Tập đọc
CÂY BÀNG
BVMT – Bộ phận
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bài thơ: Cây bàng thân thuộc với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng. Trả lời được các câu hỏi (SGK).
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu nghỉ hơi ở cuối mỗi dấu câu.
- Gio dục HS biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
* BVMT: Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào?
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa (SGK), SGK.
- HS: SGK, bảng con.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học tuần: 33 lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sáng. Để làm cho bớt nóng ta dùng quạt, ăn những đồ mát, uống nước đá...
- Trời rét làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, chân tay cứng. Người ta phải mặc quần áo bằng vải dầy như len... Rét quá cần dùng lò sưởi, người ta thường ăn thức ăn nóng.
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: HS biết ăn mặc đúng thời tiết.
+ Cách tiến hành:
- GV đưa ra 1 số đồ dùng như: nón, quần áo mùa hè, mùa đông, tất...
- Gọi HS lên trình bày.
- GV hỏi: Tại sao chúng ta cần mặc trang phục phù hợp với thời tiết trời nóng, trời rét ?
à Nhận xét - kết luận: Cần mặc trang phục đúng thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống được một số bệnh như: cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi…
- HS quan sát và thảo luận theo cặp.
- HS lên trình bày.
- Trời nóng có mặt trời, nhiệt độ cao, toát mồ hơi... Còn trời rét chân tay lạnh cóng, cơ thể run lên.
- Trời nóng ta dùng quạt, uống nước đá... Trời rét ta dùng lò sưởi, ăn thức ăn nóng, mặc áo dầy...
- Theo dõi.
- HS thảo luận khi trời nóng, hoặc trời rét cần mặc những bộ quần áo nào cho phù hợp.
- HS lên trình bày.
- Để phòng chống được một số bệnh như: cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi…
- Theo dõi.
4/ Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Những dấu hiệu nào để biết được trời nóng hay trời rét?
- Vì sao phải mặc trang phục phù hợp với thời tiết trời nóng, trời rét?
à Nhận xét.
* BVMT: Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét, là một số yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. Biết cách phòng, chống nắng nóng, mưa, rét để bảo vệ sức khỏe là góp phần giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà các em quan sát và nói cho người thân biết về sự quan sát của mình về bầu trời và cảnh vật xung quanh.
- Xem trước bài: Thời tiết.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
NÓI DỐI HẠI THÂN
Ngày soạn: 30 / 04 / 2014 Tuần: 33
Ngày dạy: 09 / 05 / 2014 Tiết: 53, 54
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại đến bản thân. Trả lời câu hỏi: 1, 2 (SGK).
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu.
- Giáo dục HS không được nói dối.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa (SGK), SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Nhận xét.
3. Bài mới: NÓI DỐI HẠI THÂN
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15
15
15
15
· Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng, đọc nhanh được các tiếng, từ khó, cả bài: Nói dối hại thân.
+ Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- Tìm trong bài có những từ nào khó đọc.
- GV gạch dưới những từ HS vừa nêu.
- GV đọc các từ khó: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng – Kết hợp phân tích tiếng và giảng từ.
- GV nhận xét - uốn nắn khi HS đọc.
* Luyện đọc câu:
- Bài này có tất cả mấy câu ?
- Đọc từng câu, từng đoạn, bài.
- GV nhận xét.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn các vần it - uyt
Mục tiêu: HS tìm được tiếng có vần it – uyt trong bài.
+ Cách tiến hành:
- Tìm trong bài tiếng có vần it.
- Phân tích các tiếng vừa tìm được.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần it – uyt .
- Điền vần: it hay uyt ?
GV cho HS xem tranh – giảng tranh – rút ra câu mẫu: M.... chín thơm nức
Xe b..... đầy khch..
- Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS đọc đúng và hiểu nội dung bài, trả lời được các câu hỏi ở SGK.
+ Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
s Cậu bé kêu cứu như thế nào ?
s Khi đó ai đã chạy tới giúp ?
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
s Khi sói đến thật, cậu bé kêu cứu, có ai đến giúp cậu không ? Vì sao ?
s Sự việc kết thúc thế nào?
- Bài văn khuyên chúng ta điều gì ?
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
+ Cách tiến hành:
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
- GV cho HS sắm vai.
- GV gợi ý uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu.
à Nhận xét – bổ sung.
- HS đọc.
- bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.
- HS đọc cá nhân + phân tích tiếng + ban.
