A/ Giới thiệu bài: Cơ quan vận động.
- Cả lớp hát bài : “ Con công hay múa”
- HS làm một số động tác minh hoạ cho bài múa: nhún chân, vẫy tay, xoè cánh.
- Cả lớp vừa hát vừa múa.
B/ Nội dung:
*Hoạt động 1: Làm một số cử động.
Mục tiêu : HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
- Học sinh làm việc theo cặp và làm cử động một số động tác .
- Sau đó , giáo viên hỏi: Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
- GV kết luận:Để thực hiện được các động tác trên thì đầu , mình, chân, tay phải cử động .
*Hoạt động 2 :Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Mục tiêu :
+ Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
+ HS nêu được vai trò của xương và cơ.
- Học sinh thực hành tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Cho HS thực hành cử động.
37 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Lớp 2 Phần 2 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Làm việc theo nhóm:
Nhóm 1: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống trên cạn.
Nhóm 2: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống dưới nước.
Nhóm 3: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật sống, cây cối sống vừa trên cạn, vừa dưới nước.
Nhóm 4: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống không.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình - các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm.
* Củng cố
Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở.
Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………
Phòng Gd quận ba đình
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội
Tên bài: mặt trời
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 31, ngày tháng năm 20
I.Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh biết :
+ Khái quát về hình dạng, đặc điểm, vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất.
+ Học sinh có ý thức: Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
+ Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả.
ii.Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
PHƯƠNG TIỆN
* Hoạt động 1: Làm việc với Sgk
+ MT: Học sinh khái quát về hình dạng, đặc điểm, của Mặt Trời.
+Tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để Học sinh trả lời câu hỏi rút ra đặc điểm của Mặt trời.
? Tại sao em vẽ mặt trời như vây.
? Theo em mặt trời có hình gì.
? Tại sao em tô mặt trời bàng màu đỏ, vàng .
- Liên hệ thực tế
? Tại sao khi đi nắng em phải đội nón , che ô.
? Tại sao không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời
- Học sinh tự vẽ và tô màu hình ảnh Mặt Trời cùng với cảnh vật xung quanh
- Học sinh nói về bức tranh mình vẽ.
Học sinh trả lời => Đặc điểm của Mặt Trời.
- ..... Nếu không có thể bị nắng và ốm ...
- Học sinh nêu ý hiểu
=> Mặt Trời tròn giống như một quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đát. Mặt trời ở rất xa Trái Đất.
Lưu ý: Khi đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời
* Hoạt động 2: Thảo luận " Tại sao chúng ta cấn mặt trời"
+ MT: Học sinh hiểu một cáhc khái quát về vai trò của mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
+ Tiến hành:
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
? Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất.
- Học sinh nêu ý kiến của bản thân về vai trò của Mặt Trời.
=> Chốt: ? Các em sẽ hình dung xem nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ sảy ra đối với Trái Đất, sự sống cửa cây cối, con người.
* Củng cố
Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở
Tranh SGK
Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………
Phòng Gd quận ba đình
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội
Tên bài: mặt trời và phương hướng
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 32, ngày tháng năm 20
I.Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh biết :
+ Kể tên bốn phương hướng chính và quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông.
+ Cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
ii.Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
PHƯƠNG TIỆN
* Hoạt động 1: Làm việc với Sgk
+ MT: Học sinh kể tên bốn phương hướng chính và quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông.
+Tiến hành:
? Hàng ngày Mặt Trời mọc lúc nào và lặn lúc nào.
? Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào.
- Giáo viên : người ta quy ước trong không gian có 4 hướng chính là Đông, tây, nam, bắc.
? Mặt Trời mọc ở phương nào, lặn ở phương nào.
- Học sinh nghiên cứu SGk/ 66.
- Học sinh nêu.
-.
=> Chốt có 4 hướng chính là : Đông, tây, nam, bắc. Mặt Trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây.
* Hoạt động 2: Trò chơi: "Tìm phương hướng bằng mặt trời"
+ MT: Học sinh biết đựoc nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Học sinh thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
+ Tiến hành:
- Học sinh thảo luận nhóm.
? Quan sát H3/Sgk 67. Nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Hoạt động lớp.
+ Các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
+ Giáo viên nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Nếu biết phương hướng Mặt Trời mọc ta đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trờimọc (phương Đông) thì:
Tay trái của ta là phương Tây
Phía trước là phương Bắc.
Phía lưng ta là phương Nam.
- Trơi trò chơi: Tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
Giáo viên phổ biến luật chơi - cách chơi
Học sinh chơi nháp
Tiến hành chơi
* Củng cố
Gọi 1- 2 nhóm lên thể hiện cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở.
Tranh SGK
Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………
Phòng Gd quận ba đình
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội
Tên bài: mặt TRĂNG Và CáC Vì SAO
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 33, ngày tháng năm 20
I.Mục tiêu: HS biết :
- Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao.
ii.Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
PHƯƠNG TIỆN
* Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
Mục tiêu : HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng.
+ Cả lớp vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
+ HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt trăng. HS có thể vẽ Mặt Trăng và các vì sao, hoặc vẽ thêm cảnh vật xung quanh.
