Bài soạn lớp 2 Tuần 5 - Đặng Thị Anh Nguyệt

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới.

- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.

- Học sinh: SGK.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 5 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về: Trả lời câu hỏi - Đặt tên cho bài; Luyện tập về mục lục sách. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: + Mục tiêu: Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu. Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài 1. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên treo 4 tranh cho học sinh quan sát và nêu được nội dung các hình. - Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi rồi trình bày. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét và chốt lại. - Học sinh nhận xét. + Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học. + Mình vẽ có đẹp không? + Vẽ lên tường làm xấu trường, lớp. + Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch. Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét, kết luận những tên hợp lý. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài viết + Mục tiêu: Học sinh biết soạn 1 mục lục đơn giản. Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên yêu cầu học sinh mở lục lục sách TV2, tập 1 tìm tuần 6 (trang 155, 156). - 4, 5 học sinh đọc toàn bộ nội dung tuần 6 theo hàng ngang. - Học sinh viết vào VBT tên các bài tập đọc trong tuần 6. - Giáo viên chấm điểm 1 số vở. 3. Hoạt động cuối cùng(3’): VN: Tập tra mục lục sách. CBB: Tiết 6. Giáo viên nhận xét tiết học. *** Toán: (Tiết 25) Luyện tập SGK: 25 Thời gian: 35’-37’ I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách giải toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải). Rèn kĩ năng về giải toán nhiều hơn. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch sẽ. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Hộp bút chì. Học sinh: VBT. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ 5’: Bài toán về nhiều hơn Học sinh lên bảng sửa bài 3. Giáo viên chấm 1 số vơ. Giáo viên nhận xét chung. 2. Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu bài mới 1’: Hôm nay, các em sẽ được “Luyện tập” 1 số bài toán để củng cố các kiến thức đã học. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Luyện tập bài 1 + Mục tiêu: Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn. Bài 1: Giáo viên nêu bài toán. Tóm tắt:Hộp của An có: 8 bút chì. - Học sinh đếm lại. Bình có: nhiều hơn 4 bút chì. - 2 học sinh nêu lại đề bài. Bình có:…bút chì? - Học sinh làm vở. - 1 học sinh làm bảng phụ. Số bút chì trong hộp của Bình là: 8 + 4 = 12 (bút) Đáp số: 12 bút - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 2, 3 + Mục tiêu: Học sinh làm chính xác theo yêu cầu BT. Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc đề. - Học sinh đọc đề. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng 2 cách: - Học sinh theo dõi. + Sơ đồ đoạn thẳng. - Học sinh làm vở. + Bằng lời. - 1 học sinh làm bảng phụ. Số người cả đội 2 là: 18 + 2 = 20 (người) Đáp số: 20 người. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề. - Học sinh đọc đề. - Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt. Học sinh tóm tắt bài bằng sơ đồ đoạn thẳng. - 2 học sinh tóm tắt trên bảng. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. - Học sinh làm vở. - 1 học sinh làm bảng phụ. Số nhãn vở của Hồng có là: 12 + 2 = 13 (nhãn vở) Đáp số: 13 nhãn vở. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. 3. Hoạt động cuối cùng (3’) VN: Làm bài 4. CBB: 7 cộng với 1 số. Giáo viên nhận xét tiết học. *** Tập viết: (Tiết 5) Chữ D hoa Thời gian:40’-42’ I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ. Viết chữ D hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Viết câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh; cỡ nhỏ đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. Rèn học sinh viết đúng, đẹp. Biết trình bày bài đẹp mắt. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Mẫu chữ, bảng phụ. Học sinh: Vở TV. III. Các hoạt động: 1.Hoạt động đầu tiên: Bài cũ 5’: Chữ C hoa Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh. 2 học sinh viết bảng lớp C (cỡ nhỏ, cỡ vừa). Giáo viên nhận xét chung. 2.Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu 1’: Hôm nay, các em tập viết chữ D hoa. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ D hoa + Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đều, đẹp con chữ D hoa. - Giáo viên treo chữ mẫu, yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét. - Học sinh quan sát và nêu : + Độ cao: 5 li. + D gồm 1 nét là kết hợp 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (đọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ D (vừa viết vừa nói). - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết. - Học sinh viết bảng con. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng + Mục tiêu: Học sinh viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. - GV giới thiệu câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh. - 1 học sinh đọc. - 1 học sinh nêu ý nghĩa câu ứng dụng: Nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về câu ứng dụng. - Chữ cao 2,5li: D, h, g. - Khoảng cách giữa các chữ cách nhau như thế nào? - Các chữ còn lại cao 1I. - Giáo viên viết mẫu câu ứng dụng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ Dân. - Học sinh viết bảng con. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở + Mục tiêu: Học sinh viết đúng nội dung bài, viết đẹp, đúng nét. - Giáo viên cho học sinh nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - học sinh nêu. - Giáo viên nêu nội dung viết. - Học sinh theo dõi. + 1 dòng chữ D cỡ vừa. + 1 dòng chữ D cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Dân cỡ vừa. + 1 dòng chữ Dân cỡ nhỏ. + 2 dòng Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng dòng vào vở. - Học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. 3. Hoạt động cuối cùng (3’): - Giáo viên cho học sinh thi tiếp sức viết tên bạn bắt đầu bằng D. - Học sinh thi đua. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh nhận xét. - VN: Rèn viết lại. - CBB: Chữ Đ hoa. - Giáo viên nhận xét tiết học. *** Tự nhiên xã hội: (Tiết 5) Cơ quan tiêu hóa SGK: 12 Thời gian: 35’-37’ I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh, giấy ghi tên các bộ phận của CQTH. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động (35’): 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ 5’: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? Học sinh nêu những việc nên làm hằng ngày để xương và cơ phát triển tốt. Học sinh nêu những việc không nên làm hằng ngày. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2.Hoạt động dạy bài mới: a.Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em được học về: Cơ quan tiêu hóa. b. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên hình vẽ. + Mục tiêu: Học sinh biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đường đi của thức ăn trên sơ đồ hình vẽ. - Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên và thảo luận. + Học sinh đọc chú thích và chỉ vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ. - Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? - Học sinh từng cặp chỉ vào tranh để xác định vị trí các bộ phận và TLCH. - Giáo viên cho học sinh lên bảng thi đua. - 2 học sinh thực hiện. HS1: Chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. HS2: Gắn tên các cơ quan của ống tiêu hóa. - Giáo viên chốt: Thức ăn vào miệng, rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non, các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài. * Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ + Mục tiêu: Học sinh nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa - Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa như: - Học sinh theo dõi. + Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. + Mật do gan tiết ra. + Dịch tụy do tụy tiết ra. Ngoài ra còn có các dịch tiêu hóa khác. Nhìn vào sơ đồ ta thấy có gan, túi mật (chứa mật) và tụy -> Giáo viên vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ hình vẽ. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 và nêu tên các tuyến tiêu hóa. - học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi rồi lần lượt vừa chỉ vào hình và nêu. - Giáo viên nhận xét và kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như: gan (mật), tụy, tuyến nước bọt. - Học sinh nhận xét. 3. Hoạt động cuối cùng (3’) - Cho 2 học sinh lên bảng thực fhiện. - 1 em gắn tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - 1 học sinh chỉ đường đi của thức ăn. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. - VN: Xem lại bài - CBB: Tiêu hóa thức ăn. - Giáo viên nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2003

File đính kèm:

  • docNguyet-tuan5.doc
Giáo án liên quan