1. Kiến thức:
- Trẻ miêu tả được đặc điểm về hình dáng của búp bê mặc váy ( búp bê mặc vày dài nên không thấy chân)
- Trẻ biết được búp bê mặc váy gồm có những bộ phận: đầu; thân; hai tay; tóc; mắt; mũi, miệng)
2. Kỹ năng:
- Trẻ ôn luyện lại các kỹ năng nặn: lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, ấn lõm)
- Biết chia đất theo tỉ lệ hợp lý và biết chọn màu sắc đẹp, phù hợp.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6103 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động tạo hình Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Bản thân
Chủ đề nhánh: Bé với đồ chơi
Hoạt động có chủ định: Nặn theo mẫu
Đề bài: Nặn búp bê mặc váy
Mục đích yêu cầu
Kiến thức:
Trẻ miêu tả được đặc điểm về hình dáng của búp bê mặc váy ( búp bê mặc vày dài nên không thấy chân)
Trẻ biết được búp bê mặc váy gồm có những bộ phận: đầu; thân; hai tay; tóc; mắt; mũi, miệng)
Kỹ năng:
Trẻ ôn luyện lại các kỹ năng nặn: lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, ấn lõm)
Biết chia đất theo tỉ lệ hợp lý và biết chọn màu sắc đẹp, phù hợp.
Thái độ:
Trẻ biết yêu lao động và yêu sản phẩm mình làm ra.
Trẻ húng thú khi tham gia hoạt động.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi và búp bê luôn sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho cô:
Búp bê mặc váy bằng nhựa.
Mẫu nặn búp bê mặc váy.
Máy cacset mở nhạc không lời và nền bài hát “búp bê bằng bông”
Chuẩn bị cho trẻ:
Không gian lớp học có đủ ánh sáng và thoáng mát.
Đất nặn (làm bằng nột mì), khăn ẩm, tăm, đĩa trưng bàu sản phẩm.
Trẻ ngồi thành hàng ngang đảm bảo trẻ nào cũng nhìn thấy mẫu và nhìn thấy cô
Mạng tích hợp
Âm nhạc
Hát bài: “Búp bê bằng bông”
Phát Triển Ngôn Ngữ: Đặt Câu hỏi; đàm thoại về búp bê mặc váy, và cách nặn búp bê mặc váy
MTXQ:
Biết tên, các bộ phận của búp bê, biết được các chất liệu để làm búp bê: giấy; vải, len, đất nặn, thủy tinh…
Hoạt Động Tạo Hình:
Nặn theo mẫu
Đề bài: Nặn búp bê mặc váy
Lứa tuổi: MGL
Câu đố: búp bê
Cách Tiến Hành:
Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng hát: “ búp bê bằng bông” trên nền nhạc búp bê bằng bông.
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu:
Hôm nay, cô có một câu đố rất hay và thú vị để trả lời đúng câu đố của cô các con tập trung chú ý nghe cô đố nhé!
Giống hệt như em béĐủ cả mặt mũi chân tayĐặt xuống là ngủ ngayKhông đòi ăn đòi bế
(Búp bê)
Cô cho vài trẻ trả lời
Để biết các bạn trả lời có đúng không chúng ta cùng mở đáp án nào ( cô dùng khen che búp bê để trẻ không nhìn thấy)
Các bạn của chúng ta đã trả lời đúng rồi. Cô khen những bạn đã trả lời đúng câu đố của cô.
Lớp mình có bạn nào chơi búp bê, nhà bạn nào có búp bê?
Búp bê của cô được làm bằng chất liệu gì? ( được làm bằng nhựa)
Búp bê ngoài làm chất liệu bằng nhựa ra thì còn làm bằng gì nữa ( Thủy tinh; giấy, len, vải, …)
Để làm được búp bê ngoài những chất liệu trên, cô còn có một chất liệu khác có thể làm được búp bê nữa đấy. Các con cùng quan sát xem búp bê của cô được làm bằng gì? ( Đất nặn)
Búp bê dùng để làm gì? ( Dùng để chơi hoặc để trang trí)
Cô đưa búp bê bằng nhựa và búp bê cô nặn cho trẻ so sánh.
