Kế hoạch bài học Tuần 32 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc lưu loát,rõ ràng, rành mạch. Biết dọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài văn .

- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành dộng dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.(Trả lời dược các câu hỏi trong SGK)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 32 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) HĐ1: Ôn tập về công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học. - GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm một từ giấy thống kê về các hình như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. - Yêu cầu HS 2 nhóm thi tiếp nối nhau điền các công thức tính chu vi và diện tích của từng hình vào chỗ trống trong bảng. - GV tổng kết, tuyên dương nhóm làm nhanh, làm đúng. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích của từng hình. - HS, GV nhận xét. HĐ2: Thực hành: Bài tập 1: SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm . - HS, GV nhận xét ; chốt kết quả đúng. Gọi 1 số học sinh nêu kết quả. Bài tập3: - HS đọc yêu cầu bài 3. - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập và nêu miệng kết quả. - HS , GV nhận xét,chốt kết quả đúng. Bài 2 : HS khá giỏi làm - HS làm cá nhân HĐ2: Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Tập làm văn trả bài văn tả con vật I/ Mục đích yêu cầu: - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật(về bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết) nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài. - Viết lại một đoạn trong bài cho đúng và hay hơn. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh,…cần chữa chung cho cả lớp. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ 2/ Bài mới: * HĐ1: Nhận xét chung bài làm của HS. - 1 HS đọc lại đề tập làm văn - Nhận xét chung. + Ưu điểm: Viết đúng thể loại mà đề bài yêu cầu + Nhược điểm: tuy nhiên còn một số em dùng từ đặt câu chưa chính xác, ý văn còn nghèo nàn, cách trình bày văn bản chưa khoa học, sai lỗi chính tả nhiều,… - GV treo bảng phụ những lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sữa lỗi. - Trả bài cho HS. * HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập - Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự sữa bài của mình. - GV quan tâm HS (Y). * HĐ3: Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt. GV gọi một số HS có bài làm tốt đọc cho cả lớp nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi HS để tìm ra: cách dùng từ hay, lỗi diễn đạt hay, ý hay. * HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn. GV hướng dẫn và gợi ý cho HS viết lại những đoạn văn có nhiều lỗi chính tả, đoạn văn còn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý, dùng từ chưa hay hoặc mở bài, kết bài đơn giản. Một số em đọc lại. GV nhận xét. 3/ củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau. Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc và chuẩn bị bài sau. Khoa học vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người I/ Mục tiêu: HS biết: - Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. - Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và con người. - GDBVMT: Biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Tranh phóng to trang 132 SGK. Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ1: Quan sát . Mục tiêu: Giúp HS : - Biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. - Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Cách tiến hành : Bước1: Làm việc theo nhóm. - HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? - Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập. Bước2: Làm việc cả lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.Các nhóm khác bổ sung. - Tiếp theo GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường. - HS, GV nhận xét bổ sung, kết luận. KL: ( như SGK) * HĐ 2: Trò chơi: “Nhóm nào nhanh hơn” Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên. Cách tiến hành: - GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy nhưỡng gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người. - Hết thời gian chơi, GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của đề bài. - Tiếp theo GV nêu yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi cuối bài trang 133 SGK: (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm) 3/Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc laị nội dung bài. - Em đã làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên? - Em đã tham gia bảo vệ môi trường như thế nào? - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí địa lí địa phương ( Đã dạy lồng ở các tiết học trước) Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2010 Toán luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học . - Biết giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ. - HS khá, giỏi hoàn thành hết các bài tập trong SGK II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Thực hành. Bài 1: SGK - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS nêu cách làm bài. - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - Gọi 1 số HS nêu kết quả. - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm và kết quả đúng. Bài 2: SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi. Các câu hổi gợi ý: + Bài tập yêu cầu em tính gì? + Để tính được diện tích của hình vuông theo cônhg thức chúng ta phải biết gì? + Vậy muốn giải bài toán này, chúng ta phải làm mấy bước, nêu rõ các bước. - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 số HS nêu kết quả, cách thực hiện. - HS, GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. Bài tập 3:HS khá, giỏi làm - HS làm việc cá nhân – GV quan sát, nhận xét cho cá nhân. Bài tập 4 : SGK. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân; sau đó 1 HS (TB) lên bảng làm; GV quan tâm HS (Yếu ). - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Luyện từ và câu ôn tập về dấu câu ( dấu hai chấm ) I/ Mục đích, yêu cầu: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1): - Biết sử dụngđúng dấu hai chấm.(BT2,3) II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) HĐ1: Thực hành. Bài tập 1: - Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập. + Dấu hai chấm dùng để làm gì? + Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật? - HS làm bài cá nhân . - GV quan tâm HS (Y). - Gọi 1 số HS nêu kết quả. HS, GV nhận xét bổ sung, chốt kết quả đúng. - Gọi 1,2 nêu tác dụng của dấu hai chấm. HS (Y) nhắc lại. Bài tập2 : - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS trao đổi nhóm đôi làm vào phiếu bài tập . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài tập3 : Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện chỉ vì quên một dấu câu. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp. - HS phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung. - GV nhận xét . * HĐ2: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tả cảnh (kiểm tra viết) I/ Mục tiêu: - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu dúng. II/ Đồ dùng dạy học: - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS . - Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Thực hành viết. - GV ghi đề. - 1HS đọc 4 đề trong SGK. - GV nhắc HS: nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó , dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. - HS viết bài. - Thu chấm, nêu nhận xét chung. * HĐ2: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ thuật Lắp rô - bốt (Tiết 3) I .Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô- bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp tương dối chắc chắn II .Các hoạt động dạy học : Hoạt động 3. HS thực hành lắp rô- bốt a)Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt . + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau: + Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau. + Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a (SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau. + Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau. - GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng. c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK) - HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK. - Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. - Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt. Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử nhóm 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên). - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. IV – nhận xét – dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô- bốt .

File đính kèm:

  • docGA Hanh T 32.doc
Giáo án liên quan