Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 Tuần 28

I./ MỤC TIÊU :

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước .

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

II./ CHUẨN BỊ :

VBT, tranh SGK, phiếu học tập ; các tài liệu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.

 

doc38 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 Tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều dài 24 ô,rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ.Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô,rộng 5 ô. - Cắt một tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô,rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ. b./ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ - Làm khung đồng hồ : + Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô,rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài,miết kĩ đường gấp. + Mở tờ giấy ra,bôi hồ đều vào 4 mép giấy và giữa tờ giấy.Sau đó,gấp lại theo đường dấu gấp giữa,miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2) + Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp(gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ. Như vậy,kích thước của khung đồng hồ sẽ là : dài 16 ô,rộng 10 ô (H.3) - Làm mặt đồng hồ : + Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ (H.4) + Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm dấu các nếp gấp.Sau đó,viết các số 3,6,9,12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ (H.5) + Cắt ,dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình (H.6) - Làm đế đồng hồ : + Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô,rộng 16 ô,mặt kẻ ô ở phía trên,gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp (H.7).Gấp tiếp hai lần nữa như vậy.Miết kĩ các nếp gấp,sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16 ô,rộng 6 ô làm đế đồng hồ (H.8). + Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp,mỗi bên 1 ô rưỡi,miết cho thẳng và phẳng.Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ (H.9). - Làm chân đỡ đồng hồ : + Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn,mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như vậy.Bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dàio10 ô,rộng 2 ô rưỡi (H.10a,b). Nếu dùng dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần gấp đôi theo chiều dài để lấy dấu gấp giữa.Sau đó mở ra,bôi hồ đều và dán lại theo dấu gấp giữa sẽ được chân đỡ đồng hồ. + Gấp hình 10b lên 2 ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10c. c./ Bước 3 : Làm đồng hồ hoàn chỉnh - Dán mặt đồng hồ và khung đồng hồ : + Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1 ô và đánh dấu. + Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu. (H.11). - Dán khung đồng hồ vào phần đế : + Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép của chân đế (H.12). - Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ : + Bôi hồ đều vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ (H.13a) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ . Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (H.13b). -GV vừa HD vừa thực hiện nhanh các thao tác các bước làm đồng hồ để bàn 1 lần nữa. -Y/C HS thao tác lại các bước làm đồng hồ để bàn . * Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành - Y/C cả lớp tập làm đồng hồ để bàn theo các bước đã HD -GV nhận xét 4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Làm đồng hồ để bàn có mấy bước ? - Về nhà tập làm đồng hồ để bàn lại và chuẩn bị dụng cụ học tập để tiết sau thực hành. -Nhận xét tiết học. -HS để lên bàn GV kiểm tra. -HS lắng nghe - HS quan sát và nhận xét . + ..là hình chữ nhật +… tươi sáng +…khung,mặt,đế và chân đỡ đồng hồ . - Thực tế hình dạng,màu sắc các bộ phận của đồng hồ rất phong phú , đa dạng. - ..xem giờ,trang trí,.. -HS quan sát và lắng nghe - HS quan sát và lắng nghe - HS quan sát và lắng nghe - HS quan sát và lắng nghe - 1 - 2 HS lên thao tác lại các bước làm đồng hồ để bàn - Cả lớp tập làm đồng hồ để bàn -..gồm 3 bước : + Bước 1 : Cắt giấy + Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ) + Bước 3 : Làm đồng hồ hoàn chỉnh -HS lắng nghe MÔN : TẬP LÀM VĂN Bài : Tiết : 28 KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO VIẾT LẠI MỘT TIN THỂ THAO TRÊN BÁO, ĐÀI I./ MỤC TIÊU : - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật..dựa theo gợi ý (BT1). - Viết lại được một tin thể thao (BT2). II./ CHUẨN BỊ : - Tranh, ảnh SGK; Bảng lớp viết nội dung của BT III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV nhận xét bài kiểm tra của HS . 