Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Hoà Tiến

- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.

- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.

- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

 * Học tập:

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 5.

- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.

- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.

- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.

- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.

 * Vệ sinh:

- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

- Thực hiện trang trí lớp học

 

doc34 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Hoà Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. TẬP ĐỌC Ê-mi-li, con I. Mục đích, yêu cầu - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của môt công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Trả lời được 4 câu hỏi trong SGK và thuộc 1 khổ thơ trong bài. HS khá giỏi thuộc khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, xúc cảm. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ ghi đoạn 4. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Tùy theo đối tượng, yêu cầu đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chú Mo-ri-xơn đã dũng cảm tự thiêu giữa thủ đô nước Mĩ. Xúc động trước hành động của chú, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con Các em cùng đọc bài thơ nhé. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ. - Giới thiệu tranh, ghi bảng và luyện đọc đúng tên nước ngoài trong bài. - Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc theo 4 đoạn. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài. - Đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li. + Giọng chú Mo-ri-xơn nghiêm trang, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên. + Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của chính quyền Mĩ ? + Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo. + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì trước khi từ biệt ? + Trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn khi mẹ đến hãy ôm hôn cho cha và nới với mẹ: Cha đi vui xin mẹ đừng buồn. + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ? + Cảm phục và xúc động - Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm: + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc. + Đọc mẫu đoạn 4. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. - Hướng dẫn đọc thuộc lòng: + Yêu cầu đọc chọn 1 khổ thơ để đọc nhẩm. HS khá giỏi đọc nhẩm khổ thơ 3 và 4. + Tổ chức thi đọc thuộc lòng theo đối tượng. + Nhận xét và ghi điểm HS đọc thuộc lòng tốt. 4. Củng cố - Yêu cầu: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ làm mọi người nhận ra cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam mà hợp sức ngăn chặn tội ác. 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Xem tranh và nghe giới thiệu. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to. - Quan sát tranh, nghe giới thiệu và luyện đọc đúng. - Từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn. - Đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - HS khá giỏi đọc. - Lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu: - Học sinh trả lời. - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. - HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm. - Chú ý. - Lắng nghe. - Xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Thực hiện theo yêu cầu. - Xung phong thi đọc thuộc lòng. - Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài - Chú ý TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. - Cả lớp làm bài tập 1, 3; HS khá giỏi làm cả 4 bài tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS: + Đọc bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự xuôi, ngược. + Làm lại BT 2, 3 SGK. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về đơn vị đo cũng như cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông qua bài Luyện tập. - Ghi bảng tựa bài. * Thực hành - Bài 1: + Yêu cầu đọc bài tập 1. + Ghi bảng tóm tắt và nêu câu hỏi hỗ trợ HS yếu: . Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? . Em có nhận xét gì về các đơn vị đo trong bài ? . Để tìm được số cuốn vở sản xuất được, em cần biết gì ? + Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở. + Nhận xét, chốt lại ý đúng. 1tấn 300kg =1300kg 2tấn 700kg = 2700kg Số giấy vụn cả hai liên đội thu được: 1300 + 2700 = 4000 (kg) hay 4 tấn 4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Số vở sản xuất được là: 50 000 2 = 100 000 (cuốn vở) Đáp số: 100 000 cuốn vở - Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu HS khá giỏi nêu cách làm. + Nhận xét, sửa chữa. Đổi 120 kg = 120000 g Đà điểu gấp chim sâu số lần là : 120000 : 60 = 2000( lần ) Đáp số : 2000 lần - Bài 3: + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Vẽ hình và hỗ trợ HS yếu: . Hình vẽ mảnh đất gồm những hình nào ? . Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. + Yêu cầu 1 HS giải trên bảng, lớp làm vào vở. + Nhận xét, sửa chữa. Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 14 x 6 = 84 ( m2 ) Diện tích hình vuông NCEM là : 7 x7 = 49 ( m2 ) Diện tích mảnh đất là : 84 + 49 = 133 ( m2 ) Đáp số : 133m2 - Bài 4: + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu HS khá giỏi trình bày cách vẽ. + Nhận xét, sửa chữa. :+ Diện tích hình chữ nhật ABCD đã cho . + Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 4 x 3 = 12 ( m2 ) Nhật xét : 12 = 6 x 2 = 2 x 6 =12 x 1 = 1 x 12 Vậy có thể vẽ các hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm , chiều rộng là 2 cm hoặc chiều dài 12 cm , chiều rộng 1 cm . Hs tự vẽ 4/ Củng cố Gọi học sinh nêu lại tựa bài. Yêu cầu học sinh nêu lại bảng đơn vị đo diện tích Vận dụng kiến thức đã học, các em sẽ giúp bố mẹ để tính toán dất đai của mình. 5/ Dặn dò (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài Đề-ca-mét vuông.Héc-tô-mét vuông. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to. - Suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời. - Học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - HS khá giỏi nêu. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Quan sát hình và suy nghĩ, trả lời. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc to. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu. ĐỊA LÍ Vùng biển nước ta ***** I. Mục đích, yêu cầu - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. + Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng. + Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng như: Nha Trang, Hạ Long, Vũng Tàu, trên bản đồ (lược đồ). - HS khá giỏi biết những khó khăn, thuận lợi của vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai BVMT: - Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. - Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ khu vực Biển Đông. - Tranh ảnh sưu tầm về khu du lịch, nghỉ mát ở ven biển. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1 .Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số con sông lớn của nước ta. + Sông ngòi của nước ta có đặc điểm như thế nào ? - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Nước ta gồm một phần đất liền và một bộ phận rộng lớn thuộc Biển Đông. Biển của nước ta có đặc điểm gì và có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống nhân dân ta ? Bài Vùng biển nước ta sẽ cho các em thấy điều đó. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 : Vùng biển nước ta - Treo lược đồ và yêu cầu quan sát. - Chỉ và giới thiệu nước ta trên lược đồ. - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Biển Đông bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. * Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta - Phát phiếu học tập, yêu cầu thảo luận và thực hiện theo nhóm đôi PHIẾU HỌC TẬP Đặc điểm của vùng biển nước ta Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất Nước không bao giờ đóng băng Miền bắc và miền Trung hay có bão Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. * Hoạt động 3: Vai trò của biển - Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thảo luận câu hỏi: Biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta ? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu những khó khăn và thuận lợi của người dân vùng biển ? - Nhận xét, cho xem tranh ảnh sưu tầm và kết luận: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. - Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại 4.Củng cố - Gọi học sinh nêu lại tựa bài, - Biển có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Do vậy, mỗi chúng ta phải bảo vệ biển và khai thác nguồn tài nguyên biển một cách hợp lí. 5. Dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài đã học và vận dụng những điều đã học vào thực tế. - Ghi vào vở nội dung ghi nhớ. - Chuẩn bị bài Đất và rừng. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Quan sát lược đồ và chú ý. - Theo dõi. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - Hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - Đại diện nhóm điều khiển nhóm hoạt động. - Đại diện nhóm tiếp nối trình bày. - HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời - Nhận xét, bổ sung và quan sát tranh ảnh. - Tiếp nối nhau đọc. - Học sinh nêu. - Chú ý theo dõi.

File đính kèm:

  • dochihi.doc