1. Tên chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức ở trường tiểu học
2. Cơ sở mở chuyên đề:
Trên tinh thần Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc theo hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn hoạ, ngoại ngữ, toán, lịch sử, Giáo viên cần tích cực tham gia giới thiệu và tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập.
5 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Chuyên đề Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH An Phú Tân A CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ (khối): 4-5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Phú Tân, ngày 02 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH MỞ CHUYÊN ĐỀ
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng trường Tiểu học An Phú Tân A;
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng , mục tiêu, nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy môn Mĩ thuật;
- Căn cứ vào thực trạng chất lượng qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc;
Nay tổ chuyên môn khối 4- 5 đề ra kế hoạch mở chuyên đề thực hiện đổi mới PPDH môn Âm nhạc với nội dung sau:
1. Tên chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức ở trường tiểu học
2. Cơ sở mở chuyên đề:
Trên tinh thần Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc theo hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn hoạ, ngoại ngữ, toán, lịch sử, Giáo viên cần tích cực tham gia giới thiệu và tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập.
3. Nội dung chuyên đề:
3.1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
- Chương trình Tiểu học môn âm nhạc được Bộ GD và ĐT ban hành quy trình mục tiêu như sau:
+ Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của HS tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài hoà nhân cách.
+ Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
+ Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.
3.2. Nội dung của bộ môn âm nhạc:
a. Môn Âm nhạc gồm có ba phân môn:
-Học hát.
-Tập đọc nhạc- nhạc lý.
-Âm nhạc thường thức.
b, Nội dung cơ bản của phân môn Âm nhạc thường thức:.
Phân môn Âm nhạc thường thức là một trong ba phân môn của môn học Âm nhạc ở trường TH, có 4 dạng bài là:
- Giới thiệu nhạc cụ.
- Giới thiệu các hình thức biểu diễn.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Một số vấn đề của đời sống âm nhạc.
Những dạng bài trên có đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó mỗi dạng bài nên theo một qui trình dạy học riêng. Mỗi nội dung Âm nhạc thường thức đã chứa đựng tính văn hoá âm nhạc(thưởng thức, đánh giá,nghe-xem ca nhạc,thị hiếu âm nhạc,tham gia và hưởng ứng các hoạt động âm nhạc, những kiến thức sơ giản về âm nhạc .) Dạy tốt mỗi nội dung của phân môn Âm nhạc thường thức chính là góp phần vào việc hình thành trình độ văn hoá âm nhạc nhất định cho HS theo như mục tiêu môn học đề ra.
3.3.Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân môn Âm nhạc thường thức:
a. Ý nghĩa:
- Giúp cho HS có thêm những hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc, tác dụng của âm nhạc đối với đời sống
- HS được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực, cảm thụ âm nhạc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
b. Nhiệm vụ:
- Dạy học ÂNTT phải đem tới cho HS những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, phổ thông, nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng mà HS phải được nghe và nhìn cụ thể.
- Dạy học ÂNTT phải chuyển tải được tất cả những nội dung được quy định trong chương trình dạy học.
3.4. Phương pháp dạy học âm nhạc thường thức:
- Từ những dạng bài trên yêu cầu GV vận dụng những phương pháp dạy học sau :
a.Đọc và kể chuyện âm nhạc: Giới thiệu tên truyện, tên tác giả- kể hay đọc truyện- đặt câu hỏi xung quanh nội dung truyện- Gv tóm tắt nội dung nhấn mạnh các ý tưởng giáo dục- cung cấp thêm những thông tin của truyện
b.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp nhạc sĩ, xem hình ảnh, nghe trích đoạn, nghe tác phẩm tiêu biểu
c.Bài viết trong phân môn ÂNTT: giúp các em sử dụng đúng thuật ngữ âm nhạc, thuyết trình luôn minh hoạ bằng âm nhạc. Ví dụ nói về bài hát dân ca: phải cho nghe minh hoạ một bài hát nào đó
3.5. Phương tiện và đồ dùng dạy học cho phân môn ÂNTT:
Để dạy hoạ tốt nội dung ÂNTT cần có những phương tiện và đồ dùng dạy học như:
- Tranh ảnh.
- Băng, đĩa nhạc.
- Nhạc cụ.
