Toán
ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ.
- Biết nối các diểm để có hình vuông, hình tam giác.
Ghi chú: - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
- HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV : Bảng phụ viết bài tập 1, 4.
- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (trực tiếp)
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập. Gọi 4 h/s K,G, 2TB, lên bảng làm bài. ở dưới làm vào VBT .GV nhận xét.
? Bài tập này củng cố về kiến thức gì. ( H/s: bảng cộng, trừ các số trong phạm vi 10).
Bài 2:
- H/s K,TB nêu y/c bài tập. Gv gọi 3 H/s lên bảng làm ( H/s TB, Y làm câu a, cột 4,5 về nhà hoàn thành). H/s nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét .
? Bài tập này giúp ta củng cố về kỹ năng gì. (H/s: làm tính cộng , trừ các số trong phạm vi 10.)
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận với nhau về lời khuyên với chú bé chăn cừu. GV gọi 1 số nhóm K,G nêu lên 1 số lời khuyên về chủ đề trên trước lớp, sau đó cho các nhóm khác tự hỏi . GV giúp đỡ các nhóm .
- Cho hs luyện nói trước lớp. H/s và Gv nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những H/s học tốt.
Tự nhiên xã hội
bài 33: trời nóng, trời rét
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nóng, rét.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét.
* HS khá, giỏi:
- Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống.
- Biết ra quyết định nên hay không nên làm gì khi trời nóng, trời rét.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Các hình trong bài 33 SGK.
HS : Sưu tầm tranh, ảnh về trời nóng, trời rét
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Làm việcvới các tranh, ảnh sưu tầm được.
Mục tiêu:
- HS biết phân biệt các tranh, ảnh mô tả cảnh trời nóng, trời rét.
- Biết sử dụng vốn từ để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
CTH.
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Y/c H/s các nhóm phân loại những tranh ảnh các em sưu tầm được để riêng những tranh về trời nóng, trời rét. Mỗi nhóm mô tả một dấu hiệu về trời rét.
Bước 2 : Gv tổ chức cho H/s từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác có thể bổ sung, Gv nhận xét.
GVKL: Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi...
- Trời rét quácó thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai ốc...
* HĐ 2:Trò chơi “trời nóng, trời rét”
Mục tiêu: HS hình thành thói quen mặc phù hợp thời tiết.
- Chuẩn bị: Một số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng: quần, áo, khăn, mũ, nón và các đồ dùng khác dùng cho mùa hè, mùa đông.
CTH:
Bước1:
- GV nêu cách chơi:
+ Cử một bạn hô: “trời nóng” các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ ( hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng.
+ Cũng tương tự như thế với trời rét...
+ Ai nhanh sẽ thắng cuộc.
Bước 2 : GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 7.
- Kết thúc trò chơi, GV cho H/s thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tết nóng rét?
- GV kết luận Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu...
3.Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu H/s giở sách SGK tìm bài 33 gọi 1 số H/s đọc và trả lời câu hỏi trong SGK để củng cố bài.
- Dặn h/s về làm bài trong vở BT. Xem trước bài 34.
Thứ 6 ngày 26 tháng 4 năm 2014
Chính tả
Đi học
I/ Mục đích ,yêu cầu:
- Nghe -viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Đi học
trong khoảng 15 -20 phút.
- Điền đúng vần ăn/ăng; chữ ng/ngh vào chỗ trống.
Bài tập 2, 3 (SGK)
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ chép sẵn ND bài 2, 3.
- HS: Đồ dùng HT, vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/Bài cũ:
+ Gọi hai H/s lên bảng viết: xuân sang, khoảng trời, chùm quả, lộc non.
+ GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới:
*GTB:(trực tiếp)
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tập viết chính tả.
a/ GV đọc 2 khổ thơ thứ nhất bài “ đi học” một lần. 2 -3 HS K,G đọc lại.
b/Hướng dẫn viết từ khó dễ viết sai.
-Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ đầu, tìm những tiếng, từ trong dễ viết sai: : (H/s: tre trẻ, dắt tay, mái trường...)
-Yêu cầu HS đọc và phân tích các từ vừa tìm ở trên, GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con.GV nhận xét.
c/ HS nghe đọc, viết bài chính tả vào vở. GV h/d và nhắc H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những chữ đầu dòng phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc GV đọc chậm 1 – 2 lần để H/s soát lỗi.
d/ Chấm, chữa bài. - GV chấm 10 - 12 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm. *HĐ2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
+Bài tập 2:1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi và quan sát tranh trong SGK. GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- Cả lớp và GVnhận xét, chốt đáp án đúng.( HS: Bé ngắm trăng./ Mẹ mang chăn ra phơi nắng.)
-+ Bài tập 3:1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi và quan sát tranh trong SGK. GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- Cả lớp và GVnhận xét, chốt đáp án đúng.( HS: Ngỗng đi trong ngõ./ Nghé nghe mẹ gọi).
