Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tên bài: chăm chỉ học tập Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

1. Học sinh hiểu:

 - Như thế nào là chăm chỉ học tập.

 - Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì.

 2. HS thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường.

 3. HS có thái độ tự giác học tập.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tên bài: chăm chỉ học tập Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích. b.Hoạt động 2: Chơi đóng vai * Mục tiêu : HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích. - GV nêu tình huống: An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay đi học về Huy rủ : - An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi ! An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó? - HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai. - GV gọi các nhóm lên đóng vai và yêu cầu HS cả lớp nhận xét - GV kết luận : Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo lên cây phá tổ chim vì : + Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương. + Chin non sống xa mẹ dễ bị chết c, Hoạt động 2 : Tự liên hệ GV kết luận : Khen những em đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở HS trong lớp học tập bạn. * Kết luận chung : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành. 3) Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ - Thực hiện bảo vệ loài vật có ích - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………..………………….………………………………………………… Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tên bài: quyền và bổn phận trẻ em Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 32, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được những quyền và bổn phận của trẻ em. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN A. Bài cũ: - Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích ? - Bảo vệ loài vật có ích có lợi gì ? - Nêu ghi nhớ của bài. - GV nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ học về quyền và bổn phận của trẻ em. 2) Các hoạt động chính : a) Chủ đềi 1: Tôi là một đứa trẻ - Trẻ em khi được sinh ra có những quyền gì? - Trẻ em khi được sinh ra có những bổn phận gì ? - GV kết luận : Trẻ em là một công dân tương lai, được quyền bảo vệ chăm sóc để phát triển toàn diện. Trẻ em không phân biệt màu da, giàu nghèo, giới tính, dân tộc đều được đối xử bình đẳng. Do vậy chúng ta có bổn phận tôn trọng các đặc điểm riêng, các sở thích riêng của mỗi ngời b.Chủ đề 2: Gia đình - Trong gia đình, trẻ em có những quyền gì ? - Trong gia đình, trẻ em có những bổn phận gì ? - GV kết luận : Công ớc quốc tế về quyền trẻ em và luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ghi nhận những quyền mà các em đợc hởng trong gia đình như : quyền được yêu thương chăm sóc, quyền được nuôi dạy để em trưởng thành. Do vậy mà các em cũng cần có bổn phận yêu quý và chăm sóc những người trong gia đình. c) Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng - Đối với đất nước và cộng đồng, trẻ em có những quyền gì ? - Đối với đất nước và cộng đồng, trẻ em có những bổn phận gì ? + GV kết luận : Trẻ em không phân biệt trai gái giàu nghèo dân tộc đều được hưởng các quyền từ cộng đồng : được chăm sóc về thể chất, tinh thần, an toàn xã hội, được bảo vệ tránh phải lao động nặng nhọc, tránh bị xâm hại về thân thể. d) Chủ đề 4: Trường học - Khi đến trường, trẻ em có những quyền gì ? - Khi đến trường, trẻ em có những bổn phận gì ? + GV kết luận : Trường học là nơi em được học tập, vui chơi và tham gia những hoạt động để phát triển tài năng. Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng sự giáo dục trong điều kiện tốt nhất có thể được e) Chủ đề 5: ý kiến của em - Trẻ em có những quyền gì ? - Trẻ em có những bổn phận gì ? + GV kết luận : trẻ em có quyền bày tỏ nhứng suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình về tất cả những vấn đề có liên quan. Mỗi ngời đều có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan và có quyền bảy tỏ những ý kiến đó. Chúng ta cần tự hào về quyền đó và mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình 3) Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học. Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………..………………….………………………………………………… Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tên bài: bảo vệ loại vật có ích – Tiết 1 Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 30, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: Học sinh hiểu : - Ich lợi của một số loài vật đối với con người. - Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành. HS có kĩ năng : - Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích. - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày. HS có thái độ đồng tình đối với những người biết bảo vệ loài vật có ích ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN A. Bài cũ: - Vì sao phải giúp đỡ người khuyết tật ? - Giúp đỡ người khuyết tật có ý nghĩa gì ? