1/ Nhận thức:
-Trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời.
- Cung cấp thêm cho trẻ những hiểu biết, vốn kiến thức về con chim bồ câu.
- Trẻ biết những lợi ích của con chim bồ câu.
2/ Ngôn ngữ:
- Trẻ biết thêm một số từ nói về con chim bồ câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3/ Thể chất:
- Trẻ được phát triển vận động, giúp trẻ linh hoạt, khéo léo hơn.
- Trẻ có kĩ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm. Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi, biết tuân thủ luật chơi.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 25546 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động ngoài trời Chủ đề: thế giới động vật Đề tài: quan sát con chim bồ câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: QUAN SÁT CON CHIM BỒ CÂU
LỚP CHỒI 1
I/ Mục đích yêu cầu
1/ Nhận thức:
-Trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời.
- Cung cấp thêm cho trẻ những hiểu biết, vốn kiến thức về con chim bồ câu.
- Trẻ biết những lợi ích của con chim bồ câu.
2/ Ngôn ngữ:
- Trẻ biết thêm một số từ nói về con chim bồ câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3/ Thể chất:
- Trẻ được phát triển vận động, giúp trẻ linh hoạt, khéo léo hơn.
- Trẻ có kĩ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm. Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi, biết tuân thủ luật chơi.
4/ Thẩm mĩ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của con chim bồ câu, đồ dùng, đồ chơi, hành vi đẹp trong giờ học là hăng hái phát biểu ý kiến.
5/ Tình cảm xã hội:
- Trẻ yêu thích giờ hoạt động ngoài trời.
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các loài chim, biết tôn trọng những quy định trong khi chơi.
II/ Chuẩn bị :
Tâm thế, tư thế cho trẻ.
Con chim bồ câu.
Mũ chim.
Trụ, vòng, bánh xe, lon, miếng mủ tạt, dây thung, sỏi, rổ, phấn, lá cây, tăm, mô hình cò chẹp, đồ chơi ngoài trời.
III/ Tiến hành:
Tập trung trẻ 3 hàng, cô kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
Cho trẻ đi dạo quanh sân trường, vừa đi vừa hát, đọc thơ, câu đố…
* Hoạt động 1
* Quan sát con chim bồ câu:
+ Đây là con gì?
+ Các con biết con chim này là chim gì không?
+ Con chim này có màu gì? Ngoài màu trắng ra còn có những chú chim bồ câu có lông màu khác nữa như màu xám, màu đen…
+ Các con nhìn xem con chim bồ câu có gì?
+ Chim bồ câu đẻ con hay đẻ trứng?
+ Chim bồ câu thường sống ở đâu?
+ Chim bồ câu còn được nuôi trong gia đình. Vậy người ta nuôi chim bồ câu để làm gì? Ngày xưa, chim bồ câu còn được nuôi để đưa thư.
+ Các con biết chim bồ câu thường ăn những gì?
+ Nhà các con có nuôi chim không? Nhà con nuôi những con chim gì?
Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài chim, biết phụ ba mẹ chăm sóc chim, cho chim ăn, cho chim uống nước.
Ngoài nuôi chim bồ câu thì người ta còn nuôi các loài chim khác để làm cảnh và còn có rất nhiều loài chim sống trong rừng nữa đó các con.
Các con ơi! Chim bồ câu là biểu tượng của Hòa Bình. Khi gặp chim bồ câu hoặc các loài chim khác nữa thì các con phải bảo vệ chứ không được chọc phá hay ném đá vào chim.
* Hoạt động 2
* Trò chơi vận động: Chim đổi lồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Một bạn vai chim và hai bạn khác làm lồng. Khi nghe hiệu lệnh “Chim sổ lồng” thì các chú chim đi chơi và kiếm ăn. Khi nghe “ Chim vào lồng” thì các chú chim nhanh chóng tìm lồng để chạy vào.
- Luật chơi: Mỗi lồng chỉ có một chú chim, chú chim nào chạy chậm không tìm được lồng thì phải nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, bao quát.
- Nhận xét trò chơi.
* Hoạt động 3
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời: Xích đu, cầu tuột.
- Chơi với thiên nhiên: Lá cây, tăm làm mũ chim; đá, sỏi, phấn để vẽ và xếp hình con chim.
- Chơi trò chơi dân gian: Cò chẹp, nhảy dây, búng thun, thảy vòng, tạc lon, lăn bánh xe, thắc đá, cắp cua.
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không cho đá sỏi vào mũi, tai, không ném bạn.
- Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ lại, củng cố, tuyên dương.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, nghỉ.
BGH Ngày 4 tháng 4 năm 2013
PHT
Phạm Thị Thanh Hương Nguyễn Thị Hoài My
File đính kèm:
- giao an HD ngoai troi.doc