I. Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3 : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học , Cùng múa hát dưới trăng .
- Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ đệm ) hoặc vận động theo bài hát .
- Giáo dục HS mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên : Giáo án, nhạc cụ, bảng ghi các ký hiệu nhạc.
- Học sinh : Thanh phách, sách giáo khoa, bảng con, phấn.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học tuần 1 Lớp 4- Đinh Thị Huỳnh Trang Năm học : 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm 2 , nêu ý kiến .
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
MĨ THUẬT
Tiết 1 : Màu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu
- HS biết thêm cách pha các màu : da cam, xanh lá cây và tím.
- HS nhận biết các cặp bố túc.
- HS pha được màu theo hướng dẫn.
- HS khá giỏi: Pha đúng các màu da cam, xanh lá cây, tím.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK , SGV hộp màu, bút vẽ , bảng pha màu , bảng màu giới thiệu các màu nóng , màu lạnh và màu bổ túc
- HS : SGK vở thực hành , hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu , bút chì màu, bút dạ .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt Động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu cách pha màu .
GV treo tranh hình 1 / 3 SGK .
Ở bảng ta có những màu nào?
Ta lấy màu đỏ pha với màu vàng ta được màu gì?
- GV treo tranh vẽ cho HS quan sát .
Pha màu xanh với màu vàng ta được màu gì?
Pha màu đỏ với màu xanh lam ta đươc màu gì?
- GV tóm tắt : Như vậy 3 màu cơ bản đỏ, vàng, xanh lam, bằng cách pha màu với nhau tạo thành 3 màu mới là da cam , xanh lục, màu tím, các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc hai màu khi đặt cạnh màu bổ túc khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên rực rỡ hơn. Ví dụ : Đỏ bổ túc cho xanh lục, lam bổ túc cho da cam, vàng bổ túc cho tím .
- GV giới thiệu cho HS biết màu nóng ,lạnh .
- GV treo hình 4,5,14, SGK .
Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm nóng .
Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát lạnh .
Hãy kể những màu nóng ?
Hãy kể tên những màu lạnh ?
Lá cờ Việt Nam có màu gì? Màu đó là màu nóng hay màu lạnh?
Cây rau muống có màu gì? Màu đó thuộc màu nóng hay màu lạnh ?
c.Hoạt Động 2 : Cách pha và vẽ màu
- GV làm mẫu cách pha màu bột, hoặc màu nước , màu sáp .
Cách pha màu bột : Dùng nước sạch và keo hoặc hồ dán pha loãng để trộn các màu với nhau sẽ tạo ra màu mới .
Cách pha màu nước : Pha trộn các màu với nhau sẽ ra màu mới khi pha cho lượng nước vừa phải tránh đặc quá tránh loãng quá .
Sáp màu chì màu : Có thể vẽ chồng các màu lên nhau để tạo ra màu khác nhau .
d. Hoạt Động 3 : Thực hành
- GV cho HS thực hành vào vở tập vẽ .
- GV nhắc nhở , sửa sai cho HS để các em vẽ đúng màu vào đúng hình vẽ .
e.Hoạt Động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV thu một số bài cho HS nhận xét và xếp loại bài làm của bạn .
- GV nhận xét tuyên dương .
3. Củng cố dặn dò
- Nêu lại nội dung bài học .
- Em nào chưa xong về làm tiếp .
- Về nhà chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa lá.
- Nhận xét tiết học .
- HS đặt trên bàn
- HS quan sát
- Màu đỏ, vàng , xanh lam
- Màu da cam
- Màu xanh lục
- Màu tím
- HS quan sát
Đỏ xấm ,đỏ ,đỏ cam ,da
Tím ,chàm, xanh lam, …
Có màu đỏ ,thuộc màu nóng
Rau muống có màu xanh làm, thuộc màu lạnh
- HS quan sát
- HS tô màu vào vở tập vẽ
- HS nhận xét đạt yêu cầu ,chưa đạt yêu cầu bổ sung
- HS nêu
- HS lắng nghe
THỨ 6
Ngày soạn : 22/08/2013
Ngày dạy : 23/08/2013
TẬP LÀM VĂN
Tiết 2 : Nhân vật trong truyện
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III) .
II.Đồ dùng dạy học
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ theo yêu cầu bài tập 1.
- Vở bài tập Tiếng Việt 4.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Bài văn kể chuyện khác với bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ?
- Nx, cho điểm .
- Đó là bài văn kể lại 1 hoặc 1 số sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật nhằm nói lên 1 điều có ý nghĩa
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét
Bài 1
- Gọi hs đọc yc .
- Kể tên những truyện các em mới học ?
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , Sự tích hồ Ba Bể
- Gọi HS lên bảng làm bài .
- Cả lớp làm vào vở bài tập
- Nhận xét bài làm trên bảng
- GV: Chốt lại lời giải đúng
- Nhân vật là người :
- Nhân vật là vật :
Hai mẹ con bà nông dân
Bà cụ ăn xin, con giao long
Những người dự lễ hội
Dế Mèn
Nhà Trò
Bọn nhện
Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật
- Gọi hs đọc yc .
