Kế hoạch giáo dục chủ đề Cơ thể bé

 - Trò chuyện về cơ thể và các giác quan của bé

 - Cháu nhớ tên câu chuyện, nhớ tên nhân vật trong truyện

 - Cháu biết tô màu, biết cầm bút bằng tay phải

 - Cháu nhớ tên bài hát, thuộc bài hát, nhớ các động tác múa minh họa

 - Dạy trẻ nhận biết tay trái, tay phải của mình.

 - Cô kiểm tra thao tác rửa tay của trẻ

 - Tập luyện phát triển các cơ

 - Chơi trò chơi các góc.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục chủ đề Cơ thể bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: .............................................................................................................. .............................................................................................................. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013 Đón cháu trò chuyện - Cô đón trẻ vào lớp, hướng trẻ vào góc chơi theo ý trẻ. -Trò chuyện với trẻ về các chức năng của các bộ phận trên cơ thể - Điểm danh: cháu lắng nghe cô gọi tên của mình và trả lời - Thể dục sáng: ( Như kế hoạch tuần) Hoạt động có chủ đich HOẠT ĐỘNG 1 TRUYỆN: MỖI NGƯỜI MỘT VIỆC *Mục đích yêu cầu -Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện biết câu chuyện nói về chức năng của các bộ phận cơ thể - Trẻ thuộc lời thoại của nhân vật , chính xác, trả lời tròn câu . - Giáo dục trẻ biết giữ gìn than thể sạch sẽ, biết chơi chung cùng bạn, biết nhường nhịn bạn khi chơi. *Chuẩn bị: -Đồ dùng cô: tranh truyện *Tổ chức hoạt động Hoạt động cô Hoạt động cháu *Hoạt động mở đầu -Hát “nào chúng ta cùng tập thể dục” -Bài hát nói về các bộ phận nào của cơ thể? -Ngoài đầu, mình,tay.chân ra các con còn biết những bộ phận nào trên cơ thể nữa? -Có một câu chuyện nói về chức năng của các bộ phận cơ thể. Để xem công việc của các bộ phận cơ thể thế nào các con nghe cô kể nha. *Hoạt động trọng tâm Cô kể cho cháu nghe lần 1. -Các con vừa nghe cô kể chuyện gì ? -Trong câu chuyện có ai ? -Hát “ồ sao bé không lắc” -Cô kể lần hai sử dụng tranh minh hoạ * Đàm thoại: -Trong một gia đình hạnh phúc họ đang sống vui vẻ ,tại sao họ lại cãi nhau ? -Mắt nói thế nào ? -Mũi nói làm sao ? -Tay nói thế nào ? -Còn chân thì nói gì ? -Khi mồm quyết định không ăn uống thì mọi người cảm thấy làm sao ? -Khi mọi người đi lấy thức ăn cho mồm ăn xong thì mọi người thấy thế nào ? -Các con khi chơi với bạn thì phải làm gì ? - Hát " xòe tay" * Trò chơi “tiếp sức” -Cách chơi: mỗi trẻ chạy lên lấy một món đồ chơi theo yêu cầu của cô, sau đó chạy nhanh về đập vào tay bạn kế tiếp, cứ như vậy cho đến khi có hiệu lệnh hết giờ của cô, đội nào lấy được nhiều đồ chơi là đội đó thắng cuộc. -Cho cháu tiến hành chơi * Hoạt động kết thúc -Cháu hát -Đầu, mình, tay chân. -Cháu kể -Cháu chú ý nhge cô kể -Truyện mỗi người một việc -Cháu hát cùng cô -Cháu chú ý nghe cô kể -Cháu tự trả lời -Thấy uể oải,mệt mỏi -Thấy khỏe mạnh -Cháu tự trả lời -Cháu hát đi về hai đội. -Cháu tích cực chơi Chuyển tiếp - Chơi chi chi chành, uống sữa HOẠT ĐỘNG 2 NDTT: Dạy múa: tay thơm tay ngoan NDKH: Nnghe hát: " cho con" * Mục đích yêu cầu: - Cháu biết tên bài hát thuộc bài hát - cháu hát đúng giai điệu thuộc động tác minh họa - Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh thân thể * chuẩn bị: Máy tính, tranh truyện *Tổ chức hoạt động Hoạt động cô Hoạt động cháu * Hoạt động mở đầu: - Chơi trò chơi: " ngón tay nhúc nhích" - Mình vừa chơi trò chơi nói về gì nè? Hôm nay cô sẽ dạy các con múa bài tay thơm tay ngoan nhé. * Hoạt động trọng tâm:. - Trước tiên mình học múa các con