I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
2.Kĩ năng : Học sinh làm những việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
3.Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : _Phiếu học tập cho hoạt động 2 tiết 1.
_Tranh minh họa chuyện :”Một chuyến đi bổ ích ”.
_Các bài thơ, bài hát về chủ đề bài học.
2.Học sinh : Vở bài tập đạo đức
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 16 Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 3 : Vẽ tranh.(Phương pháp đàm thoại, thảo luận, thực hành)
*Mục tiêu : Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước.
*Cách tiến hành :
_ Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố, (thị xã) quê em.
_ Yêu cầu mỗi học sinh vẽ một tranh, nếu chưa xong có thể về nhà vẽ tiếp , kì sau nộp.
_ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
_ Học sinh hoạt động theo nhóm.
_ Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm,các nhóm khác bổ sung.
_ Học sinh chú ý lắng nghe.
_ Từng nhóm thảo luận.Một số nhóm trình bày kết quả.
_ Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi đang sống.
_ Học sinh chú ý lắng nghe
_ Học sinh thực hành vẽ.
_ Học sinh đọc phần bài học trong SGK.
4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : _ Học sinh đọc mục bài học phần bóng đèn trong SGK.
_ Chuẩn bị bài : An toàn khi đi xe đạp .
*Các ghi nhận, lưu ý :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
MÔN: TẬP LÀM VĂN TUẦN : 16
BÀI : NGHE-KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN.NÓI VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN
I.Mục đích yêu cầu:
_ Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
_ Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên:_ Nội dung của câu chuyện và bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
Học sinh: _Sách giáo khoa, vở
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động : Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:Học sinh lên bảng, yêu cầu 1 học sinh kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 học sinh đọc đoạn văn kể về tổ của em.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài : Trong tiết Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện : Kéo cây lúa lên. Sau đó, sẽ dựa vào gợi ý và kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Hoạt động 1:Hướng dẫn kể chuyện
(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, thảo luận)
- Giáo viên kể chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời để nhớ nội dung truyện.
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
-Về nhà, anh chàng nói gì với vợ?
-Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
- Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện trước lớp.
-Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Gọi 2 đến 3 học sinh kể lại câu chuyện.
Hoạt động 2:Kể về thành thị hoặc nông thôn.(Phương pháp đàm thoại, quan sát, trực quan.)
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó gọi học sinh khác đọc gợi ý.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
-Gọi 1 học sinh khá dựa theo gợi ý kê mẫu trước lớp.
-Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
-Gọi 5 học sinh kể trước lớp, theo dõi và nhận xét.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
-Học sinh theo dõi câu chuyện .
- Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình cao lên hơn cây lúa nhà người.
-Anh ta nói:Lúa của nhà ta xấu quá.Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.
-Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo.
-Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế sẽ giúp cây mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
-1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Kể chuyện theo cặp.
-2 học sinh đọc bài theo yêu cầu.
-Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
-1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò : _ Học sinh kể lại câu chuyện: Kéo cây lúa lên,viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn.
Ví dụ về bài tập 2:Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông Nhuệ bốn mùa xanh mát chảy ven làng em. Nhà cửa ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí ở quê thật trong lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu, thả diều trên đê.
* Chuẩn bị bài : Viết về thành thị nông thôn .
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
MÔN : TOÁN TUẦN :16
BÀI : LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về tính giá trị của biểu thức có dạng: Chỉ có các phép tính cộng, trừ. Chỉ có các phép tính nhân, chia. Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tình cộng , trừ, nhân , chia.
3. Thái độ: Thực hiện tốt các bài tập.
II .Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Bảng phụ, Sgk.
2. Học sinh : Bảng con, vở .
III. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát bài hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài :Tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục thực hiện luyên tập tính giá trị của biểu thức.
Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập.
(Phương pháp thực hành luyện tập)
+ Bài 1:
_ Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng.
_Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a).
+Bài 2:Tiến hành tương tự như bài tập 1.
_ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+ Bài 3:
_ Cho học sinh tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Bài 4:
_ Hướng dẫn: Đọc biểu thức, tính giá trị của biểu thức ra giấy nháp, tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài, sau đó nối biểu thức với số đó.
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
a) 125 -85 + 80 = 40 +80
= 120
21 x 2 x 4 = 42 x 4
= 168
b) 68 + 32 – 10 = 100 - 10
= 90
147 : 7 x 6 = 21 x6
=126
_ Học sinh thực hiện nêu kết quả.
_ Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
_ Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
_ Học sinh tự làm bài, nêu kết quả.
_ Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
4. Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :_ Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
_ Chuẩn bị bài: Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo )
* Các ghi nhận, lưu ý :
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
TIẾT 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ VOI VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI
I. Mục Tiêu
- HS biết câu chuyện Cá heo với âm nhạc. Qua câu chuyện nói lên vai trò của âm nhạc trong cuộc sống mà còn cho các em những hiểu biết cá heo là loài cá thông minh và thân thiện với con người
- HS bắt đầu làm quen với tên 7 nốt nhạc
II. Chuẩn bị
Đĩa, tranh minh họa, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ: kể tên và nêu tóm tắt về một số nhạc cụ đã học
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1. Kể chuyện âm nhạc
GV kể câu chuyện cá heo với âm nhạc qua tranh minh họa
Tóm tắt từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi để HS trả lời theo nội dung được nghe.
GV kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người ma còn tác động đối với một số loài vật.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu nốt nhạc trò chơi
- giới thiệu tên 7 nốt nhạc: ĐỒ- RÊ – MI –PHA – SON- LA – SI.
- Tổ chức trò chơi cho HS: TRò chơi :7 anh em”
Giáo viên chỉ định 7 em, mỗi em mang tên 1 nốt nhạc theo thứ tự ĐỒ- RÊ – MI –PHA – SON- LA – SI. GV gọi tên nốt nhạc nào, em mang tên nốt nhạc đó phải nói là “có” và nói tiếp “ Tên tôi là…” theo tên nốt nhạc được quy định, ai nói sai là thua.
- Trò chơi : Khuông nhạc bàn tay”
GV giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay.
Tiết học này GV chỉ cho HS vị trí của 5 nốt : ĐỒ- RÊ – MI –PHA – SON
HS quan sát và ghi hớ câu chuyện.
Lắng nghe
Lắng nghe và ghi nhớ
Chú ý và chơi trò chơi theo hướng dẫn
- Chú ý và chơi trò chơi theo hướng dẫn
4 Củng cố, dặn dò:
- cho HS nhắc lại nội dung bài vừa học
- Về nhà ôn lại bài và chuan bị nội dung bài sau.
File đính kèm:
- Tuan 16.doc