Búp bê bằng nhựa và búp bê cô nặn có gì khác nhau ( chất liệu và búp bê cô nặn không có chân vì búp bê mặc váy dài nên che hết chân)
Búp bê gồm có những bộ phận nào? ( Thân búp bê; đầu búp bê; tay; mắt; mũi; miệng; mắt; tóc)
Các con có muốn mình cũng nặn được búp bê mặc váy đẹp như cô không?
Bây giờ các con hãy quan sát lên cô, xem cô nặn nhé. ( cô chọn vị trí làm mẫu đảm bảo các trẻ đều nhìn thấy)
Cô nặn mẫu và phân tích.
Đầu tiên để nặn được thân búp bê các con chọn đất nặn và chia đất sao cho hợp lý. Nên nhớ màu đất làm thân cũng chính là màu váy của búp bê. Tiếp theo con lăn dọc đất thành hình trụ, dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải thắt ở phần eo của thân, tiếp theo dùng ngón cái của bàn tay phải ấn lõm ở phía dưới sau đó dùng các ngón tay dàng mỏng ra để làm váy của búp bế.
Đầu búp bê, các con lấy ít đất hơn, xoay tròn khi đã có đầu búp bê và thân búp bê các con dùng tăm gắn thân và đầu lại.
Hai tay của búp bê, các con lấy cho cô ít đất, chia làm 2 và nên nhớ chia tỷ lệ đất bằng nhau, lăn dọc rồi dùng tăm gắn vào thân búp bê.
Tóc búp bê, lấy ít đất lăn dọc rồi ấn bẹt. Ve ít đất làm mắt miệng búp bê.
Các con lưu ý: tay và mặt búp bê phải dùng cùng màu, màu trắng hoặc màu hồng nhạt. Mắt, tóc của búp bê nên dùng màu đen hoặc màu nâu, miệng màu đỏ hoặc màu hồng.
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Cô hỏi lại 2-3 trẻ về cách nặn búp bê mặc váy.
Sau khi nặn xong búp bê mặc váy các con có thể trang trí cho búp bê thêm đẹp.
Các con có muốn nặn được búp bê mặc váy đẹp như cô để về tặng cho những người thân của các con không nào! Trên bàn của các con cô đã chuẩn bị rất nhiều đất nặn, các con hãy về bàn nặn đi nhé.
Trẻ thực hành ( Thời gian khoảng 20 - 23 phút)
Cô bao quát trẻ. Nếu trẻ không nặn được cô sẽ gợi ý, động viên nhưng không làm giúp trẻ.
Kết thúc hoạt động
Trưng bày sản phẩm và nhận xét
Cô mở nhạc bài “ búp bê” “búp bê bằng bông”…cho trẻ vừa nghe vừa thực hành (âm thanh đủ nghe)
Các con đã nặn búp bê mặc váy của mình xong chưa? Bây giờ các con hãy tự mang sản phẩm của mình lên trưng bày ở góc tào hình để cô và các bạn cùng xem nhé!
Sau khi trẻ trưng bày xong, cô cho trẻ nhận xét các sản phẩm
Con thích sản phẩm nào nhất? tại sao con thích nó nhất? nó đẹp ở điểm nào?
Cô nhận xét và khen ngợi những sản phẩm nặn đúng và màu sắc đẹp. Còn những sản phẩm chưa đẹp hoặc chưa hoàn thành cô nhắc nhở trẻ lần sau cố gắn hơn
Giáo dục tư tưởng
Búp bê rất dễ bẩn vì vậy khi chơi không được làm bẩn. Các con có thể mang búp bê về tặng cho bạn cho em và cho người thân của mình
Kết thúc cô cùng trẻ hát bài : “ búp bê”
File đính kèm:
- Nan theo maunan vay bup be MGL.doc