Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3 Năm học : 2013 – 2014

1. Thuận lợi:

- Giáo viên được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể giáo viên trong trường.

- Giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình và tích cực tự giác, tận tâm với nghề nghiệp.

- Học sinh đi học đúng độ tuổi. Học sinh còn nhỏ, ngoan dễ bảo. Nhìn chung các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến con em mình, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập. Về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ngày.

2. Khó khăn:

- Học sinh chưa thực sự vượt khó trong học tập, gặp bài khó chưa tập trung suy nghĩ, còn nản chí. Tỷ lệ học sinh giỏi đầu năm còn ít.

- Phụ huynh học sinh chưa thật sự chú trọng, sát sao tới con em trong từng bài học nhất là những bài nâng cao.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3 Năm học : 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào kết quả học tập của học sinh năm học 2012 - 2013 và kết quả khảo sát đầu năm học 2013 - 2014 Tổ 1-2-3 xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1. Thuận lợi: - Giáo viên được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể giáo viên trong trường. - Giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình và tích cực tự giác, tận tâm với nghề nghiệp. - Học sinh đi học đúng độ tuổi. Học sinh còn nhỏ, ngoan dễ bảo. Nhìn chung các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến con em mình, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập. Về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ngày. 2. Khó khăn: - Học sinh chưa thực sự vượt khó trong học tập, gặp bài khó chưa tập trung suy nghĩ, còn nản chí. Tỷ lệ học sinh giỏi đầu năm còn ít. - Phụ huynh học sinh chưa thật sự chú trọng, sát sao tới con em trong từng bài học nhất là những bài nâng cao. II. THỰC TRẠNG: - Việc bồi dưỡng học sinh yếu kém chiếm mất nhiều thời giờ cho nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi thời gian còn hạn chế. - Học sinh giỏi còn chưa phát huy hết khả năng của mình, đôi lúc còn lơ đãng trong việc học tập và nắm kiến thức cơ bản, đôi lúc còn ỷ lại vào sự hướng dẫn của giáo viên. - Một vài phụ huynh còn lạm dụng vào tài liệu sẵn có để cho con học. Chính vì thế mà học sinh chưa phát huy được chính bản thân.u: III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phân loại học sinh, dạy học theo nhóm đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng cường rèn kỹ năng tự học, tự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện ra kiến thức mới dựa trên kiến thức đã học phù hợp với từng môn học, tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia nghiên cứu, phát biểu xây dựng bài học mới. - Tập trung ôn tập củng cố mở rộng nâng cao ở hai môn Tiếng Việt – Toán. - Thường xuyên theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện nội dung giảng dạy, giờ giấc lên lớp. - Thực hiện nghiêm túc việc coi chấm các đợt tổ chức khảo sát đúng quy chế. - Phối hợp với từng gia đình học sinh động viên cho con em đi học đều, không giao công việc về nhà quá nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả học tập chung. IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM: Môn TS 9-10 7-8 5-6 3 - 4 1- 2 Trên TB Giỏi Toán và T.Việt Toán 25 20 3 2 0 0 100% 80% Tiếng Việt 25 20 5 0 0 0 100% V. CÁC BIỆN PHÁP, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1. Thời gian tổ chức: Bắt đầu từ tháng 9/2013 2. Biện pháp: - Dựa vào đối tượng học sinh lớp mình giáo viên chủ nhiệm tự lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của lớp. - Xây dựng nội dung nâng cao, mở rộng kiến thức đối với 2 môn Toán và Tiếng Việt song song với các bài học trong nội dung