- Cho hs thảo luận nhóm 2 và nêu ý kiến .
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu
àCăn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò
- Trong “Sự tích hồ Ba Bể”: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu
àCăn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin ngủ, ăn trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp những người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn
c. Phần ghi nhớ
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- 3 – 4 em đọc nội dung phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo
d. Luyện tập
Bài 1
- Gọi hs đọc yc bt .
- HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ, trao đổi và trả lời câu hỏi
- Nhân vật trong truyện là ai?
- Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu
- Ba anh em Ni – ki – ta, Gô - sa, Chi - ôm - ca và bà ngoại
Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình
Gô - sa láu lỉnh
Chi - ôm – ca nhân hậu, chăm chỉ
- Em có đồng ý với nhận xét của bà về từng cháu không ?
- Dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy ?
- Có
- Dựa vào tính cách và hành động của từng nhân vật
Bài 2
- Gọi hs đọc yc bt .
- Gv HD hs trao đổi,đưa ra kết luận .
- Cho HS thi kể .
- Gv nhận xét cách kể của từng em .
e. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS : Trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể xảy ra và đi tới kết luận :
Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo cho em, xin lỗi em, dỗ em nín, …
Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy nô đùa, … mặc em khóc
TOÁN
Tiết 5 : Luyện tập
I.Mục tiêu
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số .
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a .
- Làm được bài tập 1,2(2 câu) , 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp ) .
II.Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
- Tính giá trị biểu thức 450 – k với k = 23 , k = 46
- Nhận xét , cho điểm .
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Bài tập
Bài 1
- Gọi hs đọc yc .
- Cho hs làm vào sgk .
- Gọi hs nêu miệng .
- Nx .
Bài 2 (2 câu)
- Gọi hs đọc yc .
- Cho hs làm vào vở .
- Chấm , sửa , nx .
Bài 4
- Gọi hs đọc yc .
- Gv hd cách giải .
- Cho hs làm vào vở .
- Sửa , nx .
c.Củng cố dặn dò
- Học lại cách tính giá trị biểu thức .
- Nx tiết học .
Nếu k = 23 thì 450 – k = 427
Nếu k = 46 thì 450 – k = 404
- Hs làm vào sgk
- Hs nêu miệng kq
Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 56
Nếu m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 123
Gọi chu vi hình vuông là P , P = a x 4
a = 5dm thì P = a x 4 = 3 x 5 = 15 dm
KHOA HỌC
Tiết 2 : Trao đổi chất ở người
I. Mục tiêu
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- GDBVMT : liên hệ/ bộ phận .
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 6, 7 SGK
- Giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Con người cần gì để duy trì sự sống ?
- Nhận xét, bổ sung và cho điểm .
- HS trả lời
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp .
- HS: Thảo luận theo cặp
Kể tên những gì được vẽ trong H1 trang 6 SGK
Những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình
Kể thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện qua hình vẽ như không khí
Cơ thể con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình
Bước 2
- HS thảo luận, GV đi kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ trên cùng với bạn
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
Bước 4
à KL : SGK
- Hs đọc đoạn đầu trong mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Bước 1: Làm việc theo nhóm hoặc cá nhân
- HS: Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình
- Từng cá nhân, hoặc nhóm trình bày sản phẩm của mình
- HS khác nghe và bổ sung
VD :
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học từ đó GD BVMT .
- GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I. Mục tiêu
- Ổn định tổ chức nề nếp lớp.
- Học nội quy trường lớp.
- Đánh giá hoạt động trong tuần , đề ra phương hướng tuần 2 .
- Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập , ngoan ngoãn .
II. Hoạt động chủ yếu
1 .HĐ1 : GV ổn định tổ chức lớp học
- Chia các tổ, bình bầu tổ trưởng, tổ phó.
- Học nội quy của trường lớp.
- 1 số HS đến lớp còn chưa học bài và làm bài ở nhà : Thảo , Huy .
- 1 vài em chưa chú ý vào bài học : Thảo , Huy , Nhân .
- Gọi HS nêu ý kiến .
2. HĐ2: Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục ổn định ra vào lớp đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn.
- Nghỉ học phải có giấy xin phép .
- Thể dục giữa giờ nhanh chóng và thực hiện đúng động tác .
- Học 5 điều Bác Hồ dạy .
- Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ .
- Mua sắm đầy đủ dụng cụ, sách vở phục vụ học tập .
- Đi học đều, nghỉ học phải có lý do chính đáng, và phải có đơn xin phép của phụ huynh hs .
- Khi đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, guốc dép đầy đủ .
- Trong lớp giữ trật tự.
- Giáo dục học sinh thực hiện ATGT khi đi học , và đi đúng lề đường .
- GV khen một số em trong tuần đầu có ý thức học tập tốt .
Kiểm tra của Tổ trưởng :
Ngày tháng năm
Duyệt của Hiệu trưởng :
Ngày tháng năm
File đính kèm:
- giao an lop 4 tuan 1.doc