Kế hoạch giảng dạy khối 4 Tuần 30

- Học sinh đọc rành mạch trôi chảy.Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào ,ca ngợi.

 - Hiểu ND ý nghĩa truyện: Ca ngợi Ma –gien –lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử:khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện thái Bình Dương và những vùng đất mới

 - GD HS kĩ năng tự nhận thức ,giao tiếp .

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy khối 4 Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. HĐ1:.Giới thiệu bài toán 1 - Một học sinh đọc bài toán - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu +Độ dài thật trên sân trường là bao nhiêu m?(20m) + Tỷ lệ trên bản đồ là bao nhiêu ? + Phải tính độ dài nào ? (độ dài thu nhỏ ) + Tính theo đơn vị nào ? (cm) Bài giải Đổi : 20 m = 2000 cm Khoảnh cách A,B trên bản đồ là 2000 : 500 = 4 (cm ) Đáp số :4cm HĐ2:Bài toán 2: Tiến hành như bài1 HĐ3: Thực hành. Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài 1.. - HS làm bài cá nhân. - Học sinh nêu kết quả bài làm ( Học sinh TB ) - HS và GV nhận xét. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm bài cá nhân, 1 HS nêu cách tính ( Học sinh khá ) - Học sinh lên bảng trình bày kết quả bài làm ( Học sinh TB ) - Học sinh đổi vở kiểm tra kết quả. - HS và GV nhận xét Bài 3: Dành cho HS KG Oanh ,Thu ,Thảo, Lý ,Ngân ,…. - HS tự làm bài, GV quan sát giúp đỡ 3. Củng cố dặn dò: - GV cho học sinh nhắc lại cách giải toán tỉ lệ bản đồ - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu Câu cảm I. Mục đích, yêu cầu: - HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm. - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm, Bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước, nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm. II. Đồ dùng dạy hoc: - Bảng phụ, VBT. III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Học sinh nêu kết quả BT 3 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC bài học HĐ1:Hình thành kiến thức mới về câu cảm a/.Phần nhận xét. Bài tập 1: SGK. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3. - Học sinh đọc thầm, suy nghĩ làm bài và nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét bổ sung rút ra câu trả lời đúng. 3. Phần ghi nhớ: - HD học sinh rút ra ghi nhớ. - 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. ( Học sinh TB, yếu) - Yêu cầu 5 hs đặt một số câu cảm HĐ2:. Phần luyện tập . Bài tập 1, 2 SGK - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. ( Học sinh TB ) - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng. + Tình huống a: Trời, cậu giỏi quá! Bạn thật là tuyệt! + Tình huống b: Ôi cậu củng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt! Trời ơi, lâu lắm rồi mới gặp cậu! Trời, bạn làm mình cảm động quá! Bài 3 : SGK. - HS đọc yêu cầu bài 3 - HS làm việc độc lập và HS lên bảng làm BT. ( Học sinh khá ) - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò. - HS nhắc lại nội dung bài - Dặn HS về nhà học bài. Địa lí Thành phố huế I. Mục tiêu: - HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: +Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ) II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam III Các hoạt động dạy học chủ yếú 1.Bài cũ : 2.Bài mới: .Giới thiệu bài * HĐ1:Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ Gv treo bản đồ VN yc 2 hs lên bảng chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ ?Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào ?, nằm ở phía nào của dãy Trờng Sơn ?Từ nơi em ở đi đến thành phố Huế theo hướng nào ? ?Dòng sông nào chảy qua TPHuế ?Chỉ hướng chảy của dồng sông ? yc hs dựa vào tranh ,ảnh , lợc đồ và vốn hiểu biết của mình kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của TPHuế ? ?Các công trình này có từ bao giờ ?vào thời vua nào ?(...có từ rất lâu , hơn 300 năm về trước vào thời vua Nguyễn ) KL:Huế không chỉ nổi tiếng về vì có thiên nhiên đẹp , Huế trở nên nổi tiếng vì đã từng là cố đô Huế với nhiều công trình kiến trúc cổ . 2hs TB, nhắc lại HĐ 2: TPHuế ,TP du lịch - YCHQS hình 1, lược đồ TPHuế và cho biết :Nếu đi thuyền theo dòng sông Hương Giang chúng ta có thể thăm quan những địa điểm du lịch nào của Huế ? hs qs tranh ảnh của các địa danh , gv giới thiệu tên các địa danh , giới thiệu vẻ đẹp của địa danh đó ;giới thiệu HĐ du lịch . KL?Con người ở TPHuế rất mến khách ,nhẹ nhàng , cần mẫn . Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm khiến Huế trở thành TP du lịch nổi tiếng . 2hs TB,Y nhắc lại C. Củng cố dặn dò: - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013 Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục đích – yêu cầu - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn ,phiếu khai báo tạm trú ,tạm vắng . - Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú ,tạm vắng. - GD HS kĩ năng thu nhập xử lí thông tin ,đảm nhận trách nhiệm công dân . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,VBT III . Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: 2.Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1:. HD học sinh làm bài: - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu bài tập - Học sinh đọc đề bài trong bảng phụ. Giáo viên giải thích một số từ viết tắt trong đề bài CMND (chứng minh nhân dân). - HDHS viết từng mục . - Học sinh làm vào vở bài tập . - Một só học sinh nối tiếp nhau đọc tờ khai. - Giáo viên nhận xét ,bổ sung. Bài tập 2. - Học sinh đọc YC của bài tập . - Học sinh thảo luận nhóm đôI TLCH. - Học sinh phát biểu ý kiến ., cả lớp nhận xét ,góp ý - Giáo viên KL: : phải khai báo tạm trú ,tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được người đang có mặt hoặc vắng mặt tại địa phương. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học.,Nhắc hs nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng . - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Toán Thực hành I. Mục tiêu: - HS tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Bài tập cần làm : Bài 1 ( HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây , bước chân) - HS KG làm thêm bài 2 II. Đồ dùng dạy hoc: - Thước dây, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ : 2. Bài mới: .Giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp: HD học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng ( Như SGK ) HĐ2: Thực hành ngoài lớp Bài 1: - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. + Nhóm 1: Đo chiều rộng lớp học. + Nhóm 2: Đo chiều dài lớp học. + Nhóm 3: Đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường. - HS thực hành đo và ghi kết quả vào VBT. - HS báo cáo kết quả đo, học sinh nhóm khác kiểm tra lại Bài 2 : Dành cho HS KG Oanh ,Thu ,Thảo, Lý ,Ngân ,…. - Tập ước lượng độ dài. - Học sinh thực hành đi 10 bước và ước lượng độ dài đó. Giáo viên kiểm tra việc ước lượng và đo kết quả của học sinh . KL:Củng cố kiến thức về đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây .C. Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT Kĩ thuật Lắp xe nôI (tiết 2) I - Mục tiêu - HS biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được xe nôI theo mẫu . Xe chuyển động được. II - Đồ dùng dạy học : GV và HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. III - Các hoạt động dạy học: 1 - Kiểm tra đồ dùng của h/s 2 - Bài mới: - Giới thiệu bài *HĐ1: GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu - GV cho hs qs mẫu xe nôi đã lắp sẵn. - Hướng dẫn học sinh quan kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : + Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận ? (hs :...5 bộ phận ) + Nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế ? *HĐ2 : G/V hướng dẫn thao tác kĩ thuật : a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK - HS chọn cho đúng đủ các chi tiết. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết . b) lắp từng bộ phận: *Lắp tay kéo ( h2 - sgk ) - YC HS quan sát H2 và trả lời câu hỏi : + Để lắp được tay kéo, em cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu ? - GV tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk, GV lu ý để hs thấy vị trí thanh 7 lỗ ở trong thanh chữ u dài. *Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H3 - sgk ) HS quan sát H3, YC 1 HS lên bảng lắp, HS khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh. *Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe (H4 –sgk ) - YC 1hs gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe. - 2 HS lên lắp bộ phận này, trong quá trình lắp yêu cầu trả lời câu hỏi SGK. *Lắp thành xe với mui xe ( H5 –sgk ) - GV lắp theo các bước trong SGK. *Lắp trục bánh xe ( H6 –sgk ) - YC HS trả lời câu hỏi SGK. - YC 2 HS lắp trục bánh xe theo các thứ tự chi tiết như hình 6, SGK. c) Lắp ráp xe nôi ( H1 –sgk ) - GV yêu cầu 2 HS lên lắp, cả lớp theo dõi, nhận xét, GV kiểm tra sự chuyển động của xe. d) GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk. 3/ Củng cố – dặn dò . - Nhận xét chung tiết học . - Dặn HS về nhà lắp ghép một số chi tiết Khoa học Nhu cầu không khí của thực vật I. Mục tiêu: - Biết mỗi loài thực vật,mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Bài cũ: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. *HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quanh hợp và hô hấp: - Mục tiêu: HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được quang hợp và hô hấp. - Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. + Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK và thảo luận các câu hỏi. ? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? ? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? ? Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong 2 quá trình trên ngừng hoạt động? + Đại diện các nhóm trình bày từng câu của nhóm mình + Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( như SGV trang 199 ). *HĐ2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. - Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. - Cách tiến hành: Giáo viên nêu vấn đề: Theo em thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?. Yêu cầu học sinh đọc phần kenh chữ trong SGK để trả lời - Giáo viên nhận xét bổ sung ( Như SGV trang 199 ) KL:Biết được nhu cầu về không khí của thực vật giúp chúng ta đưa ra được những biện pháp để tăng năng suất cây trồng . 3. Củng cố – Dặn dò: - Qua bài tập hôm nay giúp em hiểu biết gì ? - Nhận xét chung tiết học . - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docTUAN 30 LOP 4.doc