Sáng kiến kinh nghiệm Một vài suy nghĩ giúp học sinh xác định ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong câu

I. Đặt vấn đề.

Trong nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học, thực tế cho thấy rằng: việc học sinh xác định được bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong những câu văn gọn, đơn giản thì phần lớn học sinh xác định được đúng, phân biệt rõ ràng .Nhưng khi gặp những trường hợp mà ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong câu không rõ ràng, khó xác định thì hầu hết học sinh đều xác định sai, thậm chí trong nhiều trường hợp học sinh xác định nhầm bộ phận "định ngữ sau "trong các cụm từ là vị ngữ của câu. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết có sáng tạo để giúp học sinh nhận ra được ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong từng câu, trong từng trường hợp cụ thể . Vì thế tôi mạnh dạn nêu lên một vài ý kiến về cách hướng dẫn học sinh xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu mà tôi đã thực hiện trong phạm vi ở lớp tôi giảng dạy .

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một vài suy nghĩ giúp học sinh xác định ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài suy nghĩ giúp học sinh xác định ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong câu I. Đặt vấn đề. Trong nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học, thực tế cho thấy rằng: việc học sinh xác định được bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong những câu văn gọn, đơn giản thì phần lớn học sinh xác định được đúng, phân biệt rõ ràng .Nhưng khi gặp những trường hợp mà ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong câu không rõ ràng, khó xác định thì hầu hết học sinh đều xác định sai, thậm chí trong nhiều trường hợp học sinh xác định nhầm bộ phận "định ngữ sau "trong các cụm từ là vị ngữ của câu. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết có sáng tạo để giúp học sinh nhận ra được ranh giới giữa chủ ngữ,vị ngữ trong từng câu, trong từng trường hợp cụ thể . Vì thế tôi mạnh dạn nêu lên một vài ý kiến về cách hướng dẫn học sinh xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu mà tôi đã thực hiện trong phạm vi ở lớp tôi giảng dạy . II. Giải quyết vấn đề -Trước hết, muốn xác định được chủ ngữ,vị ngữ trong câu tôi cho học sinh hiểu : Chủ ngữ,vị ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ- vị . Trong mối quan hệ này, chủ ngữ nêu đối tượng thông báo còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng ấy . Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi :"ai", "cái gì". "con gì" Vị ngữ trả lời cho câu hỏi : "làm gì", "như thế nào", "ra sao" Ngoài quan hệ ngữ pháp, tôi còn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về quan hệ ý nghĩa giữa chủ ngữ, vị ngữ như: + Chủ ngữ gọi tên sự vật (người, vật, sự việc) còn vị ngữ miêu tả hoạt động của sự việc đó . + Chủ ngữ nêu sự vật , vị ngữ miêu tả trạng thái của của sự vật đó . + Chủ ngữ nêu một đối tượng, vị ngữ nêu biểu hiện điều nhận định đó . Như vậy vấn đề đặt ra cụ thể ở đây là làm thế nào để giúp học sinh xác định được điểm kết thúc của chủ ngữ và điểm bắt đầu của vị ngữ .Từ những vấn đề trên tôi đã giúp học sinh đi sâu vào từng trường hợp cụ thể sau; Tôi đưa ra một ví dụ : Em hãy xác định ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: "Tiếng suối chảy róc rách'' Học sinh lớp tôi đã vận dụng lí thuyết bài học và cuối cùng đưa 2 trường hợp khác nhau + Một số học sinh cho rằng : "Tiếng suối //chảy róc rách " (1) + Một số khác cho rằng : "Tiếng suối chảy // róc rách" (2) Từ hai ý kiến trên của học sinh , tôi đã hướng dẫn tìm ra cách xác định nào là đúng .Trước hết tôi yêu cầu học sinh dựa vào quan hệ lôgích giữa chủ ngữ,vị ngữ ta thấy rằng : "Tiếng suối "là âm thanh. Bởi thế nên âm thanh có "chảy" được không ? ( học sinh trả lời :âm thanh không chảy được ) Giáo viên :Vậy "Tiếng suối "có chảy được không ? Học sinh :"Tiếng suối " thì không chảy được . Từ đó giúp học sinh thấy được cách hiểu, cách làm (1) của học sinh là không hợp lí. Còn