Kế hoạch bài học Tuần 2 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ Mục tiêu:

 HS biết:

 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước .

 - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

 - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện xứng đáng là học sinh lớp 5

II/ Đồ dùng dạy học:

 -Sgk Đạo đức; Vbt Đạo đức

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 2 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y núi nào có hướng tây bắc-đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các vùng đồng bằng lớn ở nước ta? + Nêu một số đặc điểm chính của đồng bằng nước ta? Bước2: + Một số HS nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta. + Một số HS khác lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi và đòng bằng lớn của nước ta. + GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta,3/4 diện tích là đồi núi nhng chủ yếu là đồi núi thấp,1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn do đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngoài bồi đắp. 2.Khoáng sản: *Hoạt động 2: Khoáng sản. Bước1: - Dựa vào hình2 trong SGK và vốn hiểu biết HS trả lời các câu hoỉi sau: + Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? + Hoàn thầnh bảng sau: Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A-pa-tít Sắt Bô-xít Dỗu mỏ Bước2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Nước ta có nhiều khoáng sản như : than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt đồng thiếc,a-pa-tít,bô-xít. *Hoạt động3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta: - GV treo 2 bản đồ: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Gọi từng cặp HS lên bảng.GV nêu yêu cầu: + Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn. + Chỉ trên bản đồ đồng bằng bắc bộ. +….. - HS khác nhận xét sau khi mỗi cặp hoàn thành BT. Củng cố- Dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Mỹ thuật Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí. I. Mục tiêu: Giúp hs: - Hiểu được sơ lược vai trò ý nghĩa của màu sắc trong trang trí - Hs biết sử dụng màu trong các bài trang trí. - Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí. II. Chuẩn bị: Gv: Một số đồ vật được trang trí. - Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm, có bài đẹp, bài cha đẹp.) - Một số hoạ tiết vẽ nét ( phóng to). - Hộp màu, bảng pha màu, giấy vẽ cỡ lớn. Hs: SGK, vở thực hành, màu vẽ, bút chì, tẩy. III. Các hoạt động dạy - học *Hoạt động 1: quan sát, nhận xét. - Gv giới thiệu một số bài vẽ trang trí: ?.Có những màu nào ở trong bài? ? Mỗi màu đợc vẽ ở những hình nào? (hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu). ? Nhận xét màu nền và màu hoạ tiết, độ đậm nhạt. ?. Trong bài thờng vẽ nhiều màu hay ít màu (4 - 5 màu). ? Vẽ màu trong bài trang trí như thế nào là đẹp? (có đậm, nhạt, nổi trọng tâm). *Hoạt động 2: Cách vẽ màu. - Gv hướng dẫn hs cách vẽ màu: - Dùng màu bột hoặc màu nớc pha trộn để tạo thành 1 số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau, hướng dẫn lớp quan sát. - Gv gắn bảng một vài hoạ tiết đã chuẩn bị, lấy các màu đã pha vễ vào các hoạ tiết ấy cho hs quan sát. - Yêu cầu hs đọc mục 2 Tr.7 SGK - Gv nhấn mạnh: +. Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí. +. Chọn màu, phối hợp màu sao cho hài hoà. + Những hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt. +. Màu nền và màu hoạ tiết cần có độ đậm nhạt khác nhau. *Hoạt động 3: Thực hành. - Hs thực hành vẽ hoạ tiết và trang trí - Gv theo dõi, giúp đỡ và động viên hs hoàn thành bài tập tại lớp. *Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá. - Hs gắn bài vẽ lên bảng lớp. - Gv hướng dẫn, hs cả lớp nhận xét, xếp loại. - Gv nhận xét chung. Dặn dò: Quan sát về trường lớp của em. Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009 Toán Hỗn số (tiếp theo) I-Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách chuyển một hỗn số thành phân số. II-Đồ dùng day- học: Các tấm bìa cắt nh hình vẽ SGK. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số: - GV giúp HS tự phát hiện vấn đề:Dựa vào hình ảnh trực quan(hình vẽ SGK) để nhận ra có 2 và nêu vấn đề: 2( tức là hỗn số 2 có thể chuyển thành phân số nào?) - Hướng dẫn HS viết : 2 - Hướng dẫn HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số như SGK. * HĐ2: Thực hành: Bài 1: SGK. HS đọc yêu cầu bài tập. Cho HS tự làm bài cá nhân rồi chữa bài. Khi chữa bài YC học sinh nêu lại cách chuyển một hỗn số thành một phân số(như SGK) KL: Củng cố cách chuyển các hỗn số thành phân số. Bài 2: SGK. - HS đọc yêu cầu bài tập . - GV hướng dẫn HS làm cá nhân theo mẫu 3 HS lên bảng làm. - HS tự làm rồi chữa các phần còn lại. + KL: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. Bài 3: SGK: -HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài cá nhân theo mẫu, 3HS lên bảng làm. - HS tự làm rồi chữa các phần còn lại. + KL: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. * HĐ3: Củng cố – Dặn dò: Hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở BT Thể dục (Thầy Giang soạn và dạy ) Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê I-Mục đích yêu cầu: 1.Dựa theo bài Nghìn năm văn hiến,HS biết cách trình bày các số liệu thồng kê và tác dụng của các số liệu thống kê (giúp thấy rõ kết quả,đặc biệt là những kết quả có tính so sánh) 2.Biết thống kê đơn giản gắn với những số liệu về từng tổ HS trong lớp.Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. II-Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5. - Bút dạ,một số phiếu ghi mẫu thống kê ở BT2 cho HS các nhóm thi làm BT. III-Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. Qua bài đọc Nghìn năm văn hiến,các em đã biết thế nào là số liệu thống kê,cách đọc một bảng thống kê.Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của bảng thống kê.Các em sẽ luyện tập thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả theo biểu bảng. * HĐ1: HDHS luyện tập. Bài tập1: SGK. - Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập1 - HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn-nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến,trả lời lần lợt các câu hỏi.Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng. a.Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài: - Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta:185, số tiến sĩ :2896. - Số khoa thi,số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại: Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số trạng nguyên Lý 6 11 0 Trần 14 51 9 Hồ 2 12 0 Lê 104 1780 27 Mạc 21 484 10 Nguyễn 38 558 0 - Số bia và số tiến sĩ (từ khoa thi năm1442 đến khoa thi năm 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay:Số bia 82; số tiến sĩ có tên khắc trên bia 1306. b.Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức: - Nêu số liệu (Số khoa thi,số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919,số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay) - Trình bày bảng số liệu (So sánh số khoa thi,số tiến sĩ,số trạng nguyên của các triều đại) c.Tác dụng của các số liệu thống kê: - Giúp ngời đọc dễ tiếp nhận thông tin,dễ so sánh. -Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nớc ta. Bài tập2: - Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu BT. - Giáo viên phát phiếu cho từng nhóm làm việc.Sau thừi gian quy định các nhóm cử người dán bài lên bảng và trìmh bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét. - Giáo viên mời 1hs nói về tác dụng của bảng thống kê:Giúp ta thấy rõ kết quả,đặc biệt là kết quả có tính so sánh. Tổ Số học sinh Học sinh nữ Học sinh nam Học sinh giỏi,tiên tiến Tổ1 Tổ2 Tổ3 Tổng số học sinh trong lớp 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê. Khoa học Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? I-Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: - Nhận biết:Cơ thể của mỗi con ngời được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. II-Đồ dùng dạy học: - Hình trang 10,11 SGK. III-Hoạt động dạy học: A/ bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động1:Giảng giải *Mục tiêu:HS nhận biết đợc một số khoa học:thụ tinh,hợp tử,phôi, bào thai. *Cách tiến hành: Bước1: GV đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm: 1.Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của con người? a.Cơ quan tiêu hoá. b.Cơ quan hô hấp. c.Cơ quan tuần hoàn. d.Cơ quan sinh dục. 2.Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? a.Tạo ra trứng, b.Tạo ra tinh trùng. 3.Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? a.Tạo ra trứng. b.Tạo ra tinh trùng. Bước2: GV giảng: - Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố.Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là sự thụ tinh. - Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. - Hợp tử phát triển thành phôi rồi tạo thành bào thai,sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ,bé sẽ được sinh ra. Hoạt động2: Làm việc với SGK *Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thu tinh và sự phát triển của thai nhi. *Cách tiến hành: Bước1:GVhướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK,tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào? - Sau khi dành thời gian cho HS làm việc,GV gọi một số HS trình bày. +Hình 1a:Các tinh trùng gặp trứng. Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng. Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau thành hợp tử. Bước2: GV yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4,5 SGK trang11,để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần,8 tuần,3 tháng,khoảng 9 tháng. - Sau khi dành thời gian cho HS làm việc,GV gọi một số HS trình bày. +H2:Thai đựợc khoảng 9 tháng,đã là một cơ thể người hoàn chỉnh. +H3:Thai được 8 tuần,đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân, nhưng chưa hoàn thiện. +H4:Thai được 3 tháng đã có hình dạng của đầu,mình,tay,chân hoàn thiện hơn,đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể. +H5:Thai được 5 tuần,có đuôi ,đã có hình thù của đầu mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng. Củng cố – Dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài . Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt tập thể - Gv nhận xét chung tình hình học tập và tu dưỡng đạo đức của hs trong tuần qua . -Tuyên dưong một số hs có thành tích tốt trong học tập và nhắc nhỡ những hs chưa ngoan.

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc
Giáo án liên quan