chương trình của khối lớp. - Lựa chọn phương pháp phù hợp trong việc giảng dạy. - Chấm chữa bài cho HS thường xuyên, tỉ mỉ. - Đưa nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi vào các buổi sinh hoạt chuyên môn bằng cách cùng nhau trao, đổi thống nhất các bài tập nâng cao trong tổ khối. - Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ kịp thời. - Tổng kết đánh giá việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh. - Họp phụ huynh học sinh cuối năm để báo cáo kết quả. 3. Phương pháp: - Bài soạn của giáo viên phải có nội dung cho nhóm đối tượng học sinh giỏi. - Trong giờ chính khóa, đối với học sinh giỏi, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoặc bài tập phù hợp với khả năng phát triển của học sinh. - Giáo viên lựa chọn nội dung mỗi tiết học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy trí thông minh, sáng tạo khi trả lời các câu hỏi hoặc giải đáp các bài tập, tạo điều kiện cho học sinh giỏi phát huy hết khả năng của mình. - Đối với những bài tập, câu hỏi được học sinh giỏi thực hiện bằng cách giải thông minh, cách trả lời sâu sắc, có hệ thống, giáo viên sưu tập, lưu trữ, rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học và sử dụng làm tư liệu để giảng dạy cho đối tượng này ở những năm sau, để phục vụ cho việc khen thưởng và để bàn giao cho giáo viên dạy lớp trên. - Trao đổi với phụ huynh để có biện pháp phối hợp bồi dưỡng, giúp đỡ và phát triển năng lực học tập và năng khiếu của từng học sinh. 4. Hình thức tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng cho học sinh thông qua các tiết học hàng ngày trên lớp và buổi 2. - Bồi dưỡng thêm vào sáng thứ 7 hàng tuần. VI- KẾ HOẠCH CỤ THỂ. MÔN: TIẾNG VIỆT Tháng Nội dung bồi dưỡng 9 Chủ điểm: Măng non; Mái ấm - LTVC : Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi, gia đình – so sánh – ôn tập mẫu câu Ai làm gì? Từ chỉ sự vật. - Chính tả : Phân biệt an, ang – ân, âng – dấu hỏi, ngã. - TLV : Viết đơn – Kể về gia đình. 10 Chủ điểm : Tới trường – Cộng đồng. - LTVC : Từ ngữ về trường học, cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì? - Chính tả : Phân biệt en, eng – ươn, ương – uôn, uông. - TLV : Kể lại buổi đầu tiên đi học – Kể về người hàng xóm. 11 Chủ điểm : Quê hương – Bắc Trung Nam - LTVC : Từ ngữ về quê hương – Từ chỉ hoạt động, trang thái. - Chính tả : Phân biệt oai, oay – et, oet – oang, oong – at, ac. - TLV : Viết thư – Nói, Viết về quê hương. 12 Chủ điểm: Anh em một nhà – thành thị và nông thôn. - LTVC : Từ ngữ chỉ về các dân tộc – Thành thị và nông thôn – Từ chỉ đặc điểm. - Chính tả : Phân biệt ui, uôi – ưi, ươi. - TLV : Giới thiệu tổ em – Nói, Viết về thành thị và nông thôn. 1 & 2 Chủ điểm : Bảo vệ tổ quốc – Sáng tạo – Nghệ thuật. - LTVC : Từ ngữ về Tổ quốc – Sáng tạo – nghệ thuật. Nhân hóa. Mẫu câu khi nào? ở đâu? – Dấu phẩy, Dấu hỏi. - Chính tả : Phân biệt iếc, iết – uôt, uôc – ươc, ươt – ưt, ưc. - TLV : Nói viết về một người lao động trí óc – Kể lại một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. 3 Chủ điểm : Lễ hội – thể thao. - LTVC : Từ ngữ về lễ hội – thể thao. Nhân hóa – Mẫu câu. Vì sao? Để làm gì ? - Chính tả : ên, ênh – in, inh. - TLV : Kể về một buổi chào cờ đầu tuần ở trường em – viết về một trò chơi dân gian mà em biết. 4 CTVH : Ngôi nhà chung – Bầu trời và mặt đất. - LTVC : Từ ngữ về các nước – Thiên nhiên. Dấu hai chấm. Nhân hóa – Mẫu câu: Bằng gì ? - Chính tả : êt, êch – o, ô – dấu ngã, hỏi. - TLV : Viết thư – Nói, viết về bảo vệ môi trường 5 Chủ điểm : Ngôi nhà chung – Bầu trời và mặt đất. - LTVC : Từ ngữ về Thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy. Nhân hóa – So sánh. - Chính tả : êt, êch – o, ô – dấu ngã, hỏi. - TLV : Nghe kể MÔN: TOÁN Tháng Nội dung bồi