Kế hoạch bài học Tuần 25 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I / MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng, thiết tha,đọc với thái độ tự hào ,ca ngợi .

 - Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên( Trả lời các câu hỏi trong SGK )

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC;

 - Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK .

 - Bảng phụ ghi đoạn 2 để hướng dẫn đọc diễn cảm .

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 25 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết,... Hết thời gian, nhóm nàoviết được nhiều và đúng là thắng cuộc. - HS và GV nhận xét - HS yếu – TB đọc lại kết quả đúng của các nhóm. 3/ Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc laị nội dung bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí châu phi I/ Mục tiêu: HS: - Mô tả sơ lược được vị trí ,giới hạn châu Phi : + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu á, đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục . - Nêu được một số đặc điểm về địa hình ,khí hậu . - Sử dụng quả địa cầu ,bản đồ bản đồ ,lược đồ nhận biết vị trí ,giới hạn lãnh thổ châu Phi . - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha –ra trên bản đồ ( Lược đồ ) + Hs K-g : Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bạc nhất thế giới . Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi . II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Bản đồ tự nhiên thế giới; lược đồ tự nhiên châu phi Quả địa cầu. Phiếu họcc tập của HS III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời) * HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn - GV treo bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu lên - Yêu cầu HS quan sát và trả lời miệng lần lượt các câu hỏi sau: ? Tìm và nêu vị trí của châu Phi (HS K- G: Châu Phi nằm ở trong khu vực trí tuyến,lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam, HS Y- TB nhắc lại) ? Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào? (HS K- G : Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải; Phía tây và tây nam giáp Đại tây Dương; Phía Đông bắc, đông và Đông Nam giáp với ấn Độ Dương). ? Xem bảng thống kê diện tích SGK trang 103 so sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác. ( HS: Châu Phi là 30 triệu km2 , đứng thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu âu.) * GVKL ( Vừa chỉ bản đồ , vừa nêu): Châu Phi là 30 triệu km2 , đứng thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu âu. Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến,lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam. Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải; Phía tây và tây nam giáp Đại tây Dương; Phía Đông bắc, đông và Đông Nam giáp với ấn Độ Dương (HS yếu và TB nhắc lại). * HĐ2: Đặc điểm tự nhiên. - GV treo lược đồ tự nhiên châu phi yêu cầu HS quan sát lược đồ và thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau: ? Địa hình châu phi có đặc điểm gì?(HS: tương đối cao) ? Khí hậu châu phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?(HS:Nóng khô bậc nhất thế giới vì có hoang mạc Xa- ha – ra.) - GV theo dõi, HD HS làm bài tập, quan tâm giúp đỡ HS yếu. - Yêu cầu một số HS K-G trình bày, HS yếu- TB nhắc lại . * GVKL: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa- van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn- gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả thực vật và động vật đều khó phát triển. - Vài HS yếu- TB đọc kết luận trong SGK 3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010 Toán luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết cộng trừ số đo thời gian . - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tiễn. ( Hs làm BT 1b;2;3. Hs K-g làm cả BT 1 và làm thêm BT4 ). II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập . III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Thực hành. +Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi trong SGK - HS làm bài cá nhân,4 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 bài(GVquan tâm giúp đỡ HS yếu) - HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.(HS Y- TB nhắc lại) +Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi . - HS làm việc cá nhân,3 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài (GV quan tâm HS yếu) - HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. +Bài 3: - 1HS đọc yêu cầu bài 3, cả lớp theo dõi . - HS làm việc cá nhân,3 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài (GV quan tâm HS yếu) - HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. +Bài 4: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi . - HS làm bài cá nhân, 1 HS K- G làm trên bảng(HS K- G nêu cách làm HS Y- TB nhắc lại), ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu) - GVvà HS nhận xét kết luận. 3/ Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I/ Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ ( ND Ghi nhớ ). - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó ( làm được 2 BT ở mục III). II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 phần nhận xét. