I. MỤC TIÊU :
- Giúp hs biết những ưu điểm để phát huy đồng thời nhận ra những khuyết điểm để sửa chữa trong tuần tới.
- Biết được các công việc trong tuần tới để thực hiện thi đua.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Nhận xét tuần 20 :
a. Lớp trưởng báo cáo trước lớp ưu khuyết điểm của từng tổ, xếp thứ các tổ
b. GV nhận xét chung về các mặt :
* Chuyên cần :
- 100%hs đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ.
* Học tập :
- Đa số HS chăm chỉ học bài, làm bài, hăng hái phát biểu. Tiêu biểu là những em:Cường,Hằng, Ngoan
- Vẫn còn hs lười học bài, làm bài : Hùng,Đoán .
c. LĐ, VS:
- Tích cực chăm sóc bồn hoa theo phân công.
- Nề nếp vệ sinh trường lớp tốt, các tổ tự giác lao động vệ sinh .
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học buổi 2 – 3C Tuần 21 Trường tiểu học Xuân Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hăng hái phát biểu. Tiêu biểu là những em:Cường,Hằng, Ngoan…
- Vẫn còn hs lười học bài, làm bài : Hùng,Đoán….
c. LĐ, VS:
- Tích cực chăm sóc bồn hoa theo phân công.
- Nề nếp vệ sinh trường lớp tốt, các tổ tự giác lao động vệ sinh .
2. Phương hướng tuần 21:
- Thực hiện chương trình tuần 21.
- Rèn ý thức học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; tập trung chú ý nghe giảng.
- Tích cực bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu.
- Không chơi đùa trên tầng trong giờ ra chơi.
- Chú ý nếp xếp hàng ra về.
- Nghiêm cấm HS chơi gần khu vực công trường xây dựng.
- Tiếp tục chăm sóc bồn hoa theo phân công.
- Chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
Tuần 21
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Chính tả
LT: Phân biệt ch/ tr; dấu hỏi/ dấu ngã
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác đoạn 4 và 5 bài “ Ông tổ nghề thêu ”.
- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn ch/ tr; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng BT2, ghi nội dung BT1 ( như vở luyện TV tr. 17 và 18)
IIi. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe viết:
HD chuẩn bị:
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả
2, 3 HS đọc lại
? Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa?
HS tự tìm và viết vào vở nháp các tiếng khó
HD viết:
GV đọc cho HS viết vào vở Buổi 2
Cho HS đổi chéo vở, dùng bút chì soát lỗi
Chấm, chữa:
+ GV chấm 1 số bài, nhận xét chung
3. HD làm bài tập:
a.BT 1: Điền vào chỗ trống:
1. chung hay trung:
...... thuỷ; ...... thành; ...... chạ; ...... tâm; ...... bình; ...... quy; ...... hậu; ....... sống hoà bình; ...... gian; ...... cấp; ..... lập.
2. chéo hay tréo:
chồng ......; ...... giò; ...... kheo; đường ......; tru ......; cắt ...... tờ giấy; tay bắt ...... trước ngực.
1 hs đọc yêu cầu
Cả lớp làm vở
2 hs lên bảng điền
Cả lớp nhận xét, GV chốt
b.BT 2: Tìm mỗi loại 10 tiếng và ghi vào đúng cột:
Tiếng có phụ âm đầu ch
Tiếng có phụ âm đầu tr
Tiếng có thanh hỏi
Tiếng có thanh ngã
- 1 hs đọc yêu cầu
Cho hs tự làm vào vở
4 HS lên thi làm bài
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất, đúng nhất
GV chốt
HS chữa bài ( nếu sai )
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
****************************************************************
Toán
Luyện tập: Phép trừ các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
Củng cố cho học sinh kỹ năng làm phép trừ hai số trong phạm vi 10000 và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học
1. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
42830 - 1527 6051-4826 2508-375 1950-78
- Gọi 2 hs nêu yêu cầu
- Gọi hs làm bài
- Gọi 2 hs lên bảng chữa bài
- GV nhận xét , cho điểm.
