Kế hoạch bài học Tuần 17 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ Mục đích yêu cầu:

 - Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

 - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo,dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn 1 hướng dẫn luyện đọc diễn cảm

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 17 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của caéu tố tự nhiên như địa hình ,khí hậu ,sông ngòi ,đất và rừng . - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi ,đồng bằng ,sông lớn ,các đảo ,quần đảo của nước ta trên bản đồ . II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các bản đồ : Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam. Bản đồ trống Việt Nam Phiếu học tập, các thẻ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi, 2 lá cờ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời) * HĐ1: Bài tập tổng hợp - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đọc câu hỏi 1, 2 trong SGK trả lời các câu hỏi đó vào phiếu. - HS yếu và TB trả lời, HS khá giỏi nhận xét bổ sung và giải thích GV kết luận * HĐ2: Trò chơi: Những ô chữ kì diệu - Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ - GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh , HS 2 đội giành quyền trả lời bằng phất cờ. - Đội trả lời đúng được nhận ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình(gắn đúng vị trí) - Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi - Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên lược đồ. Các câu hỏi: 1/ Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta 2/ Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu. 3/ Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất nước ta. 4/ Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ. 5/Tỉnh này có ngành khai thác a- pa- tít phát triển nhất nước ta. 6/Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này. 7/ Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta. 8/ Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn 9/ Tỉnh này nổi tiếng với nghề thủ công làm tranh thêu. 10/ Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ở tỉnh này. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc *Củng cố dặn dò: - GV hỏi: Sau những bài đã học em thấy đất nước ta như thế nào? - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2009 Toán Hình tam giác I/ Mục tiêu: HS biết : - Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - Phân biệt 3 dạng hình tam giác(phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao(tương ứng) của hình tam giác. ( Hs cả lớp làm BT 1;2 . HS K- G làm thêm BT 3). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các dạng hình tam giác như trong SGK; Êke III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - Cho HS quan sát hình tam giác - HS chỉ ra 3 cạnh,3 đỉnh, 3 góc của mỗi hình tam giác - HS viết tên 3 góc,3 cạnh, của mỗi hình tam giác * HĐ2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác(theo góc) - GV cho HS quan sát hình và giới thiệu đặc điểm như SGV - HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng(góc) trong tập hợp nhiều hình học (theo các hình tam giác do GV vẽ lên bảng). *HĐ3: Giới thiệu đáy và đường cao(tương ứng) - GV giới thiệu như SGK - HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác (dùng êke) GV quan tâm HS yếu * HĐ4: Thực hành. Bài 1: SGK - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu) - HS khá giỏi và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng viết tên góc và cạnh của hình tam giác Bài 2: SGK. - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm việc cá nhân , 3 HS lên bảng làm. (GV quan tâm HS yếu) - HS và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng nhận biết đường cao của hình tam giác Bài 3: SGK ( HS K-G làm ,GV kiểm tra) * HĐ3: Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại đặc điểm của hình tam giác - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu ôn tập về câu I/ Mục đích, yêu cầu: - Tìm được một câu hỏi ,1 câu kể ,1 câu cảm ,1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó ( BT1). - Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì ?Ai thế nào ?Ai là gì ?) ,xác định được chủ ngữ ,vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của ( BT 2). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi sẵn như mục II SGK II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài: * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1:SGK - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. - HS trả lời miệng các câu hỏi trong SGK - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS yếu đọc lại nội dung (các kiểu câu ) đã ghi sẵn ở bảng phụ. Bài tập 2: SGK - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - HS trả lời miệng các câu hỏi trong SGK - HS và GV nhận xét - HS yếu đọc lại nội dung(các kiểu câu kể) đã ghi sẵn ở bảng phụ. GVKL: Củng cố kiến thức về câu. HĐ2: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn trả bài văn tả người I-Mục đích ,yêu cầu : - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục ,trình tự miêu tả ,chọn lọc chi tiết ,các diễn đạt ,trình bày ). - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn cho đúng . II-Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,... cần chữa chung cho cả lớp. III-Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Nhận xét chung bài làm của HS - Gọi HS đọc lại đề tập làm văn - Nhận xét chung. Ưu điểm: + HS hiểu bài. viết đúng yêu cầu của đề + Bố cục đầy đủ, diễn đạy rõ ràng + Dùng từ phù hợp, có sáng tạo +Trình bày sạch đẹp Nhược điểm: +Một số HS dùng từ chưa chính xác, sai lỗi chính tả nhiều + Câu còn rườm rà *HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập - HS tự chữa lỗi của mình. - GV đi giúp đỡ HS . *HĐ3: Học tập những đoạn văn hay, những bài văn tốt Gọi một số HS có bài văn hay điểm cao đọc cho các bạn nghe *HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn. - Gợi ý HS viết lại một đoạn văn có nhiều lỗi. - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại. Nhận xét. * HĐ2: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ THUậT Thức ăn nuôi gà ( Tiết1) I - Mục tiêu: HS cần phải: - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương . II - Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà. - Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp,…) - Phiếu đánh giá kết quả học tập III- Các hoạt động dạy – học: *Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học *Hoạt động 1. Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển? - Gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học ở môn Khoa học để nêu được các yếu tố:nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng. - GV đặt tiếp câu hỏi: các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? (Từ nhiều loại thức ăn khác nhau). - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà. - Giải thích, minh hoạ tác dụng của thức ăn (theo nội dung SGK). - kết luận hoạt động 1: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. *Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS Kể tên các loại thức ăn nuôi gà. gợi ý cho HS nhớ lại những thức ăn thường dùng cho ăn trong thực tế, kết hợp với quan sát hình 1 (SGK) để trả lời câu hỏi: - Một số HS trả lời câu hỏi. GV ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu lên bảng, ghi theo nhóm thức ăn. - Nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, bột khoáng,… *Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà. - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK. - GV đặt câu hỏi: thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn. - Chỉ định một số HS trả lời. - Nhận xét và tóm tắt, bổ sung các ý trả lời của HS: Căn cứ và thành phần dinh dưỡng của thức ăn, người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm: nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng, nhóm thức ăn cung cấp vi-ta-min và thức ăn tổng hợp. Trong các nhóm thức ăn trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều, vì là thức ăn chính. Các nhóm thức ăn khác cũng phải thường xuyên cung cấp đủ cho gà(riêng nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng chỉ cho gà ăn một lượng rất ít). - HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà. - Giới thiệu phiếu học tập ,tổ chức hoạt động nhóm cho HS. GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận về một nhóm thức ăn theo những gợi ý sau: 1. Tên nhóm thức ăn: Thức ăn cung cấp chất 2. Trình bày tác dụng của thức ăn cung cấp chất 3. Người ta dùng thức ăn nào để cung cấp cho gà? 4. ở địa phương hoặc gia đình em đã dùng những thức ăn nào để cung cấp chất………….cho gà? (Câu hỏi này chỉ dùng đối với địa phương có nuôi gà). Trước khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm, GV giải thích và hướng dẫn một số điểm: + Chỗ trống (…) dành để ghi tên loại thức ăn mà nhóm được phân công thảo luận, ví dụ như chất đạm hoặc chất bột đường. + Về sử dụng nhóm thức ăn. GV cần gợi ý cho HS trả lời theo 3 ý: * Dùng thức ăn nò đẻ chung cấp chất đó? * Có phải thường xuyên cho gà ăn nhóm thứ ăn này không? * Cho gà ăn nhó thức ăn này dưới dạng nào (nguyên hạt, bột, thái nhỏ, tươi, khô,…) + Cách tìm các thông tin: Đọc nội dung và quan sát các hình trong SGK: liên hệ với những kiến thức đã học ở môn khoa học và vận dụng những hiểu biết về thức ăn nuôi gà. + Ghi các câu trả lời vào giấy khổ A3 để trình bày trước lớp. - GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ, vị trí thảo luận cho các nhóm. Quy định Thời gian thảo luận là 15phút. - HS thảo luận nhóm theo nhiệm vụ, vị trí được phân công. - Tổ chức cho đại diện từng nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận về tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường. HS khác nhận xét và bổ sung. - Tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường. - Nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm sẽ trình bày những trong tiết 2.

File đính kèm:

  • docT17.doc