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Bài cũ 2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời) * HĐ1: Phần nhận xét +Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài tập theo cặp và 1 HS khá giỏi làm trên bảng.(GV quan tâm HS yếu) - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng: Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba,... - HS yếu và TB nhắc lại +Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài tập cá nhân , nêu miệng trước lớp.(GV quan tâm HS yếu) - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở 2 đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. ( HS yếu và TB nhắc lại.) - 3, 4 HS Yếu- TB đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. * HĐ2: Luyện tập +Bài tập 1:SGK - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập, Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài độc lập , nêu miệng trước lớp (GV quan tâm HS yếu). - Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng: Từ anh thay cho Hai Long; Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư ; .... - HS yếu nhắc lại lời giải đúng. +Bài tập 2: SGK - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi. - HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu). - HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Nàng thay cho Vợ An Tiêm. - Gọi HS yếu và TB đọc lại đoạn văn đã thay thế. 3/ Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn tập viết đoạn đối thoại I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của Gv ,viết tiếp được các lời đối thoại trong màm kịch với nội dung phù hợp ( BT 2). II/ Đồ dùng dạy học : - GV: Giấy khổ to và bút dạ để làm bài 2 III/ Các hoạt động dạy học : 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài.(dùng lời) * HĐ1: Hướng dẵn HS làm bài tập . +Bài 1: SGK 1 HS đọc yêu cầu và đoạn trích của bài tập 1, cả lớp theo dõi SGK. ? Các nhân vật trong đoạn trích là ai? (HS Y- TB : Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.) ? Nội dung của đoạn trích là gì? (HS K- G: Thái sư nói với kẻ xin làm chức cấu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức cấu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác> Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha). ? Dáng điệu , vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào? (HS: Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu : vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.) +Bài 2: SGK - 1 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại, cả lớp theo dõi SGK. - HS làm bài tập theo nhóm 4 vào giấy khổ to. (GV quan tâm giúp đỡ các nhóm và HS yếu) - Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. - GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. +Bài 3: SGK - 1 HS đọc yêu cầu bài 3 - GV nhắc các nhóm chuẩn bị cho việc đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. - HS mỗi nhóm tự phân vai và vào vai. - Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. - Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất. 3/ Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ thuật lắp xe ben(tiết 2) I/ Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu .Xe lắp tương đối chắc chắn ,có thể chuyển động được. - Với Hs khéo tay : lắp được xe ben theo mẫu .Xe lắp chắc chắn ,chuyển động dễ dàng ,thùng xe nâng lên ,hạ xuống được . II/ Đồ dùng dạy học: - GV:Mẫu xe ben đã lắp sẵn - GV và HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời) *HĐ1: HS thực hành lắp xe ben *HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a, Chọn chi tiết: - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết b, Lắp từng bộ phận + HS tự lắp GV uốn nắn nhận xét. c, Lắp ráp xe ben - GV lắp theo các bước trong SGK - Kiểm tra sự chuyển động của xe. d/ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp(như SGK) - Gọi vài HS nhắc lại cách lắp xe ben 3/Củng cố dặn dò. - HS liên hệ thực tế, GVnhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau Sinh hoạt tập thể Mĩ thuật : Thường thức mĩ thuật Xem tranh Bác Hồ đi công tác I, Mục tiêu: -HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụy. - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II, Chuẩn bị : - Một số bức tranh về Bác Hồ. III, Các hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ GV gợi ý để HS tìm hiểu : + Nơi ởi của họa sỹ. +Những tác phẩm nổi tiếng của họa sỹ + Đề tài ông ưa thích. HĐ2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác + Hình ảnh chính trong tranh ntn? + Dáng vẻ trong từng nhân vẩttong tranh ntn? + Hình dáng hai con ngựa ra sao? + Màu sắc cả bức tranh như thế nào? HĐ3: Nhận xét , đánh giá - GV nhận xét

File đính kèm:

  • docTuan 25 - NA1.doc
Giáo án liên quan