- 10 câu.
- HS đọc CN + ban.
- Thịt.
- HS phân tích.
- HS thi đua tìm từ.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm vào SGK.
- HS đọc.
- Sói ! Sói ! Cứu tôi với !
- Các bác nông dân đang làm việc gần đấy đã chạy tới giúp cậu bé nhưng không thấy sói đâu.
- Không ai đến giúp cậu. Vì họ nghĩ cậu lại nói dối.
- Bầy sói chẳng phải sợ ai cả. Chúng tự do ăn thịt hết đàn cừu.
- Không nên nói dối.
- HS đọc toàn bài.
- Nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài: Bác đưa thư.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
Ngày soạn: 30 / 04 / 2014 Tuần: 33
Ngày dạy: 09 / 05 / 2014 Tiết: 33
CHỦ ĐIỂM
“Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 và ngày
thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 - 5”
I/ MỤC TIÊU :
- Nắm được chủ điểm “Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 và ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 - 5”.
- HS biết nhận ra những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua và các kế hoạch của lớp trong tuần tới.
- Rèn HS kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn trước đám đông.
- Hình thành cho HS tính tập thể, có thái độ tình cảm đúng, ham thích buổi sinh hoạt tập thể.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch tuần 34, xếp bàn ghế của lớp theo hình chữ U.
- HS: sổ trực.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát (1)
2. Kiểm tra: (1)
- Giải đáp câu đố tuần trước là con chó.
- Nhận xét – tuyên dương.
3. Các bước tiến hành:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14
5
9
· Hoạt động 1: Báo cáo hoạt động tuần 33
Mục tiêu: HS nhận biết được các ưu điểm, tồn tại trong tuần qua có tình cảm, thái độ đúng.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu; Hội đồng tự quản lên báo cáo.
- GV gợi ý.
- GV ghi chép.
- GV hỏi lại một số HS có thái độ chưa tốt trong tuần qua được các ban, bạn nêu lên, Qua đó giáo dục HS nhận thấy cái sai và tự đề ra hướng khắc phục.
* GV nhận xét:
- Thực hiện tốt chủ “Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 và ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 - 5”.
- Đạo đức: Biết đi thưa về trình, không chửi thề nói tục...
- Học tập: đi học đều, nghỉ học có xin phép...
- Lao động – vệ sinh: Vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường...
- Thực hiện thể dục giữa giờ múa hát sân trường: hầu hết các em thực hiện tốt.
Tồn tại: Còn một vài bạn thực hiện chưa tốt như:.................................................................
cô mong rằng những em này cố gắng nhiều hơn.
- Thảo luận theo nhóm lớn chọn ban, HS tiêu biểu.
- GV trao bảng danh dự cho ban, HS xuất sắc.
· Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi tập thể “Tôi bảo”.
- GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi “Tôi bảo”.
· Hoạt động 3: Triển khai kế hoạch tuần 34
Mục tiêu: HS nhận biết được chủ điểm và các kế hoạch tuần để thực hiện.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu chủ điểm tuần: “Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 và ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 - 5”.
- Đạo đức: Tiếp tục thực hiện tốt việc đi thưa về trình, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi, không nói tục chửi thề...
- Trên đường đi học và về phải đi sát bên lề phải, qua đường phải nhìn xe hai đầu, có cha mẹ đưa đón...
- Học tập: đi học đều, nghỉ học có xin phép...
- Lao động – vệ sinh: Tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường... Phải biết giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiêu, tiểu...
- Thực hiện thể dục giữa giờ múa hát sân trường.
- Các trưởng ban lên báo cáo các hoạt động của ban trong tuần qua.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập báo cáo về học tập.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách văn thể phong trào báo cáo về phong trào.
- Chủ tịch hội đồng tự quản tổng hợp báo cáo hoạt động của lớp tuần qua.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS thảo luận bình chọn ban và các bạn tiêu biểu.
- Theo dõi.
3. Củng cố: (4)
- GV hỏi lại chủ điểm và các kế hoạch mà HS cần thực hiện trong tuần (Đạo đức, học tập, lao động – vệ sinh, phong trào…)
- GV nêu câu đố: “Chỉ ăn cỏ nonUống nguồn nước sạchMà tôi tặng bạnRất nhiều sữa tươi”.
- HS về nhà suy nghĩ tuần tới trả lời.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Yêu cầu HS phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm trong tuần tới.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
DUYỆT
. A