dưỡng 9 - Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số - Phép cộng, phép trừ số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần). - Hình học: tính được chu vi hình tam giác, tứ giác. - Xem đồng hồ. - Giải toán có lời văn. 10 - Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( Trường hợp chia hết và chia có dư). - Chia hết và chia có dư. - Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số. - Gấp một số lên nhiều lần. - Giảm (một số) đi một số lần. - Giải toán có lời văn. 11 - Góc vuông – góc không vuông. - Đề ca mét – Héc tô mét. - Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. - Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Bảng đơn vị đo độ dài. - Giải toán có lời văn. 12 - Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Gam. - Tính giá trị biểu thức. - Giải toán có lời văn. 1&2 - Các số đếm 10000, Các số có 4 chữ số - Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng – Hình tròn - Phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000 - Tháng – năm - Hình chữ nhật và hình vuông. Tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông. - Nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một cữ số. - Giải toán có lời văn. 3 - Nhân chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Giới thiệu chữ số La Mã. - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Tiền Việt Nam. - Số liệu thống kê. - Giải toán có lời văn. 4 - Các số đến 100 000. - Đơn vị đo diện tích - Diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. - Phép cộng trừ các số trong phạm vi 100 000. - Nhân , chia số có năm chữ số với số có một chữ số. - Ôn tập cuối năm. - Giải toán có lời văn. 5 - Ôn tập các số đến 100 000. - Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000. - Ôn tập về đại lượng. - Ôn tập về hình học. - Ôn tập về giải toán có lời văn. Đại Sơn, ngày 10 tháng 9 năm 2013 DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ TRƯỞNG Phạm Xuân Hậu DANH SÁCH HỌC SINH ĐĂNG KÝ HỌC BỒI DƯỠNG KHỐI 3 - NĂM HỌC 2013-2014 TT Họ và tên Ngày sinh Xóm Con ông Con bà SĐT 1 Ngô Công Tuấn Anh 12/01/2005 9 Ngô Công Cường Phan Thị Long 2 Nguyễn Thị Lan Anh 14/08/2005 6 Nguyễn Văn Điệp Nguyễn Thị Thuyết 3 Chu Quang Dũng 26/09/2005 8 Chu Quang Nam Đặng Thị Hoa 4 Phan Quốc Đạt 1/01/2005 10 Phan Văn Diện(mất) Nguyễn Thị Dần 5 Nguyễn Trà Giang 14/04/2005 8 Nguyễn Thọ Cường Thái Thị Thanh 6 Võ Thị Hằng 24/01/2005 9 Võ Văn Mạnh Nguyễn Thị Giang 7 Phan Đăng Huy 03/05/2005 6 Phan Mạnh Hùng Nguyễn Thị Thuỷ 8 Nguyễn Thị Linh 29/01/2005 8 Nguyễn Văn Bình Chu Thị Hà 9 Nguyễn Thị Thuỳ Linh 08/03/2005 10 Nguyễn Cảnh Chình Trần Thị Chất 10 Đặng Thị Mai Linh 05/02/2005 7 Đặng Bá Nhật Trần Thị Đoàn 11 Nguyễn Thị Ngọc Linh 24/02/2005 9 Nguyễn Ngọc Ký Lê Thị Hoa 12 Nguyễn Thị Tú Linh 11/04/2005 6 Nguyễn Văn Toàn Nguyễn Thị Tường 13 Nguyễn Văn Luân 07/11/2005 6 Nguyễn Văn Thị Lê Thị Ngân 14 Võ Thị Minh 02/06/2005 9 Võ Văn Dũng Phan Thị Hoà 15 Hoàng Thị Yến Nhi 10/10/2005 6 Hoàng Văn Hà Lê Thị Ngọc 16 Trần Thị Yến Nhi 15/03/2005 11 Trần Văn Hiếu Nguyễn Thị Chiên 17 Đặng Bá Quân a 20/10/2005 10 Đặng Bá Bình Đặng Thị Dung 18 Đặng Bá Quân b 08/01/2005 7 Đặng Bá Nga Nguyễn Thị Hương 19 Lê Nguyễn Bảo Quốc 13/03/2005 TS Lê Trọng Nam Nguyễn Thị Hoa 20 Võ Thị Quỳnh 04/06/2005 7 Võ Văn Chính Đặng Thị Lợi 21 Trần Thị Thanh 28/01/2005 10 Trần Công Long Phan Thị Hợp 22 Đặng Thị Thuỷ 04/02/2005 7 Đặng Sỹ Lớn Nguyễn Thị Hoa 23 Nguyễn Văn Tiến 15/06/2005 10 Nguyễn Văn Dũng Nguyễn Thị Hợi 24 Nguyễn Đình Trung 07/06/2005 10 Nguyễn Đình Thết Trần Thị Biên 25 Nguyễn Thị Hải Yến 08/09/2005 10 Nguyễn Văn Thành Phan Thị Hồng Tổng số : 25 em Nữ : 15 Công giáo : 4 em

File đính kèm:

  • docKE HOACH BDHS GIOI LOP 3.doc
Giáo án liên quan