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay,cô sẽ HD các em kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem và viết lại được một tin thể thao mới đọc được b./ Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài tập 1 : - HS đọc y/c bài tập 1 và gợi ý SGK. - Nhắc HS : Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo, …… Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý. VD : Chiều chủ nhật tuần trước, anh em cho em cùng đi xem trận bóng đá giữa hai đội bóng trường anh và trường bạn…… - Y/C HS kể mẫu. GV nhận xét - Y/C từng cặp HS tập kể. - Một số HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét .Bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. * Bài tập 2 : - HS đọc y/c bài tập 2. - Nhắc HS chú ý : Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác. (Cần nói rõ em nhận được tin đó từ nguồn nào : đọc trên sách, báo, tạp chí nào; nghe từ đài phát thanh, chương trình ti vi nào,……) - Y/CHS tự làm bài vào vở . - Một vài HS đọc các mẫu tin đã biết. -GV nhận xét lời thông báo ; cách dùng từ ; mức độ rõ ràng ; sự thú vị ; mới mẻ của thông tin. 4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : -Y/CHS đọc lại bài viết của mình. - Về nhà tiếp tục suy nghĩ, hoàn chỉnh lời kể về một trận thi đấu thể thao để có một bài viết hay trong tiết TLV tới. -Nhận xét tiết học. -HS lắng nghe -HS lắng nghe -1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK. -HS lắng nghe - 1 HS giỏi kể mẫu - Từng cặp HS tập kể. - Một số HS thi kể trước lớp. -1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK. -HS lắng nghe - HS tự làm bài vào vở . - HS đọc các mẫu tin đã biết. - HS tự phát biểu . -HS lắng nghe MÔN : ÂM NHẠC Bài : Ôn tập bài hát Tiết : 28 TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHOÁ SON I./ MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ . II./ CHUẨN BỊ : Nhạc cụ quen dùng Một số động tác phụ hoạ III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS hát lại bài “Tiếng hát bạn bè mình ” kết hợp vỗ tay theo phách. -GV nhận xét. 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ ôn tập bài : “Tiếng hát bạn bè mình”. - GV ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình. - GV ôn lại bài hát - Luyện tập theo nhóm. Sau đó cả lớp hát lại - Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách. * Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ - HD làm một số động tác : + Động tác 1 (câu hát 1 và 2) Chân bước 1 bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng. + Động tác 2 (câu 3 và 4) Hai tay giang 2 bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng. + Động tác 3 (câu 5 và 6) Hai HS xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái, chân nhún theo nhịp 2. + Động tác 4 (câu 7 và 8) Hai HS nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay. - HD vừa hát vừa dùng nhạc cụ gõ đệm theo. - Y/C cả lớp hát kết hợp động tác phụ hoạ. - Y/C HS từng nhóm hoặc cá nhân hát biểu diễn trước lớp. 4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Cả lớp cùng hát bài” Tiếng hát bạn bè mình” kết hợp vận động phụ hoạ . - Về nhà tập hát lại bài và tập hát kết hợp phụ hoạ cho người thân nghe. -Nhận xét tiết học. * bài “Tiếng hát bạn bè mình” - 2HS hát-cả lớp theo dõi nhận xét. - HS lắng nghe - Cả lớp thực hiện. - HS hát theo nhóm - HS hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách -HS quan sát và lắng nghe -Cả lớp cùng hát. - HS lên thực hiện. - HS lên thực hiện. -Cả lớp cùng hát. - HS lắng nghe SINH HOẠT LỚP Tiết : 28 Bài : VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I./ MỤC TIÊU : - Hs biết giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường như :nhà ở,trường học ,nơi công cộng. -Có ý thức giữ môi trường không khí trong sạch trồng cây lấy bóng mát để giữ gìn sức khoẻ. II./ CHUẨN BỊ : Gv: -Chuẩn bị một số yêu cầu giao việc. III./ NỘI DUNG SINH HOẠT: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Kiểm điểm công việc tuần qua: - HS báo cáo sỉ số từng tổ cho lớp trưởng. - Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp cho GV . - Vệ sinh lớp các bạn thực hiện như thế nào ? -Tổ trưởng báo cáo về việc HS đóng tiền giấy thi -Đánh giá nhận xét HS qua kết quả thi GHKII.Qua đó nhắc nhở hoặc tuyên dương nhằm rút kinh nghiệm cho kì thi sau - GV nhận xét đánh giá việc thực hiện tốt - Tuyên dương tổ học tốt ngoan . 2./ Công việc thực hiện: * Vệ sinh cá nhân- vệ sinh môi trường. - GV giới thiệu việc giữ vệ sinh qua tranh +Về việc giữ vệ sinh cá nhân :Nhìn tranh HS có thể nhận biết được giữ vệ sinh thân thể như :tắm gội hàng ngày,cắt móng tay,trang phục gọn gàng thì thoải mái ít mất bệnh.Ngược lại không giữ vệ sinh thân thể thì dễ bị mất bệnh. +Về việc giữ vệ sinh môi trường : Nhìn tranh HS biết làm vệ sinh nhà ở,trường học ,nơi công cộng. Có ý thức giữ môi trường không khí trong sạch trồng cây lấy bóng mát để giữ gìn sức khoẻ. + Những bạn thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt 3./ Công việc tuần tới : -GV giao việc : Theo dõi công việc thực hiện của các bạn và báo cáo kết quả thực hiện. -Ghi nhận kết quả. + Có bao nhiêu bạn thực hiện tốt ? + Có bao nhiêu bạn chưa thực hiện tốt ? -Nhận xét giờ sinh hoạt lớp - HS từng tổ báo cáo sỉ số. -Tổng số HS của lớp là 34 HS ,có mặt 34 HS ,vắng 0 - Các tổ thực hiện tốt khâu vệ sinh lớp. - Các bạn đã thực hiện tốt - HS lắng nghe - Cả lớp lắng nghe , theo dõi . - Cả lớp lắng nghe , theo dõi .

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc