Kế hoạch dạy Tiếng Việt - Tuần 31 - Lớp 2

 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.

 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 3. Thái độ : Giáo dục HS biết chăm sóc bảo vệ cây.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy Tiếng Việt - Tuần 31 - Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu : HS làm được bài tập để phân biệt d/r/gi . Phương pháp : Thực hành , thi đua , trò chơi . + Bài 2 - Trò chơi: Tìm từ - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cờ. Khi GV đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm. - Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Chuyện quả bầu. - Hát - Tìm 3 từ có tiếng chứa âm đầu r/d/g, 3 từ có tiếng chứa dấu hỏi/ dấu ngã. - HS dưới lớp viết vào bảng. - Theo dõi. - 2 HS đọc bài. - Cảnh ở sau lăng Bác. - Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu. -Chúng cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt, dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. - Có 2 đoạn, 3 câu. - Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt. - Viết hoa, lùi vào 1 ô. - Chúng ta phải viết hoa các tên riêng: Sơn La, Nam Bộ. Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính. - Đọc: Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng,… - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con . - HS chơi trò chơi. Đáp án: a) dầu, giấu, rụng. b) cỏ, gõ, chổi. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên Trường tiểu học …………………………………… Tuần: 31 Lớp: Hai / ……… Tiết: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TẬP LÀM VĂN BÀI : ĐÁP LỜI KHEN NGỢI - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ Ngày dạy: / / . GV: . ====== I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1) ; quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác (BT2). 2. Kỹ năng : Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3). 3. Thái độ : Giáo dục HS biết chăm sóc bảo vệ cây. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Ảnh Bác Hồ. Các tình huống ở bài tập 1 viết vào giấy. - Học sinh : vở. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) Nghe – Trả lời câu hỏi. - Gọi 3 HS kể lại câu chuyện Qua suối. - Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về Bác Hồ. - Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Giờ Tập làm văn này, các con sẽ tập đáp lại lời khen ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (10’) Đáp lời khen ngợi Mục tiêu : Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại. + Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài. - HS đọc lại tình huống 1. - Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./ … Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ ntn? - Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng. - HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. v Hoạt động 2: (17’) Tả ngắn về Bác Hồ Mục tiêu: HS biết quan sát ảnh Bác và viết được đoạn văn ngắn tả về Bác Hồ. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại. + Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ. - Ảnh Bác được treo ở đâu? - Trông Bác ntn? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…) - Con muốn hứa với Bác điều gì? - HS làm bài. - GV nhận xét. + Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài. - Gọi HS trình bày (5 HS). - Nhận xét, chốt . 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc. - Hát - 3 HS lên bảng kể chuyện. Cả lớp theo dõi nhận xét. - HS trả lời, bạn nhận xét. - 1 HS đọc. - Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./… + Tình huống b - Bạn mặc áo đẹp thế!/ Bạn mặc bộ quần áo này trông dễ thương ghê!/… - Bạn khen mình rồi!/ Thế à, cảm ơn bạn!… + Tình huống c -Cháu ngoan quá! Cháu thật tốt bụng!/… - Không có gì đâu ạ, cảm ơn cụ!/ Cháu sợ những người sau vấp ngã./… - Đọc đề bài trong SGK. - Ảnh Bác được treo trên tường. - Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời… - Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi. - Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn. Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên Trường tiểu học …………………………………… Tuần: Lớp: Hai / ……… Tiết: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TẬP VIẾT BÀI : CHỮ HOA: N (KIỂU 2) Ngày dạy: / / . GV: . ====== I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Viết đúng chữ hoa N - kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ngöôøi (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ngöôøi ta laø hoa ñaát. (3 lần) 2. Kỹ năng : Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. 3. Thái độ : Góp phần rèn luyện tính cẩn thận. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Chữ mẫu N. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. - Học sinh : Bảng, vở. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) Kiểm tra vở viết. - viết: Chữ M hoa kiểu 2 - Mắt sáng như sao. - GV nhận xét . 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: GV giới thiệu bài – Ghi ựa . 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (8’) Hướng dẫn viết chữ cái hoa Mục tiêu : HS nắm được cấu tạo, cách viết chữ N hoa. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. * Gắn mẫu chữ N kiểu 2 - Chữ N kiểu 2 cao mấy li? Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả: Gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2. - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết: + Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2. + Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. + HS viết bảng con : 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Mục tiêu : HS nắm được khoảng cách, cách nối nét các con chữ. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. * Giới thiệu câu: Người ta là hoa đất. Giải nghĩa: là cụm từ ca ngợi vẻ đẹp của con người. Con người rất đáng quý, đáng trọng vì con người là tinh hoa của đất trời - Nêu độ cao các chữ cái. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ:Người lưu ý nối nét Ng và ươi. - HS viết bảng con: Người - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: (12’) Viết vở Mục tiêu : HS viết đúng mẫu, cỡ chữ, trình bày cẩn thận, sạch đẹp Phương pháp : Thực hành. - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. (1dòng) (2 dòng) (1dòng) (2 dòng) (3 lần ) - Chấm, chữa bài. - GV nhận xét chung. 5. Củng cố – Dặn dò: (3’) - GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Chuẩn bị: Chữ hoa Q ( kiểu 2). - Hát - HS viết bảng con. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 5 li - 2 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - N, g, h : 2,5 li - t : 1,5 li - ư, ơ, i, a, o, : 1 li - Dấu huyền (`) trên ơ và a - Dấu sắc (/) trên â. - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên Trường tiểu học …………………………………… Tuần: Lớp: Hai / ……… Tiết: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : CHÍNH TẢ BÀI : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Ngày dạy: / / . GV: . ====== I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nghe - viết chính xác đoạn 3 bài Chiếc rễ đa tròn và biết trình bày bài. 2. Kỹ năng : HS viết đúng, ít sai lỗi chính tả. 3. Thái độ : Giáo dục HS viết nắn nót, cẩn thận, giữ vở sạch. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : SGK - Học sinh : vở III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài mới: (1’) Giới thiệu: - Quả măng cụt 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu nội dung bài. Ÿ Mục tiêu : HS nắm được nội dung đoạn viết và viết đúng các từ khó. Ÿ Phương pháp: Quan sát, thực hành, vấn đáp - GV đọc mẫu đoạn viết - Chiếc rễ đa ấy đã trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? - Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? - Đoạn viết có mấy câu? - Có mấy chữ viết hoa? - Nêu từ khó v Hoạt động 2: (20’) Viết bài vào vở Ÿ Mục tiêu: HS viết đúng, trình bày bài sạch, đẹp. Ÿ Phương pháp: Thực hành - GV đọc cả dòng thơ – đọc 3 lần - GV đọc cho HS dò bài - Gv cho HS sửa lỗi. - Thống kê 4. Củng cố – Dặn dò: (3’) - GV chấm 1 số vở - nhận xét - Về nhà viết lại các từ sai. - Hát - HS lắng nghe. - Thành cây đa con có vòng lá tròn. - Chơi trò chui qua chui lại. - 3 câu. - 4 chữ viết hoa - bén đất, vòng lá tròn, chui qua chui lại… - HS viết từ khó vào bảng con. - HS viết vào vở - HS dò lại bài - Đổi vở sửa lỗi Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên Trường tiểu học …………………………………… Tuần: Lớp: Hai / ……… Tiết: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TẬP LÀM VĂN BÀI : ÔN TẬP - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ Ngày dạy: / / . GV: . ====== I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố lại cách viết liền mạch các câu trả lời để tạo thành một đoạn văn 2. Kỹ năng : HS viết được đoạn văn ngắn tả về Bác Hồ. 3. Thái độ : Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : các câu gợi ý - Học sinh : Vở. III. Các hoạt động dạy và học : Các câu hỏi gợi ý: Ảnh Bác Hồ treo ở đâu? Trông Bác như thế nào? (râu tóc, vầng trán, đôi mắt) Em muốn hứa với BÁc điều gì? Gọi vài HS dựa vào câu hỏi để nêu miệng đoạn văn HS thực hành viết bài văn vào vở Aûnh Bác được treo trang trọng trên bức tường chính giữa lớp học của em. Trong ảnh khuôn mặt Bác trông thật đẹp. Râu tóc Bác bạc trắng như tuyết, vầng trán cao lộ rõ vẻ thông minh trí tuệ. Đôi mắt Bác hiền từ sáng tựa vì sao. Nhìn tấm ảnh, em muốn hứa với Bác là em sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng dáng là cháu ngoan Bác Hồ.

File đính kèm:

  • docTiếng Việt - Tuần 31 - Lớp 2.doc
Giáo án liên quan