lấy điểm)

q Nội dung: các bài đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34.

q Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tố độ tối thiểu 70 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

q Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

2/ Ôn luyện về các viết thông báo gồm:

q Yêu cầu: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn.

q Nội dung: mời các bạn đến dự buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 35 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và đọc bài. - Chốt lại các từ ngữ đúng. 4/Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - Làm bài tập theo nhóm. - 4 học sinh đại diện. - làm bài vào vở. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 TIẾT 3 I / MỤC TIÊU Kiểm tra đọc ( yêu cầu như tiết 1). Rèn kĩ năng chính tả: nghe viết chính xác, đẹp bài thơ Nghệ nhân Bát Tràng. II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. 2/Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - Tiến hành tương tự như tiết 1. 3/ Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết chính tả. Mục tiêu: Như muc tiêu bài học. Cách tiến hành: a) Tìm hiểu nội dung bài thơ. - Đọc bài thơ 1 lần. - Gọi học sinh đọc phần chú giải. - Hỏi: Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra? b) Hướng dẫn trình bày. - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Cách trình bày thể thơ này như thế nào? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. d) Viết bài. - Giáo viên đọc cho học sinh viết. e) Soát lỗi. g) Chấm bài. 4/ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ vừa viết và chuẩn bị bài sau. - Theo dõi giáo viên đọc, sau đó 2 học sinh đọc lại. - 1 học sinh đoc to, cả lớp theo dõi. - Những cảnh đẹp đã hiện ra: sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò, là trúc, trái mơ, quả bòng, mưa rơi, hồ Tây. - Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa, dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô. - Những chữ đầu dòng thơ và tên riêng: Tây Hồ, Bát Tràng. - PB: Cao lanh, bay lả bay la, luỹ tre, tròn trĩnh, nghiêng. - PN: Bay lả bay la, vẽ, tròn trĩnh, lất phá6t, nghệ nhân. - Học sinh đọc và viết các từ trên vào bảng con hoặc vở nháp. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 TIẾT 4 I / MỤC TIÊU Kiểm tra đọc ( yêu cầu như tiết 1) Ôn luyện về phép nhân hoá, cách nhân hoá. II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34. Tranh minh hoạ bài thơ Cua càng thổi xôi trong SGK. Phiếu học tập phát cho từng học sinh ( xem mẫu lời giải). III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. 2/Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: - Tiến hành tương tự tiết 1. 3/ Ôn luyện về phép nhân hoá. Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ. - Gọi học sinh đọc bài thơ. - Phát phiếu học tập cho từng học sinh. - Gọi 2 học sinh chữa bài. - Chốt lại lời giải đúng. - Thu phiếu để chấm bài. - Chú ý: Phần b) giáo viên khuyến khích các em có ý riêng, độc đáo. 4/Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà học thuộc lòng các bài có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - Quan sát tranh. - 2 học sinh đọc. - Yêu cầu học sinh tự làm. - 2 học sinh chữa bài. - Theo dõi vào phiếu của mình. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 TIẾT 5 I / MỤC TIÊU Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm) ( yêu cầu như tiết 1) Nội dung: các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. Rèn kĩ năng nói. Nội dung: Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng. Yêu cầu: nhớ lại nội dung truyện, kể tự nhiên, vui, khôi hài. II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. Tranh minh hoạ truyện vui Bốn cẳng và sáu cẵng . 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện viết sẵn trên bảng lớp. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. 2/Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: - Tiến hành tương tự tiết 1. (Với học sinh chưa thuộc, giáo viên cho học sinh ôn lại và kiểm tra vào tiết sau). 3/ Hoạt động 2: Rèn kĩ năng nói. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. - Giáo viên kể chuyện lần 1. - Hỏi: Chú lính được cấp ngựa để làm gì? - Chú đã sử dụng con ngựa như thế nào? - Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - Giáo viên viết nhanh các câu trả lời của học sinh lên bảng theo ý tóm tắt. - Giáo viên kể chuyện lần 2. - Yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm, giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi học sinh kể chuyện. Cho điểm những học sinh kể tốt. 4/Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. - Hỏi: Truyện này buồn cười ở điểm nào? - Truyện buồn cười vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tố độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tố độ càng cao. - Dặn học sinh về nhà tập kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - Học sinh theo dõi. - Chú lính được cấp ngựa để đi làm một công việc khẩn cấp. - Chú dắt ngựa chạy ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. - Vì chú nghĩ rằng ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được 2 cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ sẽ nhanh hơn. - Học sinh theo dõi. - Học sinh tập kể trong nhóm. - Các nhóm thi kể. Mỗi nhóm cử 1 học sinh thi kể. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 TIẾT 6 I / MỤC TIÊU Kiểm tra học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 5) Rèn kĩ năng chính tả: viết chính xác, đẹp bài thơ Sao Mai. II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. 2/ Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: - Tiến hành tương tự tiết 5. 3/ Hoạt động 2: Viết chính tả Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học Cách tiến hành: a) Tìm hiểu nội dung bài thơ. - Giáo viên đọc bài thơ 1 lần. - Giải thích: Sao Mai tức là sao Kim có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Ngôi sao này mọc vào buổi tối có tên là sao Hôm. - Hỏi: Ngôi sao Mai trongbài thơ chăm chỉ như thế nào? b) Hướng dẫn trình bày. - Bài thơ có mấy khổ? Ta nên trình bày như thế nào cho đẹp? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả e) Soát lỗi. g) Chấm bài. 4/ Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ Sao Mai và chuẩn bị bài sau. - Theo dõi sau đó 2 học sinh đọc lại. - Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc, gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ, mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết mà sao vẫn làm bài mải miết. - bài thơ có 4 khổ, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng và chữ đầu dòng thơ viết lùi vào 3 ô. - Nhữgng chữ đầu dòng thơ và tên riêng: Mai. - Các từ: chăm chỉ, choàng trở dậy, ngoài cửa, ửng hồng, mải miết. - 1 học sinh đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp. Học sinh dưới lớp viết vào vở nháp. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 TIẾT 7 I / MỤC TIÊU Kiểm tra học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 5) Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. 8 tờ phiếu khổ to như tiết 2. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. 2/Hoạt động 1: Kiểm tra họcï thuộc lòng. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học Cách tiến hành: - Tiến hành tương tự tiết 5. 3/Hoạt động 2: Củng cố và hệ thống hoá vốn từ. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: Bài 2 - Tiến hành tương tự như tiết 2. 4/ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị tiết 8, tiết 9. Rút kinh nghiệm tiết dạy : TIẾT 8 Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu. Giáo viên thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường. TIẾT 9 Kiểm tra chính tả, tập làm văn. Giáo viên thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.

File đính kèm:

  • doc35.DOC
Giáo án liên quan