cách hiểu, cách làm (2) ta xác định "Tiếng suối chảy" là chủ ngữ và "róc rách " là vị ngữ đó là cách hiểu hợp lí, phù hợp về quan hệ lôgích, quan hệ ý nghĩa giữa chủ ngữ,vị ngữ ở trong câu. Sau đó tôi tiếp tục đưa ra ví dụ thứ 2 như sau: Hãy xác định bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong câu sau : "Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả " Lần này vẫn có hai trường hợp mà học sinh đưa ra -"Những con voi // về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả". -"Những con voi về đích trước tiên // huơ vòi chào khán giả". Từ cách hiểucủa học sinh như trên, tôi phải tiếp tục hướng dẫn cho học sinh dựa vào đặc trưng về cấu tạo của cụm danh từ .Ta nhận thấy tổ hợp " Những con voi "bao giờ cũng phải có định ngữ kèm theo sau nhằm hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm ( ở đây "con voi "là danh từ trung tâm ) còn cụm từ "về đích trước tiên " trả lời cho câu hỏi :Những con voi nào ?.Có như thế ta được cụm từ hoàn chỉnh, cụ thể hoá (Những con voi về đích trước tiên ) chứ không phải (những con voi về đích cuối cùng hay về thứ 2,3 nào đó), cả cụm danh từ đó mới đảm nhiệm chức năng làm bộ phận chủ ngữ của câu.Như vậy cách hiểu, cách làm như sau mới đúng : "Những con voi về đích trước tiên // huơ vòi chào khán giả" Đồng thời giáo viên giúp học sinh hiểu được chủ đích thông báo trong từng câu văn cụ thể để xác định một cách đúng nhất .Kiểu cấu tạo như đã nói ở trên của cụm danh từ tiếng Việt cũng xuất hiện khá nhiều trong thực tiễn ngôn ngữ .Ví dụ :Cho các cụm từ sau: + Những học sinh đạt kết quả cao trong kì thi tốt ngiệp tiểu học + Những ngôi nhà mới được xây dựng + Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh + Những ngả đường bát ngát Trong quá trình phân tích và tìm hiểu các ví dụ trên thì phần đông học sinh đã nhầm bộ phận " định ngữ sau" của các cụm danh từ trên là vị ngữ của câu . Bởi vì học sinh nhận thấy :về hình thức và nội dung thì các định ngữ : "đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp tiểu học" "mới được xây dựng", "bát ngát", "trong suốt như thuỷ tinh" có nhiều nét tương đồng với vị ngữ của câu .Vì vị ngữ cũng đứng sau danh từ làm chủ ngữ , vị ngữ cũng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, cũng chỉ hoạt động hoặc đặc điểm, trạng thái của sự vật nêu lên lên trong danh từ làm chủ ngữ. Từ những thực trạng phổ biến của học sinh như vậy, tôi đã phân tích rõ hơn để học sinh nắm được : Tuy thoạt nhìn giữa bộ phận "định ngữ sau " và vị ngữ có những nét giống nhau như vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về cấp bậc, về chức năng và tác dụng . Định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm thuộc bậc cụm từ ( có thể khuyết -tuy nhiên ở một số trường hợp nếu không có định ngữ câu văn sẽ thiếu thông tin) còn vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu (là thành phần không thể thiếu trong câu). Định ngữ còn có nhiệm vụ hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm còn vị ngữ nêu nội dung thông báo về đối tượng do chủ ngữ biểu thị . Vì vậy trong các ví dụ trên, các từ ngữ :"đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp tiểu học ", "mới xây dựng được ", "bát ngát ", "trong suốt như thuỷ tinh" chỉ là địhn ngữ sau của các cụm danh từ . Và chính cả cụm danh từ đó mới được coi là bộ phận chủ ngữ của câu. III. Kết quả Với những phương pháp và cách làm như trên mà kết quả của học sinh lớp tôi giảng dạy khi làm bài tập xác định chủ ngữ,vị ngữ đã phần nào nâng cao hơn.Cụ thể : Trước đây, khi gặp những câu văn dài, phức tạp thì đa số học sinh xác định sai bộ phận chủ ngữ,vị ngữ , tỉ lệ học sinh nắm chắc phần này chỉ chiếm khoảng 50% nhưng với phương pháp mà tôi đã nêu ở trên thì hiện nay chất lượng học sinh được nâng cao hơn chiếm tỉ lệ khoảng 85%. Trên đây là những thực tế và những biện pháp mà tôi đã vận dụng và có kết quả như ở trên .Rất mong bạn đọc, đồng nghiệp, đồng chí góp ý chân thành giúp cho bản kinh nghiệm này hoàn chỉnh hơn./. Chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docSKKN chu nguvi ngu.doc