-Đọc rành mạch toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu & các cụm từ rõ ý.
-Hiểu nd câu chuyện : Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (TL được các câu hỏi 1,2,3,5 ) * HSK, G trả lời được CH 4.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học – Tuần 28 –Hồng Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an : Vẽ hình biểu diễn tia số.
Bài 2 : Gọi 1 em lên bảng làm bài
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :-Gọi1 em đọc yêu cầu ?
-GV nhắc nhở : Để điền số đúng, trước hết phải thực hiện việc so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.
-PP hỏi đáp : Viết bảng 101 ……. 102 và hỏi :
-Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và số 102 ?
-Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 101 và số 102 ?
-Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và số 102 ?
-GV nói : Vậy 101 nhỏ hơn 102 hay 102 lớn hơn 101, và viết : 101 101.
-GV đưa ra vấn đề : Một bạn nếu dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, bạn đó nói như thế nào ?
-Dựa vào vị trí các số trên tia số hãy so sánh 101 và 102 ?
-PP truyền đạt : Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau .
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
Dặn dò.
-2 em lên bảng viết các số : 110.120.130.140.150.160.170.180.190.200.
-Lớp viết bảng con.
-Có 1 trăm, 1 em lên bảng viết số 1 vào cột trăm
-HS đọc : Một trăm .
-Có 0 chục và 1 đơn vị. Lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
-Có 3 chữ số 1 trăm 0 chục 1 đơn vị.
-Vài em đọc một trăm linh (lẻ) một. Viết bảng 101.
-Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng
-3 em lên bảng : 1 em đọc số, 1 em viết số, 1 em gắn hình biểu diễn số.
-Nhiều em đọc các số từ 101®110
-Trò chơi “Chim bay cò bay”
-2 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Quan sát tia số. 1 em lên bảng điền số thích hợp vào tia số. Lớp làm vở.
-HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Điền dấu = vào chỗâ trống.
-Làm bài .
-Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Chữ số hàng chục cùng là 0.
- Chữ số hàng đơn vị là : 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1.
-Làm bài
-Điều đó đúng.
-102 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101.
- Tập đọc các số đã học từ 101 đến 110.
Tự nhiên & xã hội
. MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I/ MỤC TIÊU :
- Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn đối với con người.
II/ CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Tranh sưu tầm tranh ảnh về các con vật sống trên cạn.
2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
2.Dạy bài mới : Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
Mục tiêu : Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn. Phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã. Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt những loài vật quý hiếm.
Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn.
Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát nhận xét, mô tả.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Đố bạn con gì ?”*Nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học. Thực hành kĩ năng đặc câu hỏi loại trừ.
3.Củng cố :
PP kiểm tra, hỏi đáp :
-Nêu tên các loài vật sống ở trên mặt đất ?
-Nêu tên các loài vật sống ở dưới nước ?
-Nêu tên các loài vật sống ở trên không ?
-Nhận xét, đánh giá.
*Giới thiệu bài .
-PP trực quan –hoạt động :
-Tranh : các con vật có trong SGK.
-Giáo viên nêu câu hỏi :
-Chỉ và nói tên các con vật có trong hình ?
-Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã
-Cho biết chúng sống ở đâu ?
-Thức ăn của chúng là gì ?
-PP hỏi đáp : Tại sao lạc đà có thể sống được ở sa mạc ?
-Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất ?
-Con gì được mệnh danh là chúa sơn lâm ?
-Kết luận : Có nhiều loài vật sống trên mặt đất như : Voi, ngựa, chó, gà, hổ … có loài vật đào hang sống dưới đất như : thỏ, giun …. Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
-PP trực quan- thảo luận :
-Yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh sưu tầm được để cùng quan sát phân loại.
-Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo .
-Giáo viên hỏi khuyến khích các nhóm cùng đặt câu hỏi . Con gà sinh con bằng cách nào
-Nhận xét tuyên dương nhóm tốt.
-Trò chơi.
-PP hoạt động nhóm :
-Hướng dẫn cách chơi : Vẽ hình một con vật sống trên cạn sau lưng, bạn đó không biết đó là con gì , nhưng cả lớp biết rõ, bạn đeo hình trả lời Đ/S và nói tên con vật.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Học bài.
-châu chấu, nai, hổ …..
-Sứa, cá, tôm
-chim
-Một số loài vật sống trên cạn.
-Quan sát và trả lời câu hỏi theo cặp.
-Chia nhóm : Sau đó đại diện nhóm lên bảng chỉ tranh và nói.
H1 : con lạc đà sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.
Hình 2 : con bò sống ở đồng cỏ, ăn cỏ, nuôi trong gia đình.
Hình 3 : Con hươu, sống ở đồng cỏ, ăn cỏ, sống hoang dã.
Hình 4 : Con chó, chúng ăn xương, thịt, nuôi trong nhà.
Hình 5 : Con thỏ rừng, sống trong hang, ăn cà rốt, sống hoang dại
Hình 6 : Con hổ, sống trong rừng, ăn thịt sống, nuôi trong vườn thú.
Hình 7 : Con gà, ăn giun, thóc, nuôi trong nhà.
-Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
-Thỏ, chuột.
-Con hổ.
-Vài em nhắc lại.
-Các nhóm chuẩn bị tranh ảnh sưu tầm. Phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn
Dựa vào cơ quan di chuyển.
Dưa vào khí hậu
Dựa vào nhu cầu
Báo cáo kết quả.
-Các nhóm đưa ra câu hỏi : Nhóm bạn sưu tầm được tranh con hươu. Vậy hươu sống ở đâu ?
-Nhóm khác trả lời : hươu sống hoang dã.
-Bạn cho biết con gì không có chân ?
-Con vật nào được nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dại ?
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Làm việc theo cặp.
-cả lớp tham gia trò chơi. Chỉ trả lời Đ/S. Chơi theo nhóm để nhiều bạn được tập đặt câu hỏi.
-Học bài.
SINH HOẠT TẬP THỂ
QUYỀN TRẺ EM.
Chủ đề : GIA ĐÌNH TÔI
NHỮNG NGƯƠÌ THƯƠNG YÊU VÀ CHE CHỞ TÔI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Trẻ em nhận ra chúng là một thành phần của gia đình hoặc đại gia đình góp phần củng cố cá tính làm người của mình.
-Trẻ em nhìn nhận gia đình mình là nơi các em hưởng quyền được yêu thương, chăm sóc, che chở, nuôi dưỡng, dạy bảo nên người và tại nơi đó trẻ cũng phải từng bước đảm nhận các trách nhiệm của các em là yêu quý, kính trọng, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh vẽ một gia đình hạnh phúc.
-Tranh vẽ một em bé lang thang không gia đình.
-Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Tự giơí thiệu về gia đình em.
Mục tiêu : Trẻ em nhận ra chúng là một thành phần của gia đình hoặc đại gia đình.
-Gia đình bạn có những ai ?
-Bố bạn tên là gì ? Bố bạn làm nghề gì ?
-Mẹ bạn làm việc ở đâu ?
-Bạn có anh chị không ?
-Anh (chị) bạn học lớp mấy ?
-Bạn có em không ? Em bạn bao nhiêu tuổi ?
-Bạn có sống chung vơí ông bà không ?
-Bạn có mong ước gì cho gia đình bạn không ?
-Giáo viên kết luận : Mỗi em đều có một gia đình, trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em cùng chung sống với nhau. Các em có quyền được sống chung với bố mẹ, không ai có quyền buộc các em phải sống xa bố mẹ.
Hoạt động 2 : Vai trò của gia đình.
Mục tiêu : Học sinh biết gia đình là nơi các em hưởng quyền yêu thương chăm sóc che chở, nuôi dưỡng dạy bảo nên người và tại nơi đó các em biết trách nhiệm của mình với gia đình.
-Trực quan : Tranh gia đình hạnh phúc.
-Hỏi đáp :
-Gia đình hạnh phúc là gia đình như thế nào ?
-Trong gia đình hạnh phúc trẻ em được chăm sóc ra sao ?
-Trong gia đình em bố mẹ em có hòa thuận không ?
-Hàng ngày mẹ em thường làm gì cho em ?
-Công việc nhà của bố em là gì ?
-Trực quan : Tranh một em bé lang thang không có gia đình.
-Bức tranh 2 nói lên điều gì ?
-Vì sao em bé phải đi lang thang ?
-Trẻ em không có gia đình không ai chăm sóc .
Hoạt động 3 : Trách nhiệm của con cái trong gia đình.
Mục tiêu : Học sinh biết bổn phận của con cái trong gia dình là phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
-Giáo viên giới thiệu nội dung tiểu phẩm “Ngày chủ nhật”
-GV phân vai : Hoa, bố mẹ, ông bà, người dẫn chuyện.
-Bạn có nhận xét gì về Hoa ?
-Đối với ông bà thái độ của Hoa như thế nào ?
-Cũng như Hoa bố mẹ của bạn ấy đã xư xử với ông
bà ra sao ?
-Trong gia đình con cháu phải cư xử thế nào với ông bà, cha mẹ ?
-Kết luận : Mỗi chúng ta đều có quyền có gia đình, được hưởng sự chăm sóc của gia đình. Các em cần phải biết lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ.Ngoài ra còn phải lễ phép với người trên, thương yêu em nhỏ, giúp đỡ gia đình.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Hoạt động nhóm : mỗi nhóm chọn
một bạn sắm vai phóng viên báo Nhi Đồng.
-Quan sát.
-HS trả lời câu hỏi.
-Quan sát.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
- Cả lớp hát bài “Cho con “
-Vài em nhắc lại.
-Tiểu phẩm “Ngày chủ nhật”
-Học sinh nhận vai diễn.
-Vài em nhắc lại nội dung bài.
-Đồng ca bài hát “Cả nhà thương nhau “
-Học bài.
Người thực hiện kế hoạch
Kí duyệt của BGH
Hoàng Thụy Hồng Lan
Nguyễn Văn Hai
File đính kèm:
- KHBH- T28.doc