I/ Mục tiêu. Giúp học sinh.
- Nhận biết 3 màu cơ bản; Đỏ, vàng, lam.
- Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không vẽ chườm màu ra ngoài hình vẽ.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- Một số hình ảnh, tranh vẽ có 3 màu cơ bản.
- Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam.
- Bài vẽ của HS năm trước.
*Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Mỹ thuật Tuần 3 Trường Tiểu học Hà Tiến I – Hà Trung Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu 3 màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam.
- Quả cà chua chín màu gì?
- Bông hoa cúc có màu gì?
- Cái mũ lỡi trai có màu gì?
- Gv cho HS nhận xét và chỉnh màu đúng.
- Em hãy kể tên một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam.
* Gv kết luận:
- Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
- Gv nêu khái niệm màu cơ bản: 3 màu cơ bản có thể pha ra rất nhiều màu khác nhau nhưng các màu khác không pha ra được 3 màu cơ bản.
+ Hs trả lời: màu đỏ.
+ Hs: màu vàng.
+ Hs: màu xanh lam.
+ Hs nhận xét.
+ Hs kể tên: màu đỏ; ông mặt trời…
Màu vàng; tường nhà…
Màu xanh lam; đám mây…
+ Hs nắm được khái niêm màu cơ bản
(màu gốc).
*Hoạt động 2: Cách vẽ.
- H2,3,4 là hình vẽ gì?
- Gv hướng dẫn vẽ mẫu trên bảng một hình.
- Gv y/c HS nêu cách vẽ màu vào từng hình.
+ H.2; vẽ cờ đỏ sao vàng.
+ H.3; vẽ quả xoài.
+ H.4; ngọn núi.
+ Hs trả lời.
*Hoạt động 3: HS thực hành.
- Gv cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
- Gv y/c HS nêu yêu cầu bài tập?
- Gv hướng dẫn gợi ý giúp HS thực hành làm bài tốt.
+ Hs quan sát, nhận biết cách vẽ màu đẹp.
+ Hs dùng đúng 3 màu; đỏ, vàng, lam để tô vào hình có sẵn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 4: Vẽ hình tam giác.
Mĩ thuật 2
Bài 3:Vẽ theo mẫu
Vẽ lá cây
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi loại lá cây cũng như vẻ đẹp của nó.
- Có thói quen quan sát thiên nhiên.
- Vẽ được một chiếc lá theo phương pháp dựng hình cơ bản.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên: - Chuẩn bị một số mẫu lá cây có hình dáng khác nhau, màu sắc đẹp.
- Một số bài vẽ của H và các hình minh hoạ.
*Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, thớc kẻ, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv cho Hs quan sát lá bởi, lá đa, lá bàng
- Em hãy nêu tên 3 loại lá ?
- Ba chiếc lá giống và khác nhau?
- Em hãy nêu đặc điểm của từng chiếc lá?
- Gv cho Hs nhận xét bạn trả lời
- Hs quan sát kỹ 3 chiếc lá.
- Hs nêu: lá bởi, lá đa, lá bàng
- 3 chiếc lá khác nhau cả về hình dáng và màu sắc
- Lá bởi trên to, giữa thắt lá dài, dưới nhỏ
- Lá đa trên nhỏ dưới to, hình chóp
- Lá bàng: trên to dới nhỏ…
*Hoạt động 2: Cách vẽ lá cây.
- Gv hướng dẫn Hs vẽ mẫu trên bảng.
- Gv yêu cầu Hs tự tìm ra cách vẽ
- Hs quan sát và tự tìm ra cách vẽ
- Quan sát kỹ, tìm đặc điểm của từng loại lá cây.
- Dựng khung hình chung.
- Vẽ phác bằng nét thẳng.
- Vẽ chỉnh hình bằng nét cong sao cho giống mẫu.- Vẽ màu
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv đi quan sát hướng dẫn Hs vẽ bài
- Hs chọn một lá mình thích và thực hành quan sát kỹ rồi vẽ và tô màu
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Thu bài trưng bày
- Gv nhận xét cụ thể và chấm bài
*Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 4.
Mĩ thuật 3
Bài 3: Vẽ theo mẫu
Vẽ quả
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài quả.
- Biết cách vẽ và vẽ đợc một vài loại quả, vẽ màu theo ý thích.
- Cảm nhận đợc vẻ đẹp của các loại quả.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- SGV, tranh ở bộ ĐDDH.
- Một số loại quả thật để làm mẫu.
- Su tầm thêm một số tranh của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ quả.
*Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv đa ra một số loại quả thật để HS quan sát, nhận xét.
- Quả này có tên là gì?
- Em hãy tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc quả mà em thích?
- Quả đu đủ có đặc điểm gì?
- Màu sắc của quả như thế nào?
- Gv gọi HS tả thêm một số loại quả khác.
+ Hs nhận biết một số loại quả: quả xoài, đu đủ, bí ngô…
+ Hs: quả xoài trên to dưới nhỏ có màu xanh hoặc vàng.
+ Hs: đầu nhỏ hơn phần dưới ở giữa thắt,có núm. Chín màu vàng.
*Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Gv đặt quả xoài làm mẫu.
- Gv vừa ưhư hướng dẫn vừa vẽ mẫu trên bảng cho HS quan sát.
- Gv y/c HS quan sát và tự nêu cách vẽ quả.
- Gv nhắc lại cách vẽ cho HS khắc sâu kiến thức.
+ Hs quan sát
+ Hs nêu cách vẽ quả:
- So sánh ước lợng tỷ lệ chiều cao, ngang của quả để vẽ phác khung hình chung.
