1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng .
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( Chi, cô giáo).
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
- Cảm nhận được tấm.lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học tuần 13 ( Từ ngày 27 /11/2006 đến ngày 1/12/2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục đích yêu cầu :
Rèn kỹ năng viết chữ :
- Biết viết chữ L: theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.
II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : + Mẫu chữ cái viết hoa L đặt trong khung chữ.
+ Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Lá lành đùm lá rách
- Học sinh : Vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy học :
A - Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra vở học sinh viết ở nhà.
- Học sinh viết bảng con chữ K, kề vai sát cánh.
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của tiết học
2- Nội dung bài mới:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Cho học sinh quan sát mẫu chữ L, học sinh nhận xét về độ cao, số nét ( Cao 5 ly, gồm 3 nét).
- Giáo viên hướng dẫn cách viết.
- Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ L trên bảng con.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- 1 - 2 học sinh đọc cụm từ ứng dụng : Lá lành đùm lá rách
- Giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: đùm bọc, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn.
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ . Cho học sinh viết vào bảng con chữ: Lá.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
Cho học sinh viết vào vở giáo viên theo dõi giúp đỡ những em viết yếu.
Hoạt động 4 : Chấm chữa bài:
- Giáo viên thu 7 – 8 bài chấm và nhận xét từng bài.
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
Tiết 2
Toán : Luyện tập
A – Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về :
- Kĩ năng tính nhẩm, chủ yếu có dạng 14 trừ đi một số.
- Kĩ năng tính viết ( đặt tính rồi tính), chủ yếu các phép trừ có nhớ dạng 54 – 18 ;34 - 8
- Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết.
- Giải bài toán. Vẽ hình.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : SGV, SGK.
Học sinh : VBT, bảng con.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
I- Kiểm tra bài cũ :
- 2 hs lên bảng làm 2 phép tính 74 – 47 và 64 – 28 và nêu cách đặt tính và cách tính.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
II – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài và ghi bảng.
2- Nội dung bài mới :
Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập, học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh nêu miệng kết quả các phép tính.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp làm vào bảng con.
- Học sinh lên bảng làm bài và nêu cách tính
- Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- 3 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT
- 1 Hs K, G nêu cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ chưa biết.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét sửa sai.
Bài 4 : - Cho 2 học sinh đọc bài toán, giáo viên hướng dẫn tóm tắt
1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào VBT
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
Bài 5 : - 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp vẽ vào vở
- 1 học sinh lên bảng vẽ. Giáo viên nhận xét sửa sai
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong SGK.
Tiết 3
Thủ công: gấp, cắt, dán hình tròn
I – Mục tiêu:
- Học sinh biết gấp, cắt dán hình tròn
- Gấp, cắt, dán được hình tròn.
- Học sinh hứng thú với giờ học thủ công.
II- Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị: + Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông
+ Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh hoạ cho từng bước
- Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Bài cũ : Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh
2- Nội dung bài mới :
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu hình tròn mẫu được dán trên nền một hình vuông
- Giáo viên nối điểm 0 với các điểm M, N, P nằm trên đường tròn, sau đó đặt câu hỏi cho học sinh so sánh về độ dài các đoạn thẳng.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình gấp, cắt, dán trên bộ đồ dùng.
Bước 1 : Gấp hình
Cắt 1 hình vuông có cạnh là 6 ô, gấp 4 hình vuông theo đường chéo, điểm 0 là điểm giữa của đường chéo.
Bước 2 : Cắt hình tròn
Bước 3 : Dán hình tròn: Dán hình tròn vào vở.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gấp, cắt hình tròn bằng giấy nháp.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết sau thực hành.
Tiết 4
Thể dục : điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn
Trò chơi “ bịt mắt bắt dê “
I- Mục tiêu:
- Điểm số 1 – 2, 1- 2 …theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm đúng số, rõ ràng .
- Ôn trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm , phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và 5 khăn bịt mắt để tổ chức trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1-2 phút.
- Khởi động: Xoay các khớp chân, đầu gối, hông : từ 1- 2 phút.
+ Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo một địa hình tự nhiên: 50-60m.
+ Đi theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút.
* Ôn bài thể dục phát triển chung đã học : 1 lần.
2- Phần cơ bản:
- Điểm số 1-2, 1-2, … theo đội hình vòng tròn : 2 lần.