+ HS nói những gì em biết về Mặt Trăng qua tranh vừa vẽ và câu hỏi:
- Tại sao em lại vẽ Mặt Trăng như vậy ?
- Theo em, Mặt Trăng có hình gì ?
- Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn ?
- Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng ?
- ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời ?
+ GV kết luận: Mặt Trăng tròn giống như một “ quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. ánh sáng Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu từ ánh sáng Mặt Trời xuống Trái Đất.
* Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao.
Mục tiêu :HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các sao.
+ Nội dung các câu hỏi thảo luận :
- Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy?
- Theo các em những ngôi sao có hình gì?
- Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không?
- Những ngôi sao có toả sáng không?
+ GV kết luận: Các vì sao là những “ quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế còn có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời, nhưng vì chúng ở rất xa Trái Đất nên ta chỉ nhìn thấy chúng nhỏ bé ở trên bầu trời
* Củng cố
+ Mặt Trăng có hình gì ? Những ngôi sao có hình gì ?
+ ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời?
Tranh SGK
Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………
Phòng Gd quận ba đình
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội
Tên bài: ôN Tập : Tự nhiên
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 34, ngày tháng năm 20
I.Mục tiêu: HS biết :
- Giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
ii.Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
PHƯƠNG TIỆN
1/ Giới thiệu bài: Ôn tập : “ Tự nhiên” .
2/ Nội dung:
Triển lãm tranh
Mục tiêu :
+ Hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên.
+ Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
* GV giao nhiệm vụ về các nhóm:
a- Các nhóm đem tất cả sản phẩm đã làm ra khi học về chủ đề: “ tự nhiên” ( bao gồm tranh ảnh, mẫu vật đã sưu tầm và các bức tranh do chính các em vẽ) để treo trên tường.
b- Từng người trong nhóm tập thuyết minh tất cả những nội dung đã được nhóm trưng bày, để khi nhóm khác tới xem khu vực triển lãm của nhóm mình, họ sẽ có quyền nêu câu hỏi và chỉ định bất cứ bạn nào trả lời.
c- Sau khi đã làm tốt mục a và b, cả nhóm sẽ chuẩn bị sẵn các câu hỏi thuộc những nội dung đã học về chủ đề : “ Tự nhiên” để đi hỏi nhóm bạn.
+ Mỗi nhóm cử ra 1 bạn vào ban giám khảo.
+ BGK cùng GV đi đến khu vực trưng bày của từng nhóm và chấm điểm.
Ví dụ:
- ND trưng bày đầy đủ , phong phú phản ánh các bài đã học.
- HS thuyết minh ngắn, gọn, đủ ý.
- Trả lời đúng các câu hỏi ban giám khảo ra.
Tranh SGK
Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………
Phòng Gd quận ba đình
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội
Tên bài: ôN Tập : Tự nhiên
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 34, ngày tháng năm 20
I.Mục tiêu: HS biết :
- Giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
PHƯƠNG TIỆN
1/ Giới thiệu bài: Ôn tập : “ Tự nhiên” ( tiếp )
2/ Nội dung:
* Hoạt động 1: Tham quan thiên nhiên.
+ Nội dung phiếu bài tập
Bảng 1: Cây cối và con vật.
Trên cạn
Dưới nước
Cạn + nước
Trên không
Ghi chú
Bảng 2: MT, mặt trăng và các vì sao.
Nhìn thấy lúc nào
Hình dạng
Mặt Trời
Mặt Trăng
Sao
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa:
- Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Mặt Trời và các vì sao.
* Hoạt động 2: Trò chơi : “ Du hành vũ trụ”
Mục tiêu :
+ Củng cố những hiểu biết về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
+ Gây hứng thú học tập.
+ Hoạt động của các nhóm :
- Nhóm 1 : tìm hiếu về Mặt Trời.
- Nhóm 2: tìm hiểu về Mặt Trăng.
- Nhóm 3: tìm hiểu về các vì sao.
+ GV phát cho HS 1 kịch bản để tham khảo, các em có thể sáng tạo dựa trên kiến thức các em đã học để dựng hoạt cảnh.
Ví dụ:
- Cảnh 1: 2 em ngồi trên tàu vũ trụ nhìn ra ngoài, phía xa có Mặt Trăng.
HS 1: Nhìn kìa, chúng ta đang đến gần 1 vật trông như quả bóng khổng lồ.
HS 2: A! Mặt Trăng đấy!
- Cảnh 2: Con tàu đưa 2 em đến gần Mặt Trăng hơn.
MT: Chào các bạn, mời các bạn xuống chơi.
HS 1: Chào các bạn nhưng bạn có nóng như MT không?
Mặt Trăng: Các bạn đừng lo, tôi không tự phát ra ánh sáng và cũng không toả ra được sức nóng giống như Mặt Trời đâu.
HS 2: Thế sao nhìn từ Trái Đất tôi thấy bạn sáng thế?
Mặt Trăng: Bạn hãy chơi trò chơi “tại sao trăng sáng”, bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi đó. Chúc các bạn vui vẻ.
Tranh SGK
Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………
File đính kèm:
- TNXH lop 2 P2.doc