- Các tư liệu tham khảo
Dạy ÂNTT không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình, muốn đạt hiệu quả cao, GV phải cố gắng minh hoạ bằng âm thanh, hình ảnh Để thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy, việc GV chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy ÂNTT, trong điều kiện các trường TH hiện nay, thiết bị dạy học tuy cũng có nhưng chưa đầy đủ, và chưa thể đáp ứng yêu cầu như mong muốn. Trong những thời gian gần đây, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy với sự trợ giúp của PM Power Point, và đã thấy được hiệu qủa một cách đáng kể.
4. Thực hiện chuyên đề:
4.1. Người phụ trách thực hiện chuyên đề: Phan Thanh Hải
4.2. Thời gian mở chuyên đề: Tháng 12/2013
4.3. Phương pháp sử dụng: Báo cáo thuyết trình ( Nếu có điều kiện trình chiếu)
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TOÅ TRÖÔÛNG
Trường TH An Phú Tân A CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ (khối): 4-5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PPDH PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
Tiến hành vào lúc 7 giờ 30 phút , ngày ...... tháng 12 năm 2013
Thành phần :
-Khách mời : Lãnh đạo nhà trường
-Tất cả giáo viên trong khối
Vắng : không
Chủ trì : Mai Văn Út (Tổ trưởng chuyên môn khối 4-5)
Người báo cáo : Phan Thanh Hải
A/NỘI DUNG :
1/Ý kiến phát biểu của Tổ trưởng Chuyên môn
2/Người báo cáo trình bày Báo cáo chuyên đề
3/Thảo luận rút kinh nghiệm
B/NỘI DUNG CỤ THỂ :
1/Ý kiến phát biểu của Tổ trưởng Chuyên môn :
-Đồng chí Mai Văn Út (Tổ trưởng chuyên môn khối 4-5) nêu lên tầm quan trọng của việc tổ chức Báo cáo chuyên đề đổi mới PPDH là: Trong quá trình dạy lớp , mỗi giáo viên đều đút kết cho mình rất nhiều kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sao cho có hiệu quả cao đối với từng môn học (phân môn) hoặc từng bài học cụ thể. Để nâng cao chất lượng đạt chỉ tiêu đề ra, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải đầu tư nghiên cứu nhằm lựa chọn những phương pháp tối ưu để áp dụng đúng với tâm sinh lí học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên không ngừng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau thể hiện qua các buổi Thao giảng – Hội giảng , Dự giờ thăm lớp hay các buổi Báo cao chuyên đề cải tiến PPDH. Chính vì thế mà mỗi giáo viên cần tập trung nghiên cứu cho mình một Báo cáo cải tiến PPDH để thông qua tập thể tổ khối thảo luận đóng góp kinh nghiệm cho hoàn thiện hơn. Qua buổi thảo luận ,Tổ cũng mong muốn mỗi thành viên cần đóng góp ý kiến xây dựng cho hoàn chỉnh báo cáo; từ đó giúp cho bản thân và đồng nghiệp có được kinh nghiệm quý báo trong việc giảng dạy đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin.
2/Đồng chí Phan Thanh Hải thông qua Báo cáo chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức ở trường tiểu học”
3/Tập thể đánh giá cho chuyên đề:
v Ưu điểm:
-Nêu bật được lí do chọn chuyên đề;
-Đưa ra được cơ sở lí luận cho việc chọn chuyên đề và làm nổi bật được:
+Mục tiêu của môn học
+Nội dung của bộ môn âm nhạc
+Ý nghĩa và nhiệm vụ của môn học
-Vạch ra được các phương pháp dạy môn âm nhạc;
-Nêu được các phương tiện và đồ dùng dạy học;
-Quan trọng hơn là nêu ra được sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;
-Đưa ra kết quả so sánh thật cụ thể khi chưa áp dụng công nghệ thông tin;
v Hạn chế:
-Chưa dạy minh họa một tiết ở lớp;
4. Kết luận:
Tập thể thống nhất xếp loại cho chuyên đề: Tốt
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG P.TOÅ TRƯỞNG
Thái Thị Hà Ngân
File đính kèm:
- KE HOACH MO CHUYEN DE KHOI 45UT.doc