Giáo viên chọn học sinh A làm chuẩn để điểm số, sau đó giáo viên nhận xét, cho học sinh tập lần 2 bắt đầu từ học sinh B
- Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho học sinh chơi : 10 – 15 phút.
3- Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát : 1- 2 phút
- Cúi người thả lỏng 5 – 6 lần. (Học sinh đứng lại quay mặt vào tâm để tập).
- Nhảy thả lỏng : 4- 5 lần.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài : 2 phút.
- Giáo viên nhận xét giao bài tập về nhà: 1 – 2 phút.
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006
Tiết 1
Chính tả : Tuần 13
I- Mục đích yêu cầu :
- Nghe viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài “ Quà của bố “.
- Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê/ yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: d/gi; thanh hỏi/ thanh ngã.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung BT 2, BT3 a.
- VBT.
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - GV kiểm tra 2, 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con những từ ngữ sau : yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối …
- Giáo viên nhận xét.
B – Bài mới :
+ Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐYC của tiết học .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết
- Giáo viên đọc đoạn chính tả, 2, 3 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung của bài. Hỏi: Quà của bố có những gì ?.
- Hướng dẫn hs nhận xét: Bài chính tả có mấy câu? Những chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Cho học sinh viết vào bảng con tiếng khó dễ viết sai: lần nào, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo,…
- Giáo viên đọc học sinh viết bài vào vở
- Chấm chữa bài ( 7- 8 bài )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài ,cả lớp làm bài vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét sửa sai. gọi 2 – 3 em lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét sửa sai
Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh lên bảng chữa bài
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải
- 2- 3 học sinh nhìn bảng đọc lại lời giải
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 2
Tập làm văn : Kể về gia đình
I- Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kỹ năng nghe và nói :
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
- Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
2- Rèn kỹ năng viết : Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn( 3-5 câu) kể về gia đình. viết rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp chép sẵn gợi ý ở BT1.
- VBT.
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - 1 học sinh nhắc lại thứ tự các việclàm khi gọi điện thoại, ý nghĩa của các tín hiệu
- 2 học sinh đọc đoạn viết lời trao đổi qua điện thoại – BT2. Giáo viên nhận xét.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : ( Làm miệng)
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý trong BT
- Cả lớp đọc thầm các câu hỏi để nhớ những điều cần nói.
- Học sinh K, G kể mẫu về gia đình dựa vào gợi ý
- 3, 4 học sinh thi kể trước lớp. Cả lớp và gv nhận xét bình chọn người kể hay.
Bài 2: ( làm viết )
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 2 nhắc học sinh viết lại những điều vừa nói khi làm BT1.
Học sinh làm vào VBT. Nhiều học sinh đọc bài của mình.
Cả lớp, giáo viên nhận xét góp ý.
3- Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 3
Toán : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
A – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : 1 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời, SGV, SGK.
Học sinh : Que tính và VBT, .
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1- Bài cũ : - 2 học sinh lên bảng làm bài tập : x – 24 = 34; x + 18 = 60 ; và nêu cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết ( Học sinh còn lại làm vào vở nháp )
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
2- Nội dung bài mới
Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh lập các bảng trừ
- Gv hướng dẫn học sinh cách lập 1 bảng trừ, sau đó học sinh lập bảng trừ còn lại.
- Học sinh thao tác trên một bó 1 chục que tính và 5 que tính rời để tìm kết quả của phép trừ trong bảng 15 trừ đi một số. Cho học sinh chuẩn bị 16, 17, 18 que tính để tiếp tục lập bảng trừ còn lại.
- Học sinh TB, Y đọc lại bảng trừ
- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng trừ .
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài
- Các lớp làm vào vở bài tập, đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Một số học sinh lên bảng làm, cả lớp, giáo viên nhận xét sửa sai.
- Lớp nhận xét , giáo viên nhận xét
Bài 2: - 1- 2 học sinh nêu yêu cầu của bài
- Cho học sinh làm vào VBT, 1 em lên bảng nối số 7, 8, 9 vào kết quả của phép tính - Giáo viên nhận xét và sửa sai.
3- Củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 4
Sinh hoạt tập thể: Tuần 13
File đính kèm:
- Tuan 13doc.doc