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li nếu bài viết ở lớp viết chưa đẹp.
Kể chuyện
cô chủ không biết quý tình bạn
I/ Mục đích ,yêu cầu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ cô độc.
- Biết: Cần sống gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.
- Biết nhận xét về nhân vật Cô chủ và chó con trong câu chuyện, các hành vi và tính cách của các nhân vật.
- HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II/ Đồ dùng dạy –học:
- GV: Tranh minh họa truyện kể trong SGK.
- HS: Đồ dùng học tập.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Bài cũ:
- Gọi 2 H/s nối tiếp nhau kể chuyện “Con Rồng cháu Tiên”. H/s thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới:
GTB:(trực tiếp)
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.
- GV kể chuyện với giọng chậm rãi, nhấn giộng những chi tiết tả vẻ đẹp của các con vật...
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2 -3 kết hợp với tranh minh họa – Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
*HĐ2: Học sinh tập kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.(H/s: Cô bé đang ôm Gà Mái vút ve bộ lông của nó. Gà Trống đứng ngoài hàng rào, mào rủ xuống, vẻ ỉu xìu)
? Câu hỏi dưới tranh là gì.(H/s: Vì sao cô bé đổiGà Trống lấy Gà Mái?).
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
HĐ3: Hướng dẫn HS kể toàn chuyện
- 2 HS thi kể lại toàn chuyện dựa vào tranh và các câu hỏi dưới tranh.
HĐ4: Giúp H/s hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
(H/s: ...phải biết quý trọng tình bạn, ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ không có bạn...). Gv nhận xét và kế luận như phần 2 mục tiêu.
- GV rút ra bài học và liên hệ ý thức BVMT cho HS: Cần sống gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.
- Y/c HS nhận xét về nhân vật Cô chủ và chó con trong câu chuyện, các hành vi và tính cách của các nhân vật.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hỏi cả lớp: ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì.
-Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện.Chuẩn bị tiết cho tuần sau:“Hai tiếng kì lạ”.
Toán
ôn tập: các số đến 100
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc, viết đếm các số đến 100.
- Biết cấu tạo số có hai chữ số.
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
Ghi chú: - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
- Bài tập HS khá giỏi hoàn thành.
II/ Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2
- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ:
- 2 H/s K lên bảng làm bài tập 1, 2 trong SGK tiết 126.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:
- HS đọc Y/c đề bài toán. (HS K đọc).
- GV gọi lần lượt H/s đọc các số đã viết trên tia số và lên bảng viết số , sau đó Y/c H/s làm bài vào vở BT.. GV nhận xét .
Bài 2:
- H/s K,TB nêu y/c bài tập. viết số thích hợp vào ô trống. (H/s TB, Y làm 5 câu còn câu b về hoàn thành)
- Gọi 4 H/s TB, Y lên bảng làm, ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 3 ( cột 1, 2, 3): H/s K,G đọc bài toán..
- GV gọi 4 H/s lên thi nhau làm bài , ai nhanh và đúng thì thắng cuộc.
- H/s làm vào vở BT. G/v nhận xét
- HS khá , giỏi làm thêm cột 4
Bài 4( cột 1, 2, 3, 4):
- H/s K, G đọc y/c bài. GV treo bảng phụ y/s H/s quan sát và hướng dẫn cách làm. H/s làm bài vào bảng con, 4 HS lên bảng thi làm. Cả lớp và Gv nhận xét.
- HS khá , giỏi làm thêm cột 5
3/ Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2,3 trong SGK vào vở ô ly. Xem trước bài 128.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc trước bài “Bác đưa thư”.
Thủ công
bài 20: cắt, dán và trang trí ngôi nhà (tiết2)
I/ Mục tiêu:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán phẳng
- Với học sinh khéo tay: Cắt, dán được ngôi nhà. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫumột ngôi nhà trang trí , giấy thủ công, keo dán, bút chì....
- HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- K/tr đồ dùng học tập của h/s.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (bằng câu hỏi)
HĐ1: Kẻ, cắt, hàng rào, hoa, lá, Mặt Trời.
- HS tự vẽ những đường thẳng cách đều để cắt làm hàng rào.
- Phát huy tính sáng tạo của HS, GV gợi ý cho HS tự vẽ cắt hoặc xé những bông hoa có lá, có cành... để trang trí thêm cho đẹp.
*HĐ2: H/s thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền.
- GV H/d trình tự dán và tranh trí.
- Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau.
- Tiếp theo dán cửa ra vào, đến cửa sổ
- Dán hàng rào hai bên nhà
- Trước nhà dán cây, hoa, lá nhiều màu.
- Trên cao dán ông Mặt Trời, mây, chim...
- Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động .
- H/s lấy giấy thực hành theo hướng dẫn mẫu.GV qs giúp đỡ H/s còn lúng túng.
- Khi Hs làm song, GV tổ chức cho H/s trưng bày sản phảm, GV chọn một vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để kiểm tra.
File đính kèm:
- Tuan 33 lop 1(2).doc