Gv lưu ý hs cách đặt tính và thực hiện hai phép trừ:
2508 - 375 1950 - 78
Bài 2: Đặt tính rồi tính
4528-3709 5067-4918 3615-407 1235-92
- Gọi 2 hs lên nêu yêu cầu
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Yêu cầu 2 hs ngồi cùng bàn tự đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
Bài 3: Một cửa hàng có 5270 kg gạo. Buổi sáng bán được 1525 kg gạo và buổi chiều bán được 738 kg gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo?
- Gọi 2 hs đọc đề bài
- Hỏi hs bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu hs tự làm
- Gọi 2 hs lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm
- Yêu cầu 2 hs ngồi cùng bàn tự đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
2. Củng cố - tổng kết
- GV nhận xét, đánh giá chung về tiết học.
********************************************
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu về tết Nguyên Đán
I. Mục tiêu
HS biết được một số phong tục của người Việt Nam về tết Nguyên Đán
II. các hoạt động dạy học
1. Họat động 1: GV giới thiệu về tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là cái tết bắt đầu cho một năm mới, hi vọng về mọi sự may mắn tốt lành của mùa xuân nảy nộc đâm chồi, đồng thời bỏ lại những rủi ro, đen đủi của năm cũ
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tết Nguyên Đán
a. Tranh tết
- Ngày tết thường treo những tranh gì?
- Gọi một số HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
Ngày tết không treo những tranh xui xẻo như kiện tụng, đánh ghen mà thường treo những tranh lợn gà, cậu bé, vinh hoa phú quý để hi vọng năm mới có nhiều điều tốt lành.
2. Xông nhà
- Người ta thường chọn những người như thế nào để xông nhà?
- HS thảo luận theo nhóm 6
- Yêu cầu từng nhóm cử đại diện lên trình bày
- GV và HS các nhóm khác bổ sung
Xông nhà ngày tết là một việc hết sức trọng đại vì thế hầu như nhà nào cũng kiêng kị rất cẩn thận. Nếu không những điều xấu sẽ vận vào bản thân, gia đình mình. Người ta thường chọn những người có gia cảnh song toàn, làm ăn thịnh vượng, vì thế mới có lệ hẹn trước người đén xông nhà
***********************************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Củng cố cho hs kỹ năng làm phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10000
II. Các hoạt động dạy - học
1. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
4253+1028 5281+1028 3507-618 4125-3507
- Gọi 2 hs nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu hs tự làm
- Gọi 2 hs lên bảng chữa bài và nêu cách làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Trong kho có 5670m vải. Lần đầu lấy ra 1850m vải, lần sau lấy ra 1580m vải. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu mét vải?
- Gọi 2 hs đọc đề bài
- Hỏi hs bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV gợi ý: Muốn biết trong kho còn bao nhiêu mét phải ta phải làm gì?(Tìm số vải đã lấy ra sau 2 lần).
- Yêu cầu học sinh tự làm. Gọi 2 hs lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Hãy viết số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số bé nhất có 4 chữ số khác nhau, rồi tính tổng, tính hiệu của 2 số đó
- Gọi 2 hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn hs tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số bé nhất có 4 chữ số khác nhau. Sau đó tìm tổng và hiệu của hai số đó.
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Gọi 2 hs đọc kết quả bài làm.
2. Củng cố tổng kết
GV nhận xét, đánh giá tiết học
Luyện từ và câu
Luyện tập: nhân hoá
ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: “ ở đâu? ”
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục nhận biết phép nhân hoá
- Tiếp tục ôn tập cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: ở đâu?
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung BT 1, 2, 3 (như BT I; II; III vở luyện TV tr. 18; 19; 20)
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
Bài 1: Luyện tập nhận biết phép nhân hoá
Bé và Miu
Nhìn áo hoa bé mặc
Có in hình con mèo
Chú Miu miu mừng quýnh
Tròn mắt gọi “meo meo” !