hát lại với cô vài lần đã nhé. - Cô cháu cùng hát bài"tay thơm tay ngoan" vài lần - Cô và các con vừa hát bài gì? - Mẹ khen bé điều gì? - Bàn tay thơm, bàn tay ngoan là như thế nào? - Cháu hát lại với cô vài lần - Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô vận động minh họa cả bài với nhạc. - Lần 2:để các con nhìn rõ cô sẽ vận động lại thật chậm các con nhìn rõ nhé. - Dạy múa: - Động tác 1: " Một tay... Hoa": tay trái chống nạnh tay phải đưa ra phía trước vẫy nhẹ một cái, khi hát đến chữ " ra" lật bàn tay rồi từ từ đưa tay phải lên cao, uốn cong cánh tay vào chữ " hoa" - Cô thực hiện vận động lần 1 - Cả lớp vận động theo cô - Động tác 2:" hai tay ... Hoa":, lật bàn tay khi hát chữ " ra' rồi từ từ đưa hai tay lên cao uốn cong cánh tay trên đầu, tay cao tay thấp - Động tác 3: " Mẹ khen... Thơm" hai tay bắt chéo nhau, úp lên ngực nhún hai chân vào chữ" đẹp quá" rồi hai tay đưa ra phía trước vẫy nhẹ một cái, lật vào bàn tay vào chữ "thơm" kết hợp nhún chân - Động tác 4: " Mẹ khen ... Ngoan" : hai tay bắt chéo nhau, úp lên ngực, kết hợp nhún chân vào chữ"quá"rồi từ từ đưa hai tay lên cao sang hai bên, lắc cổ tay vào chữ "ngoan" - Bây giờ cả lớp vận động minh họa với cô cả bài nhé! - Cô sẽ bật nhạc chúng mình cùng hát và vận động xem có hay hơn không nhé. - Cô chú ý sửa sai - Mời tổ, nhóm, cá nhân lên múa - Cả lớp vận động - Cô nhận xét tuyên dương. * Nghe hát: " cho con" Nãy giờ cô thấy các con học rất giỏi cô sẽ tặng cho các con bài hát các con nghe nhé! - Cô hát bài hát "cho con" - Bố mẹ rất thương các con vì vậy các con phải làm gì cho bố mẹ mình vui lòng? - Các con phải biết vâng lời, giữ gìn vệ sinh chân tay sạch sẽ thì bố mẹ mình mới vui lòng nhé. *Hoạt động kết thúc -Hát “tay thơm tay ngoan" -Cháu hát cùng cô -Cháu tự trả lời -Cháu thực hiện theo hiệu lệnh của cô -Cháu tích cực tập các động tác - Sạch sẽ múa đẹp -Cháu nhìn cô vận động. - Cháu vận đồng theo cô - Cả lớp múa minh họa cùng cô - Tổ, nhóm, cá nhân múa vận động - Cháu lắng nghe cô hát - Ra ngoài Hoạt động ngoài trời Trò chuyện về các chức năng của cơ thể -TCVĐ : Kéo co -TCDD: Dung dăng dung dẻ - Chơi tự do vào lớp Hoạt động góc -* Trọng tâm: : Góc phân vai. Mẹ con, bế em 1.Yêu cầu : - Cháu biết nhận vai chơi - Không tranh dành đồ chơi của bạn - Không quăng ném đồ chơi 2huẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi góc 3Cách chơi: -Thỏa thuận trước khi chơi -Cô chơi cùng với cháu -Bao quát hướng dẫn cháu chơi. Nhận xét sau khi chơi * Góc kết hợp: -Góc nghệ thuật: tạo hình: Đồ bàn tay của bé. -Góc xây dựng: Xây hàng rào. -Góc học tập: chơi với trò chơi học tập. Vệ sinh ăn trưa ngủ trưa - Cho cháu rửa mặt , tay chân, ăn cơm, đi vệ sinh và đi ngủ - Cho cháu nằm ngay ngắn ngủ ngoan Hoạt động chiều Ôn lại bài múa " tay thơm tay ngoan" ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. Nội dung chưa dạy được………………………………………………….. ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………... 2.Những thay đổi cần thiết…………………………………………………... ……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………....................... ……………………………………………………………………………... 3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt …………………………………………... ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu ngày 11tháng 10 năm 2013 Đón Trẻ * Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp,nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ khi vào lớp. -Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể * Điểm danh: cháu lắng nghe cô gọi tên của mình * Thể dục sáng: ( nhö keá hoaïch tuaàn 1 ) Hoạt động có chủ đích Hoạt động : Những giác quan đáng yêu *Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết được các bộ phận cơ thể: đầu mình,tay,chân và tác dụng của chúng, nhận biết được 5 giác quan -Cháu phân biệt được các giác quan và chức năng của cơ thể bé . -Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. *Chuẩn bị: -Đồ dùng cô : tranh ảnhbé trai, bé gái * Tổ chức hoạt động: Hoạt động cơ Hoạt động trẻ *Hoạt động mở đầu -Hát “nào chúng ta cùng tập thể dục” -chúng ta vừa làm những gì nè? -Để xem trên cơ thể mình có những giác quan nào hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé! *Hoạt động trọng tâm -Chơi trò chơi “ trời tối, trời sáng” -Khi các con nhắm mắt lại thì các con có thấy gì không? -Mắt dùng để làm gì? -Cho cháu chơi “ ngửi hoa” -Các con dùng gì để ngửi? -Đói bụng quá mình cùng đi ăn cơm cùng đi ăn cơm nào, mình dùng gì để ăn cơm? -Trước khi ăn mình phải làm gì? -Tay đẹp của các con đâu nào ? -Hát “ tay thơm, tay ngoan” -Cô muốn bạn nào tới lấy giúp cô cái lắc nhịp nào ! -Muốn tới được chỗ lắc nhịp thì phải dùng gì ? Vậy mắt, mũi, miệng,tay chân là gì của cơ thể? -muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì ? -Chơi trò chơi “thi xem ai tài” -Cách chơi: Cô đưa ra các yêu cầu lắng nghe, chạy nhảy, ngửi.cầm bắt…cháu phải thực hiện và nói đúng yêu cầu của cô . -Cho cháu tiến hành chơi. * Hoạt động kết thúc -Hát bài “tay thơm, tay ngoan” -Cháu hát cùng cô - Cháu tự trả lời -Cháu chơi cùng cô -cháu tự trả lời -Để nhìn -Cháu chơi -Dùng mũi -Dùng miệng -Phải rửa tay -Cháu đưa tay ra -Cháu hát đi tự do -Cháu lên lấy lắc nhịp -Dùng chân -Là các bộ phận của cơ thể -Phải giữ gìn vệ sinh thân thể -Cháu tích cực chơi -Cháu hát đi ra ngoài Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện các giác quan của bé - Trò chơi : Mèo đuổi chuột - Chơi tự do vào lớp Hoạt động góc Góc trọng tâm: Phân vai: Mẹ con, bế em 1.Yêu cầu : - Cháu biết nhận vai chơi - Không tranh dành đồ chơi của bạn - Không quăng ném đồ chơi 2huẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi góc 3Cách chơi: Thỏa thuận trước khi chơi Cô chơi cùng với cháu Bao quát hướng dẫn cháu chơi. Nhận xét sau khi chơi * Góc kết hợp: -Góc xây dựng: Xây hàng rào. -Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo chủ đề -Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh Vệ sinh ăn ngủ - Cho trẻ rửa mặt, rửa tay, đi vệ sinh và đi ngủ - Cho trẻ nằm ngay ngắn và ngủ ngoan Hoạt động chiều - Làm bảng chủ đề cùng cô . - Trẻ chơi tự do Trả trẻ Chào cô khi ra về Trao đổi với PH về thông tin cần thiết trong ngày của trẻ: về giấc ngủ, sức khoẻ, học, chơi…… Đánh giá hoạt động trong ngày - Nội dung chưa dạy được lý do: .............................................................................................................. .............................................................................................................. - Những thay đổi cần thiết: .............................................................................................................. .............................................................................................................. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ............................................................................................................. .............................................................................................................

File đính kèm:

  • docban than.doc