- Vẽ phác hình quả.
- Sửa hình cho giống mẫu.
- Vẽ màu theo ý thích.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv đến từng bàn quan sát, hớng dẫn HS.
- Gv nhắc HS chú ý cách sắp xếp bố cục quả sao cho cân đối.
( Gv cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trớc.)
- Gv gợi ý cụ thể giúp những HS còn lúng túng vẽ được bài.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập tại lớp.
+ Hs quan sát kỹ mẫu quả.
+ Hs thực hành vẽ theo mẫu và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 4:Vẽ tranh - Đề tài Trờng em
Mĩ thuật 4
Bài 3: Vẽ tranh
Đề tài các con vật quen thuộc
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- SGK, SGV, tranh ở bộ ĐDDH. - Hình gợi ý cách vẽ con vật.
- Một số tranh, ảnh về các con vật quen thuộc.
- Sưu tầm thêm một số tranh về đề tài các con vật quen thuộc của HS lớp trớc.
*Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
*Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv cho HS xem tranh, ảnh một vài con vật.
- Các con vật này có tên là gì?
- Hình dáng của từng con vật nh thế nào?
- Đặc điểm nổi bật của con vật đó là gì?
- Em hãy nêu các bộ phận chính của con vật?
- Em hãy tả con vật mình thích nhất để vẽ?
+ Hs quan sát và nhận biết tên các con vật.
+ Hs: con voi, thỏ, gà, mèo…
+ Hs trả lời.
+ Hs suy nghĩ và trả lời.
+ Hs: đầu, thân, chân (tay), cánh, đuôi…
*Hoạt động 2: Cách vẽ con vật.
- Gv hướng dẫn cách vẽ qua hình gợi ý.
( Treo lên bảng).
- Gv phác lên bảng một số cách sắp xếp bố cục hình vẽ.
- Gv y/ c HS tự nêu ra cách vẽ.
* Lu ý: Gv khuyến khích HS vẽ thêm những hình ảnh phụ ( nhà, cây cối, người.)
+ Hs quan sát và nêu cách vẽ.
- Vẽ phác hình dáng chung của con vật.
- Vẽ phác các bộ phận, các chi tiết thể hiện rõ đặc điểm con vật.
- Sửa chữa, vẽ thêm hình ảnh phụ hoàn chỉnh bài vẽ.
- Vẽ màu theo ý thích.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên khuyến khích HS vẽ bài. Gv gợi ý cụ thể cho những HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành bài vẽ.
+ Hs xem tranh và tham khảo cách sắp xếp bố cục, màu sắc tranh vẽ.
+ Hs thực hành vẽ đề tài con vật quen thuộc.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 4: Vẽ trang trí. Chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
Mĩ thuật 5
Bài 3: Vẽ tranh
Đề tài : Trường em.
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Biết tìm và chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài Trường em.
- Yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của mình.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- SGK, SGV, tranh ở bộ ĐDDH.
- Một số tranh ảnh về nhà trường.
- Su tầm thêm một số tranh về đề tài nhà trường của HS lớp trước.
*Học sinh:
-SGK, vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường.
+ Khung cảnh chung của trường học là gì?
+ Hình dáng của cổng trường, sân trờng, dãy nhà, hàng cây nh thế nào?
+ Kể tên một số hoạt động ở trường?
+ Chọn hoạt động chính để vẽ tranh là gì?
- Gv bổ sung thêm một số nội dung:
- Phong cảnh trường.
- Giờ học trên lớp, lao động.
- Cảnh vui chơi ở sân trường.
- Các ngày lễ hội hoạt động ở sân trường.
+ Hs: Dãy phòng học, cây cối, học sinh, cô giáo, cổng trường.
+ Hs nhớ lại và trả lời.
+ Hs vui chơi sân trường, lao động, học tập…
+ Hs chọn một nội dung để vẽ.
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Gv cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý để HS vẽ bài.
- Gv y/c HS nêu cảnh định vẽ và có những hoạt động nào là chính?
- Theo em sắp xếp hình vẽ ntn cân đối?
- Nếu vẽ tranh phong cảnh thì hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ?
- Vẽ màu nh thế nào là đẹp?
- Gv vẽ lên bảng cho HS quan sát một vài cách sắp xếp bố cục hình vẽ.
* Chú ý: Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh. Hình vẽ cần đơn giản, màu sắc trong sáng, tươi vui. (Gv cho HS quan sát một số tranh vẽ của HS lớp trước.)
+ Hs chọn các hình ảnh để vẽ tranh đề tài trường em.
+ Hs: ngôi trờng, cây cối, bồn hoa là hình ảnh chính, người là hình ảnh phụ.
+ Hs: vẽ màu cần có màu đậm, nhạt.
+ Hs: quan sát gv vẽ trên bảng.
+ Hs xem tranh tham khảo.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv đến từng bàn quan sát, hướng dẫn HS thêm một số hình ảnh để phù hợp với nội dung tranh vẽ của HS.
- Gv nhắc HS chú ý cách sắp xếp hình ảnh.
- Gv gợi ý cụ thể giúp những HS còn lúng túng vẽ được bài.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập tại lớp.
+ Hs nhớ lại các hình ảnh cũng nh các hoạt động về đề tài nhà trường để vẽ bài, hình ảnh sinh động, màu sắc trong sáng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv trưg bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 4: Vẽ theo mẫu: Khối hộp và khối cầu.
File đính kèm:
- KHBH Mi thuat Tieu hoc Tuan 3.doc