Bé và chú Miu Miu
Thân nhau từ buổi đó
Cùng ngắm ông trăng tròn
Cùng xem “ bông hoa nhỏ”
Chiều nay bên ô cửa
Bé mải mê học bài
Miu Miu không biết chữ
Thế mà cũng dỏng tai!
( Trương Xương )
Trong bài thơ trên nhân vật nào được nhân hoá?
Nhân vật đó được nhân hoá trong những câu thơ nào?
Cách nhân hoá đó giúp em hiểu nhân vật như thế nào?
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2
- Nhiều HS đọc kết quả.
- Tổ chức nhận xét, sửa sai.
- Cả lớp chữa bài vào vở.
Bài 2: Tìm và chép lại bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: ở đâu?
a. Nhìn hình con mèo in trên áo hoa bé mặc, Miu Miu mừng quýnh.
b. Chiều nay, bé mê mải học bài bên cửa sổ.
c. Bé và Miu Miu cùng ngắm ông trăng tròn vành vạnh trên bầu trời.
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai
- Chữa bài vào vở
Bài 3: Đọc lại bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi sau:
a. Đoàn quân nối thành vệt dài từ đâu tới đâu?
b. Họ nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau ở đâu?
c. Họ nhìn xuống thấy những chiếc mũ tai bèo lúp xúp ở đâu?
- Tiến hành tương tự bài 2.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- *******************************************************************
Thứ bảy ngày 22 tháng 1 năm 2010
Âm nhạc
ôn bài hát: “ Cùng múa hát dưới trăng”
I. Mục tiêu
- Hs hát giai điệu, lời ca, biết thể hiện đúng các tiếng có luyến.
- Hs biểu diễn tự nhiên.
- Giáo dục cho hs tình bạn bè thân ái.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Cùng múa hát dưới trăng
- GV cho hs nghe băng bài hát
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát
- Gv lưu ý cho hs hát đúng tiếng có luyến: tròn, tỏa sáng, thỏ, năm, đến, xin, nhảy, dưới.
- Gv bắt nhịp cho cả lớp hát lần 2.
- Gv chia lớp thành 3 tổ.
- Gv bắt nhịp cho từng tổ hát, yêu cầu hs các tổ khác nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Hs tập biểu diễn
- Gv bắt nhịp cho cả lớp hát và đung đưa theo nhịp.
- Gv gọi hs xung phong hát đơn ca, GV nhận xét.
- Gv gọi từng nhóm 5 hs biểu diễn.
Gv và hs các nhóm khác nhận xét.
*************************************************
Tập làm văn
LT: nói về trí thức - nghe kể
I.Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục rèn kỹ năng nói: Nói đúng về những người trí thức và công việc, nơi làm việc của họ theo yêu cầu.
- Luyện kĩ năng nghe kể câu chuyện “ Người trí thức yêu nước ”, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
I. Nói về trí thức:
1. Người bác sĩ làm những công việc gì? Họ làm những công việc ấy ở đâu?
2. Người thầy giáo làm những công việc gì? Họ làm những công việc ấy ở đâu?
3. Người kĩ sư làm những công việc gì? Họ làm những công việc ấy ở đâu?
- HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở
- GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng
- Một số HS đọc các câu đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét
II. Nghe và kể
1. Đề bài: Hãy kể lại câu chuyện Người trí thức yêu nước.
2. Gợi ý:
a) Bác sĩ Đặng Văn Ngữ từ Nhật Bản về nước theo đường nào để tham gia kháng chiến?
b) Trên đường đi, ông luôn giữ bên mình đồ vật gì? Nhờ đó ông đã đóng góp gì cho kháng chiến chống Pháp?
c) Ông lại lên đường ra trận vào năm nào? Ông đã nghiên cứu chế ra thuốc chống sốt rét như thế nào?
d) Ông đã hi sinh như thế nào?
- HS luyện kể trong tổ theo gợi ý trên
- Một số HS kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
III. Luyện viết
Hãy viết lại câu chuyện em vừa kể bằng một bài văn ngắn.
- Cả lớp tự viết bài vào vở
- GV chấm, nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- BUOI 2TUAN 21 NHUONG.doc