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ học bài Bảo vệ loài vật có ích. Ghi đầu bài. 2) Các hoạt động chính: a) Hoạt động 1: Trò chơi đố vui Đoán xem con gì ? * Mục tiêu : HS biết ích lợi của một số loài vật có ích. - GV phổ biến luật chơi : Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. - GV giơ tranh các loài vật có ích như trâu, ngựa, bò, cá, ong, voi, ngựa, lợn, gà, chó, mèo, cừu, .... - Yêu cầu HS trả lời đó là con gì ? Nó có ích cho con người như thế nào ? - GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng * Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích. - GV chia nhóm, nêu câu hỏi: + Em biết những con vật có ích nào ? + Hãy kể những ích lợi của chúng ? + Cần làm gì để bảo vệ chúng? - Yêu cầu các nhóm thảo luận - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét bổ sung + GV kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành. Cuộc sống của con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp chúng ta biết thêm nhiều điều kì diệu. c) Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai * Mục tiêu : Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật. - GV phát tranh nhỏ cho các nhóm HS, yêu cầu quan sát và phân biệt các việc làm đúng, sai. + Tình đang chăn trâu. + Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim. + Hương đang cho mèo ăn. + Thành đang rắc thóc cho gà ăn. - HS thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày. * Kết luận : Các bạn nhỏ tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ và chăm sóc các loài vật. Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai : bắn súng cao su vào loài vật có ích. 3) Củng cố, dặn dò: - Nêu những việc cần làm để bảo vệ loài vật có ích ? - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………..………………….………………………………………………… Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tên bài: Dành cho địa phương An toàn và nguy hiểm khi đI trên đường phố Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 33, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và thực hiện thói quen đi an toàn trên đường phố. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN A. Bài cũ: - Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích ? - Kể lại một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ loài vật có ích? - GV nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Các hoạt động chính : Hoạt động 1: - Gv treo một số tranh - Hs quan sát. Hỏi: + Khi đi qua đường ta phải làm gì ? - Đi cùng người lớn, luôn nắm tay để đảm bảo an toàn. - Xe dừng lại rồi mới đi. - Đi trên vỉa hè bên phải. + Khi đi học cần đi ở đâu và trang phục cần như thế nào ? - Trang phục quần áo, cặp sách gọn gàng. + Khi bố mẹ đèo bằng xe máy em cần ngồi như thế nào ? + Ngồi ngay ngắn ôm lấy bố (mẹ). + Không ngó sang trái sang phải Hoạt động 2: Tranh những nguy hiểm trên đường phố. - Gv treo tranh một số cảnh nguy hiểm trên đường phố. - Hs quan sát tranh. - Thảo luận nhóm đôi: + Trẻ con có nên đi bộ một mình trên đường phố không ? + Trên đường phố có được chơi bóng đá không ? Vì sao - Hs thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. 3) Củng cố, dặn dò: Vì sao phải thực hiện an toàn giao thông. - Con đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông ? - GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học. Tranh SGK Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………..………………….………………………………………………… Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn đạo đức Tên bài: Dành cho địa phương: Vệ sinh môI trường Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 34, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: Giúp hs hiểu và thói quen giữ vệ sinh trường học, nhà ở, nơi công cộng ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN A. Bài cũ: - Vì sao chúng ta phải thực hiện an toàn giao thông ? - Con đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông ? - GV nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Các hoạt động chính : Hoạt động 1: Giữ vệ sinh trường lớp. - Gv treo tranh và hỏi: - Cả lớp quan sát. + Các bạn nhỏ đang làm gì ? Việc làm đó đúng hay sai ? + Quét lớp, vứt rác vào sọt, lau bàn ghế, bảng, nhặt rác. + Bạn đã làm được những việc gì để giữ vệ sinh môi trường ở lớp, ở trường sạch đẹp ? + Theo con nên làm những việc gì và không nên làm những việc gì để giữ môi trường ở lớp, trường sạch đẹp ? Hoạt động 2: Giữ vệ sinh ở nhà. - Gv treo tranh hỏi: + Bạn nhỏ làm gì ? Việc làm nào Đ, việc làm nào S ? - Quét nhà, vứt sách vở lung tung, gấp quần áo, treo cặp đúng nơi quy định. + Kể những việc con đã làm để giữ vệ sinh nhà ở ? Hoạt động 3: Giữ vệ sinh nơi công cộng. - Kể những việc làm để giữ vệ sinh nơi công cộng ? - Không nên làm những việc gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? 3) Củng cố, dặn dò: - Thực hành giữ vệ sinh nơi công cộng, nhà ở, trường học. - GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học. Tranh SGK Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………

File đính kèm:

  • docDao duc lop 2 ca nam P2.doc
Giáo án liên quan